Nasa phát hành 30 bức ảnh độ phân giải cao Sao Jupiter

Administrator
Jupiter ( trong thần thoại La Mã) hay Sao Mộc hay Mộc tinh (chữ Hán: 木星) là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Đây là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng 2.5 lần tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại. Sao Mộc được xếp vào nhóm hành tinh khí khổng lồ cùng với Sao Thổ (Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương là hành tinh băng khổng lồ). Hai hành tinh này đôi khi được gọi là hành tinh kiểu Sao Mộc hoặc hành tinh vòng ngoài. Các nhà thiên văn học cổ đại đã biết đến hành tinh này và gắn chúng với các câu chuyện thần thoại , tôn giáo ở nhiều nền văn hóa.
Các nhà thiên văn gọi Sao Mộc là cỗ máy hút bụi của Hệ Mặt Trời, bởi vì lực hấp dẫn mạnh và vị trí của nó gần nhóm bốn hành tinh phía trong. Gần đây hành tinh đã nhận một số vụ va chạm với các sao chổi. Hành tinh khổng lồ này là một lá chắn bảo vệ các hành tinh phía trong khỏi những trận bắn phá của thiên thạch.


NASA đã phát hành 30 bức ảnh độ phân giải cao giúp chúng ta có cái nhìn chi tiết hơn về tấm lá chắn bảo vệ Trái Đất, hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời.
Những bức ảnh này được chụp bởi Tàu vũ trụ Juno của Nasa vào năm 2016. Kể từ đó, Juno đã chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp giúp các nhà khoa học tìm hiểu những thông tin quan trọng về Sao Mộc.


33-5e8c415082c3f__880.jpg

Bầu khí quyển hỗn loạn của sao Mộc
29-5e8c4149caea3__880.jpg

6-5e8c412478acf__880.jpg

5-5e8c4122cb93b__880.jpg

34-5e8c4152578f5__880.jpg


10-5e8c412adce46__880.jpg

Một cái bóng của mặt trăng trên Sao Mộc, khu vực này giống như hiện tượng Nhật Thực ở Trái Đất

1-5e8c411955b5d__880.jpg

Hình ảnh khu vực phía bắc với bầu khí quyển hỗn loạn của Sao Mộc được chụp vào ngày 17 tháng 2 năm 2020.

14-5e8c4130cacf5__880.jpg

NASA Juno chụp lại điểm đỏ trên hành tinh toàn khí

16-5e8c41344219e__880.jpg

Hình ảnh bán cầu nam với bầu khí quyền hỗn loạn của sao Mộc được chụp ngày 21 tháng 12 năm 2018.

12-5e8c412d78e91__880.jpg

Những đám mây trên Mộc tinh

23-5e8c4140215cb__880.jpg

Những đám mây xoáy ở bán cầu bắc sao Mộc

4-5e8c411f78994__880.jpg

Những đám mây trắng dày ở khu vực xích đạo của Sao Mộc. Những đám mây này nhìn rất phức tạp, Nasa phải sử dụng máy đo phóng xạ vi sóng hồng ngoại tìm hiểu nước trên sao Mộc. Hình ảnh chụp vào ngày 16 tháng 12 năm 2017.

42-5e8c4160b7cae__880.jpg

Hình ảnh cực nam của sao Mộc, được chụp từ độ cao 32.000 dặm (52.000 km). Khu vực hình bầu dục là lốc xoáy có đường kính lên đến 600 dặm (1.000 km)

37-5e8c415687a74__880.jpg

8-5e8c412812f69__880.jpg


27-5e8c4146a94f7__880.jpg

Hình ảnh Great Red Spot mang tính biểu tượng của Jupiter . Vết Đỏ Lớn hay Đốm Đỏ Lớn là một cơn bão với xoáy nghịch trên Mộc Tinh, nằm ở khoảng 22° phía nam xích đạo, đã kéo dài 340 năm. Cơn bão này lớn đến mức có thể thấy từ Trái Đất qua kính viễn vọng. Nó được quan sát thấy lần đầu bởi Giovanni Domenico Cassini hoặc Robert Hooke khoảng năm 1665. Vết Đỏ Lớn là một vùng có các chuyển động sóng phức tạp trong khí quyển Sao Mộc. Kích thước của cơn bão này có thể được so sánh với kích thước của một cơn bão nhỏ hơn màu trắng nằm ngay dưới có đường kính cỡ Trái Đất. Vết Đỏ Lớn dài khoảng 24.000 đến 40.000 km và rộng khoảng 12.000 đến 14.000 km, đủ sức chứa ba Trái Đất bên trong.

32-5e8c414ec2623__880.jpg

36-5e8c41552e36f__880.jpg

3-5e8c411d700e2__880.jpg

Hình ảnh các cơn bão trên sao Mộc, có tới 2 cơn bão đang giao vào nhau

31-5e8c414cf233d__880.jpg

Hình ảnh vùng cực nam Jupiter được chụp bởi tàu vũ trụ NASA Juno khi nó sắp hoàn thành chuyến bay gần thứ mười quanh hành tinh khí khổng lồ.

