Hướng dẫn - Máy ảnh FullFrame là gì ? Máy ảnh Crop là gì ? | So sánh sự khác nhau giữa máy ảnh FullFrame và Crop | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Hướng dẫn Máy ảnh FullFrame là gì ? Máy ảnh Crop là gì ? | So sánh sự khác nhau giữa máy ảnh FullFrame và Crop

VNZ-ROAD

NEXTVNZ
Máy ảnh full-frame là gì?


Theo Wikipedia, máy ảnh full-frame là máy ảnh dSLR sử dụng cảm biến ảnh có cùng cỡ như cỡ khung hình film chuẩn 35 mm (36×24 mm), trái ngược với các máy ảnh sử dụng cảm biến nhỏ hơn, đặc biệt là cỡ tương đương với cỡ film APS-C – nhỏ hơn rất nhiều so với khung hình đầy đủ 35 mm.


Hiện tại, phần lớn máy ảnh số, cả compact và dSLR, sử dụng khung hình nhỏ hơn 35 mm vì việc sản xuất cảm biến ảnh nhỏ hơn thì dễ hơn, rẻ hơn.


Cảm biến full-frame là gì?

Có hai thuật ngữ thường được sử dụng khi nói tới kích cỡ cảm biến của máy ảnh số (sensor) đó là cảm biến toàn khung (full-frame) và cảm biến APS-C (Crop). Để xác định đâu là cảm biến full-frame và đâu là cảm biến APS-C, người ta dựa vào khung film tiêu chuẩn của máy ảnh cơ 24mm x 36mm (máy phim 35mm).

270383.jpg

So sánh độ dài đường chéo cảm biến full-frame so với APS-C: 43.27mm : 28.43mm ~ 1.5 lần.

Nếu máy ảnh có kích cỡ cảm biến nhỏ hơn kích thước khung phim tiêu chuẩn 24mm x 36mm thì tỉ lệ nhỏ hơn đó được thể hiện bởi thông số crop factor 1.x. Ví dụ cảm biến APS-C có crop factor là 1.5 có nghĩa là độ dài đường chéo của cảm biến máy ảnh đó ngắn hơn so với độ dài đường chéo cảm biến trên máy ảnh cơ 24mm x 36mm là 1,5 lần.


Ưu điểm của cảm biến full-frame


Như giải thích ở trên, máy ảnh số thông thường dùng cảm biến APS-C có kích cỡ nhỏ hơn so với cảm biến trên các máy ảnh full-frame nên chất lượng ảnh chụp ra cũng kém hơn so với ảnh chụp từ máy full-frame. Lý do là cảm biến full-frame lớn hơn sẽ thu nhiều ánh sáng hơn, khả năng xử lý nhiễu tốt hơn, màu sắc thật hơn so với ảnh chụp từ máy APS-C.

Ngoài chất lượng ảnh chụp vượt trội, máy ảnh full-frame còn có lợi thế hơn so với máy ảnh APS-C ở tiêu cự ống kính không bị thay đổi. Ví dụ cùng với ống kính Canon EF 70-200mm, nếu lắp trên máy full-frame khi chụp sẽ đạt được đúng dải tiêu cự mà nhà sản xuất đưa ra, nhưng với máy APS-C do cảm biến nhỏ hơn nên ảnh cũng nhỏ hơn, độ rộng của khung hình sẽ không bằng máy ảnh full-frame, góc nhìn sẽ tương đương với một ống kính có tiêu cự dài hơn.


Khái niệm thường được dùng trong trường hợp này là tiêu cự tương đương. Tiêu cự tương đương sẽ được tính bằng tiêu cự của nhà sản xuất ống kính nhân với hệ số crop factor 1.x tương ứng, ví dụ với các máy Canon có crop factor 1.6x thì ảnh chụp với ống 70-200 có góc nhìn tương đương ống 112-320mm trên full-frame.


