Administrator
Administrator 
Hệ thống đầu vào / đầu ra cơ bản máy tính của bạn, hay còn gọi là BIOS, đây là một con chip nhỏ trên bo mạch chủ của máy tính , con chip này sẽ quản lý các thông số cơ bản nhất cho phép máy tính của bạn khởi động và truy cập vào hệ điều hành.
Thỉnh thoảng, nhà sản xuất bo mạch chủ hoặc máy tính của bạn có thể sẽ cung cấp các bản cập nhật cho BIOS với những cải tiến nhất định. Với những người dùng thông thường , bạn không cần phải cập nhật BIOS thường xuyên. Cài đặt (hoặc "flash") một BIOS mới nguy hiểm hơn nhiều so với việc bạn cập nhật nâng cấp các chương trình phần mềm Windows. Trong quá trình cập nhật BIOS nếu có sự cố xảy ra máy tính của bạn có thể bị hỏng hoặc biến thành cục gạch. Nhưng với những người dùng máy tính thông thạo thì quá trình cập nhật BIOS cũng không phải là quá khó , bạn có thể thực hiện nhiều lần , nhưng quan trọng là phải cẩn thận , tìm hiểu kỹ và nếu cần thiết cho công việc mới cần phải cập nhật BIOS
Các bản cập nhật BIOS thường không giới thiệu các tính năng mới hoặc tăng tốc hệ thống. Có thể bạn sẽ không thấy nhiều lợi ích khi cập nhật BIOS, các bản cập nhật BIOS mới nhất được phát hành thường để cập nhật các bản vá bảo mật, hỗ trợ phần cứng mới... Nếu bạn dự định sử dụng các phần cứng mới và bắt buộc phải vá lỗi bảo mật cho các nhu cầu công việc hàng ngày hãy cập nhật BIOS, không thì nên để mặc định đừng động vào nó làm gì.
Đây là giao diện BIOS cơ bản .Giao diện này có thể khác một chút đối với các dòng máy tính hoặc bo mạch khác nhau
Hãy truy cập trang web nhà sản xuất PC của bạn như Dell, HP hoặc Lenovo, tìm trang Hỗ trợ. Hoặc tìm kiếm nhà sản xuất bo mạch chủ, như Asus, Gigabyte hoặc MSI nếu bạn tự build dàn máy của mình. Tìm kiếm số sê-ri của bo mạch hoặc máy tính, bạn sẽ tìm thấy bản cập nhật tương ứng cho BIOS hoặc UEFI. Tải về cái mới nhất và đọc kỹ hướng dẫn đi kèm.
Trên nhiều máy tính bạn sẽ cần định dạng ổ đĩa flash, sao chép tệp BIOS cần cập nhật mới vào ổ Flash. Khởi động lại máy tính của mình, nhấn một phím để vào thiết lập BIOS (thường là phím Delete, F2 hoặc một số phím khác bạn sẽ thấy trên màn hình khi khởi động).
Trước khi thực hiện quá trình cập nhật BIOS, hãy lưu lại toàn bộ các thông tin của hệ thống . Chụp lại ảnh các khu vực cài đặt, vì bản cập nhật sẽ đưa hệ thống của bạn về mặc định
Tiến hành cập nhật BIOS bằng tiện ích trên ổ đĩa Flash . Chú ý không để máy tắt hay làm gián đoạn quá trình cập nhật. Nếu không máy tính của bạn sẽ thành cục gạch
Một số máy, như máy tính xách tay Acer ( Ví dụ trên) quá trình nâng cấp BIOS đơn giản hơn một chút . Các bản cập nhật BIOS được đóng gói trong tệp EXE. Thay vì khởi động lại máy, bạn chỉ cần nhấp đúp vào chương trình EXE , hệ thống sẽ tự động khởi động lại và cập nhật cho bạn.
Đinh Quang Vinh sưu tầm
Thỉnh thoảng, nhà sản xuất bo mạch chủ hoặc máy tính của bạn có thể sẽ cung cấp các bản cập nhật cho BIOS với những cải tiến nhất định. Với những người dùng thông thường , bạn không cần phải cập nhật BIOS thường xuyên. Cài đặt (hoặc "flash") một BIOS mới nguy hiểm hơn nhiều so với việc bạn cập nhật nâng cấp các chương trình phần mềm Windows. Trong quá trình cập nhật BIOS nếu có sự cố xảy ra máy tính của bạn có thể bị hỏng hoặc biến thành cục gạch. Nhưng với những người dùng máy tính thông thạo thì quá trình cập nhật BIOS cũng không phải là quá khó , bạn có thể thực hiện nhiều lần , nhưng quan trọng là phải cẩn thận , tìm hiểu kỹ và nếu cần thiết cho công việc mới cần phải cập nhật BIOS
Các bản cập nhật BIOS thường không giới thiệu các tính năng mới hoặc tăng tốc hệ thống. Có thể bạn sẽ không thấy nhiều lợi ích khi cập nhật BIOS, các bản cập nhật BIOS mới nhất được phát hành thường để cập nhật các bản vá bảo mật, hỗ trợ phần cứng mới... Nếu bạn dự định sử dụng các phần cứng mới và bắt buộc phải vá lỗi bảo mật cho các nhu cầu công việc hàng ngày hãy cập nhật BIOS, không thì nên để mặc định đừng động vào nó làm gì.

Đây là giao diện BIOS cơ bản .Giao diện này có thể khác một chút đối với các dòng máy tính hoặc bo mạch khác nhau
Hãy truy cập trang web nhà sản xuất PC của bạn như Dell, HP hoặc Lenovo, tìm trang Hỗ trợ. Hoặc tìm kiếm nhà sản xuất bo mạch chủ, như Asus, Gigabyte hoặc MSI nếu bạn tự build dàn máy của mình. Tìm kiếm số sê-ri của bo mạch hoặc máy tính, bạn sẽ tìm thấy bản cập nhật tương ứng cho BIOS hoặc UEFI. Tải về cái mới nhất và đọc kỹ hướng dẫn đi kèm.

Trên nhiều máy tính bạn sẽ cần định dạng ổ đĩa flash, sao chép tệp BIOS cần cập nhật mới vào ổ Flash. Khởi động lại máy tính của mình, nhấn một phím để vào thiết lập BIOS (thường là phím Delete, F2 hoặc một số phím khác bạn sẽ thấy trên màn hình khi khởi động).
Trước khi thực hiện quá trình cập nhật BIOS, hãy lưu lại toàn bộ các thông tin của hệ thống . Chụp lại ảnh các khu vực cài đặt, vì bản cập nhật sẽ đưa hệ thống của bạn về mặc định
Tiến hành cập nhật BIOS bằng tiện ích trên ổ đĩa Flash . Chú ý không để máy tắt hay làm gián đoạn quá trình cập nhật. Nếu không máy tính của bạn sẽ thành cục gạch

Một số máy, như máy tính xách tay Acer ( Ví dụ trên) quá trình nâng cấp BIOS đơn giản hơn một chút . Các bản cập nhật BIOS được đóng gói trong tệp EXE. Thay vì khởi động lại máy, bạn chỉ cần nhấp đúp vào chương trình EXE , hệ thống sẽ tự động khởi động lại và cập nhật cho bạn.
Đinh Quang Vinh sưu tầm