LỜI CẢNH BÁO KHẨN CẤP cho những ai đang kinh doanh trên Facebook! | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

LỜI CẢNH BÁO KHẨN CẤP cho những ai đang kinh doanh trên Facebook!

minh8280

Búa Đá Đôi
LỜI CẢNH BÁO KHẨN CẤP cho những ai đang kinh doanh trên Facebook!

canhbao-kinhdoanfacebook.jpg

Hãy chia sẻ để giúp đỡ bạn bè, người thân của bạn!

Bạn có thấy Mark Zuckerberg giống như Thanos không? Nếu như mục đích của anh ta là loại bỏ một nửa các doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ QC Facebook thì anh ta có thể chỉ cần một cái búng tay, và một nửa những doanh nghiệp online sẽ mất đi công việc chỉ sau một đêm!
Vào năm 2003, có một anh ch.àng tên Russel Bruson m.ua một quyển sách có tên Google Cash (T.iền Google). Quyển sách đó chỉ ra cách thức đơn giản để thiết lập một QC trên Google và dẫn traffic về bất cứ trang web nào bạn muốn. Đó chỉ là một sự trao đổi đơn giản thôi. Anh ta chỉ phải bỏ ra 0,25 đ.ồng để có được một người click vào QC của mình, sau đó họ sẽ được đưa đến trang web, anh ta hi vọng sẽ kiếm được 2 – 3 đ.ồng cho mỗi cú click nhận được.
Ban đầu, điều này nghe có vẻ dễ dàng không tưởng vì bất kể bạn kinh doanh thứ gì, một click của Google cũng chỉ là 0,25 đ.ồng.

Nhưng rồi điều đó xảy ra…

Mọi người gọi đó là “cú tát của Google”, nhưng với anh ta nó giống như là điểm kết thúc cho sự nghiệp kinh doanh. Chi phí tăng từ 0,25 lên đến 3 đ.ồng cho một click, hoặc nhiều hơn thế! Ngay lập tức, một nửa số doanh nghiệp, những người đang m.ua QC Google vào thời điểm đó chính thức phá sản chỉ sau một đêm.
Trong số những người bị mất đi công việc kinh doanh ấy, phần lớn đều không bao giờ hồi phục lại sau cú tát đầu tiên của Google. Hầu hết mọi người đều cảm thấy bối rối tại sao Google lại có thể thu của họ chi phí QC hơn 10 lần chỉ sau một đêm.

Thực tế là Google chỉ muốn làm việc với những thương hiệu lớn: những công ty có thể bỏ ra h.àng triệu đô mỗi tháng cho QC, chứ không phải là những dân chơi nhỏ bé, nghiệp dư như chúng ta, những người chỉ có thể bỏ ra vài trăm, vài nghìn đô mỗi tháng. Những doanh nhân nhỏ như chúng ta chỉ có thể mang đến cho họ một tỷ lệ phần trăm rất nhỏ doanh thu, nhưng lại mang đến 90 phần trăm những vấn đề đau đầu cho họ. Đó là lý do khiến Larry Page và Sergey Brin quyết định dành cho chúng ta – những doanh nhân nhỏ - một cú tát.
Sau cú tát đầu tiên của Google, các doanh nhân còn sống sót bắt đầu tìm kiếm một phương thức khác để bảo vệ công ty của họ. Một số người chuyển sang email marketing, một số sử dụng QC đặt trên forum, blog, nhưng phần lớn các nhà marketing bắt đầu chú ý đến việc thu hút traffic từ nền tảng tìm kiếm miễn phí của Google.

Lại một lần nữa, mọi thứ trở nên tốt đẹp!

Và một ngày, cũng giống như lần trước đó. Google quyết định đã đến lúc phải thay đổi mọi thứ. Những năm tiếp theo đó được biết đến là những năm Google liên tục có các cú tát gây ảnh hưởng đến thứ hạng toàn trang web trong mục tìm kiếm miễn phí. Mỗi buổi sáng khi tỉnh dậy, chúng tôi hi vọng và cầu nguyện rằng những từ khóa mình đã dày công xây dựng vẫn nằm trong thứ hạng ổn định, nhưng chúng tôi phải sống trong lòng bàn tay của Google. Tương lai của chúng ta nằm ngoài khả năng kiểm soát của chính mình. Mỗi cái tát của Google luôn loại khỏi cuộc chơi một lượng lớn doanh nghiệp. Liên tục là những thuật toán với cái tên mỹ miều như “Gấu Trúc”, “Chim cánh cụt”, “Chim ruồi”, nhưng mới cú tát đ.ồng nghĩa với việc một lượng lớn doanh nhân sẽ phải thức dậy và nhận ra công ty đã cạn khô lượng truy cập chỉ sau một đêm, không có traffic đ.ồng nghĩa với không có k.hàng.

Suốt một thập kỉ từ 2000 đến 2010 là khoảng thời gian các doanh nhân liên tục chiến đấu để sống sót và trụ hạng. Và 2007, một tia sáng đã mở ra một kỷ nguyên mới khi Mark Zuckerbeg giới thiệu nền tảng QC của Facebook. Giống như cách Google đã làm trong giai đoạn đầu khi mới ra mắt nền tảng QC của họ, Facebook khiến việc QC trở nên dễ dàng và hợp lý để các doanh nhân bắt đầu m.ua QC. Chi phí ban đầu rất thấp, việc m.ua b.án cũng đơn giản. Mục tiêu của Facebook giai đoạn đầu là để thị trường chấp nhận: Thu hút nhiều người sử dụng dịch vụ QC của họ, càng nhiều càng tốt. Và đó chính xác là những gì đã xảy ra. Nó giống như những ngày tươi đẹp đáng nhớ với Google, khi mà mỗi người chỉ phải trả cố định 0,25 đ.ồng cho QC và thu về 2 – 3 đ.ồng cho mỗi click vậy.

Nhưng với những nhà marketing đã từng trải qua những năm dài với cuộc thảm .sát của Google, thì không khó để nhận ra Facebook chẳng có gì khác biệt trong giai đoạn đầu:
  • Bước 1: FB để thị trường chấp nhận. Làm cho những rào cản gia nhập trở nên đơn giản và thu hút thật nhiều người tham gia vào nền tảng QC.
  • Bước 2: FB tăng dần g.ía thầu. Từ từ tăng g.ía thầu QC để làm giảm biên lợi nhuận của mọi người, loại khỏi cuộc chơi những doanh nhân tay mơ.
  • Bước 3: Thực hiện cú tát. Loại khỏi cuộc chơi 50 phần trăm số lượng nhà QC, bởi những người này đem đến 90 phần trăm những vấn đề đau đầu của họ (bùng, tut, trick…). Lưu ý nếu bạn đang chi ít hơn 1 triệu đ.ồng mỗi tháng cho QC, bạn được coi như là một nhà QC nhỏ. Bạn chỉ có thể mang đến cho họ một phần trăm nhỏ doanh thu, nhưng thực sự việc hỗ trợ cho bạn lại khó gấp 100 lần những thương hiệu lớn, nơi có những kiến thức vững chắc, tổ chức chuyên nghiệp, và đặc biệt họ không cần quan tâm tới tỷ lệ hoàn vốn trực tiếp từ QC Facebook, họ chỉ muốn đảm bảo là thương hiệu của họ được nhìn thấy ở khắp nơi thôi.
Nếu bạn đang phụ thuộc 100 phần trăm traffic của mình vào Facebook, thì đây sẽ là lời cảnh báo cho bạn – MỘT CƠN BÃO ĐANG ĐẾN GẦN.
Nguồn : Bí mật Traffic
 


Top