28-5e8c41487513c__880.jpg

35-5e8c4153d40a9__880.jpg


15-5e8c413274b8c__880.jpg

17-5e8c413706563-png__880.jpg

Những đám mây xoáy đầy màu sắc trong Vành đai Xích đạo phía Bắc của Sao Mộc

41-5e8c415dd6324__880.jpg

Những tháp mây phía nam của sao Mộc bao gồm các lớp amoniac, amoni hydro sulfua và nước

19-5e8c4139a8be3__880.jpg

Lốc xoáy White Oval A5, một cơn bão siêu tốc. trên Sao Mộc

24-5e8c414226b51__880.jpg

Những vệt mây ở Vành đai Bắc Jupiter.

30-5e8c414b6db32__880.jpg

Góc nhìn khác được chụp bởi tàu vũ trụ NASA Juno.

2-5e8c411ba6d99__880.jpg

Hình ảnh được chụp bởi NASA Juno toàn cảnh khu vực bán cầu nam của Sao Mộc vào ngày 17 tháng 2 năm 2020

26-5e8c41457581d__880.jpg

Một góc khác của Sao Mộc được chụp trong chuyến bay gần thứ 12 của Juno



Vn-Z.vn team tổng hợp nguồn nasa.gov
 
Trả lời

songhong18

Búa Gỗ
Tại trên wiki thấy nó có nhân Kim loại Hydro nữa {brick}
Đang nói ở bề mặt, còn lõi thì đương nhiên
 

DTV1993

Búa Gỗ Đôi
Cơn bão gì mà có đủ sức chưa cả 3 trái đất. Dữ thần ghê
 

thithi

Búa Đá
Sao mộc có bề mặt rắn không nhỉ {amazed}
Sao Mộc chứa chủ yếu hiđrôheli - chiếm một phần tư khối lượng của nó, mặc dù heli chỉ chiếm một phần mười số lượng phân tử. Có thể có một lõi đá trong hành tinh chứa các nguyên tố nặng hơn,[15] nhưng giống như những hành tinh khí khổng lồ khác, Sao Mộc không có một bề mặt rắn định hình. Bởi vì có tốc độ tự quay nhanh, hình dạng của hành tinh có hình phỏng cầu dẹt (nó hơi phình ra tại xích đạo). Lớp khí quyển ngoài cùng hiện lên với nhiều dải mây ở những độ cao khác nhau, do kết quả của hiện tượng nhiễu loạn khí động và tương tác với những cơn bão tại biên. Một đặc điểm nổi bật trên ảnh chụp của nó đó là Vết Đỏ Lớn, một cơn bão khổng lồ được biết đến tồn tại ít nhất từ thế kỷ 17 khi các nhà thiên văn lần đầu tiên quan sát nó bằng kính thiên văn. Bao quanh Mộc Tinh là một hệ thống vành đai mờ nhạt cũng như từ quyển mạnh. Có ít nhất 67 vệ tinh tự nhiên quay quanh nó, bao gồm bốn vệ tinh lớn nhất gọi là các vệ tinh Galileo do nhà bác học Galileo Galilei lần đầu tiên quan sát năm 1610. Ganymede, vệ tinh lớn nhất, có đường kính lớn hơn Sao Thủy.
 

songhong18

Búa Gỗ
Chắc ng anh em trên troll thui nhể
Sao Mộc chứa chủ yếu hiđrôheli - chiếm một phần tư khối lượng của nó, mặc dù heli chỉ chiếm một phần mười số lượng phân tử. Có thể có một lõi đá trong hành tinh chứa các nguyên tố nặng hơn,[15] nhưng giống như những hành tinh khí khổng lồ khác, Sao Mộc không có một bề mặt rắn định hình. Bởi vì có tốc độ tự quay nhanh, hình dạng của hành tinh có hình phỏng cầu dẹt (nó hơi phình ra tại xích đạo). Lớp khí quyển ngoài cùng hiện lên với nhiều dải mây ở những độ cao khác nhau, do kết quả của hiện tượng nhiễu loạn khí động và tương tác với những cơn bão tại biên. Một đặc điểm nổi bật trên ảnh chụp của nó đó là Vết Đỏ Lớn, một cơn bão khổng lồ được biết đến tồn tại ít nhất từ thế kỷ 17 khi các nhà thiên văn lần đầu tiên quan sát nó bằng kính thiên văn. Bao quanh Mộc Tinh là một hệ thống vành đai mờ nhạt cũng như từ quyển mạnh. Có ít nhất 67 vệ tinh tự nhiên quay quanh nó, bao gồm bốn vệ tinh lớn nhất gọi là các vệ tinh Galileo do nhà bác học Galileo Galilei lần đầu tiên quan sát năm 1610. Ganymede, vệ tinh lớn nhất, có đường kính lớn hơn Sao Thủy.
 

cyberat


Junior Moderator
Thành viên BQT
Thích nhất vụ bão mấy trăm năm, có khi nào người ngoài hành tinh họ trốn ở sao mộc k
 

dammage

Rìu Chiến
nhiều bức nhìn như tranh vẽ vậy, đổ mực vô nước khuấy khuấy cho nó lan ra