Cần lưu ý là tuy máy ảnh APS-C cho ra ảnh có góc nhìn tương đương ống kính dài hơn trên full-frame, điều đó không có nghĩa là nó cho ảnh có độ phóng to lớn hơn. Ví dụ cùng với ống kính 50mm, máy full-frame và máy APS-C đều cho độ phóng to ảnh như nhau, tức là ở cùng một độ phân giải thì vật thể có kích cỡ bằng nhau, nhưng máy ảnh APS-C sẽ có góc nhìn hẹp hơn.

Cảm biến full-frame cho chất lượng ảnh tốt hơn, màu sắc chân thực hơn nhưng cũng có giá thành sản xuất đắt hơn APS-C nên thường chỉ được trang bị trên các máy ảnh số cao cấp thuộc dòng chuyên nghiệp với mức giá vài nghìn đô trở lên. Một số loại máy ảnh full-frame nổi tiếng như Canon EOS 5D Mark II, 5D Mark III, Nikon D800, Nikon D4...

  • Full-frame ???: Full-frame tức nghĩa cảm biến này có kích thước bằng với khổ phim 35mm trước đây.
  • Crop ??? Crop tức nghĩa khung ảnh bị cắt xén theo một tỉ lệ nào đó so với Full-frame. Mỗi hãng có một tỉ lệ crop khác nhau
1000px-sensor_sizes_overlaid_inside_-_updated.svg__largest-no-more-than-580x630.png


sensor-size.png


Full-frame sẽ có lợi hơn so với Crop
Góc nhìn

Có thể bạn đã từng nghe ai đó nói rằng Full-frame sẽ “rộng” hơn Crop, vậy “rộng” là “rộng” như nào?!? Mời bạn xem hình ảnh minh hoạ, mình giải thích thêm bên dưới

crop-vs-ff1.png


Cùng tiêu cự ống kính thì cảm biến Full-frame sẽ tái hiện được đầy đủ chủ thể hơn Crop. Với cảm biến crop bạn muốn lấy trọn chủ thể thì phải lùi xa chủ thể hoặc phải dùng ống kính góc rộng hơn.

50mm.jpg


Chất lượng ảnh, đặc biệt là thiếu sáng

Về lý thuyết, cảm biến có kích thước lớn hơn sẽ nhận được nhiều ánh sáng từ ngoài đi vào hơn. Để dễ hiểu các bạn có thể hình dung đến cái vòi nước, bạn mở vòi rộng thì nước chảy nhiều, hẹp thì chảy ít. :D. Với nhiều ánh sáng hơn, bạn sẽ có một bức ảnh nhiều thông tin hơn, chi tiết tốt hơn, nổi khối hơn.

maxresdefault-1-1.jpg

Bên trái là Full-frame, phải là Crop 1.5. Chi tiết ảnh bên trái tốt hơn nhiều

Tiêu cự ống kính, DOF

Ở phần Góc nhìn các bạn đã biết nếu cùng một tiêu cự ống kính thì Full-frame sẽ cho một bức ảnh rộng hơn

maxresdefault-4.jpg


Gắn ống tiêu cự 50mm lên máy Full-frame sẽ là góc nhìn của 50mm, nhưng gắn lên Crop sẽ cho góc nhìn của 75mm (theo tỉ lệ Crop 1.5). Vậy tức nếu để có góc nhìn như Crop bạn sẽ phải sử dụng ống kính có tiêu cự dài hơn hoặc đứng gần mẫu hơn. Và điều này sẽ ảnh hướng trực tiếp đến độ xoá phông hay còn gọi là DOF (Depth of Field).

full-frame-vs-crop-sensor-photo2-1.jpg


Cùng vị trí, cùng thông số ảnh, để có cùng góc nhìn thì trên Full-frame phải dùng ống kính tiêu cự dài hơn. Kết quả là bức ảnh bên trái có độ xoá phông mạnh hơn

Tổng hợp từ Internet
 

anhpt191

Búa Gỗ
Crop thì chủ yếu người mới chơi dùng nhiều, còn chơi lâu với nghiêm túc 1 chút với nhiếp ảnh, hầu như mọi người đều muốn lên ff thôi
 


Top