Khói Sẽ Làm Mắt Tôi Cay | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software. 

All the knowledge we share is completely free. If you are willing, please support us here.

×

Khói Sẽ Làm Mắt Tôi Cay

malemkhoang

Rìu Chiến
khoi-se-lam-mat-toi-cay.jpg

Lời giới thiệu


Tác giả Hoàng Công Danh sinh năm 1987, quê Triệu Phong - Quảng Trị. Chuyên ngành của anh là vật lý, đến với văn có lẽ nhờ cái "duyên". Lấy bằng thạc sĩ ở Belarus, khi về nước, Hoàng công Danh đã chọn trở về quê nhà Quảng Tri để sống và làm việc.Tập tùy bút này dược tác giả viết trong thời gian du học ở Belarus (từ 2007 đến 2010).


Những trang văn như lời kể nhỏ nhẹ, thủ thỉ, vô cùng thấm thía. Người cùng quê thể nào cũng bị cay mắt vì nhung nhớ. Những ai xa quê sẽ bị mềm lòng bởi những câu chuyện giản dị, những chuyện quen thế mà đọc vẫn thấy mới lạ, đọc là khó rời. Những người không cùng quê thì ngạc nhiên vì sao có thể bẫy chim xong rồi thả, chuyện trai gái tìm chọn nhau phiên chợ Tết, cánh bướm như hoa mùa xuân, trăng vàng mùa thu, tiếng dế ca mùa hạ, và nhất là mặt sông rực sáng đêm rằm trong ngọn khói thơm mỗi mùa… tất cả đều là nhân vật, là bạn, cùng với ông nội, các o trong xóm, các mệ ngoài chợ hay các cô gái duyên dáng của làng mình và làng bên.

Không chỉ là mang lại cảm xúc, mỗi trang văn của Hoàng Công Danh cho biết rất nhiều điều, nhiều câu chuyện của một vùng đất nước.

Đây là cuốn thứ hai của tác giả trẻ Hoàng Công Danh, sau Cõng nhau trong một cõi người. Nhưng là những trang viết đầu tiên, khi còn đang học tại nước ngoài, Belarus. Anh hiện đang làm việc ở chính quê mình Quảng Trị, sau khi nhận bằng thạc sỹ Vật lý lượng tử. Tác giả tâm sự “đây là tập sách tôi rất muốn được in, kể từ lúc mới viết. Vì nó có những điều tôi muốn gửi gắm.”

“Buổi chiều tôi lên đê một mình, lặng lẽ gom lại một ít hương xưa cất vào đâu đó trong sự bộn bề tuổi trẻ. Cỏ may cứ dùng dằng níu lại. Dăm con bò còng lưng cõng gió, vài cánh cò nhẫn nại hớp sương. Thế là thành quê hương. Giản đơn và hồn hậu. Có ngần ấy thôi nhưng coi hoài không thấy chán. Chiều nay bạn từ xa về, bạn nói đặt chân xuống làng một cái tự dưng mình hết muốn bon chen. Bạn nói quê hương luôn đẹp đối với những ai biết đủ.”

Đoạn văn trên được trích trong bài “Men dọc triền đê”, một trong số ba mươi bảy bài tùy bút ngắn được gói gọn trong cuốn “Khói sẽ làm mắt tôi cay” của Hoàng Công Danh. Tôi đã bị cuốn hút bởi văn phong giản dị mà thâm thúy, lối miêu tả đơn giản nhưng độc đáo, và đặc biệt hơn hết là tôi có thể cảm được tình yêu nồng nàn của tác giả dành cho quê hương Quảng Trị. Tôi muốn giới thiệu đến các bạn quyển sách này vì với tôi đây không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà đó là cả một nền văn hóa của người Việt.
Một tác phẩm “ngược dòng”

Tôi xin mạn phép gọi Hoàng Công Danh là anh, vì tác giả chỉ lớn hơn tôi có ba tuổi (anh sinh năm 1987). Tôi không khỏi ngạc nhiên khi nhận ra điều đó, vì anh còn quá trẻ để viết được những dòng văn mà với tôi là khá “cứng”. Trong khi những cây bút trẻ khác hồ hỡi chạy theo những chuyện tình ướt át, ủy mị, những tản văn miên man, đầy chất teen và hiện đại thì anh lại đi ngược chiều. Đó cũng là nét độc đáo của tác giả. Những nhân vật của anh là những người đã cùng anh trải qua tuổi thơ thần tiên tại quê nhà như bạn bè, ông nội, cô bé chăn trâu, con bò, con nhái, chim én, ánh trăng,… Một điều đặc biệt nữa là do Hoàng Công Danh là Thạc sỹ Vật lý Lượng tử tại Belarus, nên có một số chi tiết nhỏ anh đã giải thích bằng các quy luật vật lý. Điều đó không làm cho văn của anh nhàm chán mà ngược lại làm cho người đọc thích thú hơn.

Từ đầu đến cuối quyển sách, người đọc chỉ thấy một tình yêu mãnh liệt với quê hương của tác giả, thỉnh thoảng có xen lẫn một vài cảm xúc bất chợt của tình yêu đôi lứa. Người đọc như được chạm đến địa danh Triệu Phong một cách chân thực vì lối miêu tả chi tiết, sống động và sắc nét. Ví như khi một đọc đoạn miêu tả hoa mười giờ trong bài “Đất nở hoa”sẽ thấy cái nghệ thuật so sánh của Hoàng Công Danh:

“Hoa mười giờ hồng thắm và có một bố cục xếp cánh chặt chẽ. Mỗi cánh hoa mang hình một cánh bướm điệp màu. Lối khai hoa của nó cũng bất ngờ như cách xòe cánh họ nhà bướm. Độ gần trưa, chỉ cần nắng vỗ nhẹ thì tất cả búp bất ngờ bung ra đồng loạt. Nếu chạy đi đâu đó một chút rồi quay lại thì cả vườn hoa đã loát hồng lên. Từ đó tôi gọi hoa mười giờ là hoa của sự bất ngờ. Cái bất ngờ như nụ hôn của gã lưu vong từ độ nào trở về lại gặp người tình xưa cũ, chưa nói năng chi đã vồ lấy đôi má muồi duyên.”

Việt Nam đậm nét trong từng câu chữ

Tác giả viết quyển tùy bút trong thời gian du học tại Belarus từ năm 2007 đến 2010. Có lẽ trong thời gian đó, Hoàng Công Danh đã rất nhớ quê, nên cảnh vật tái hiện trong anh rất rõ nét, và có thể nói đó cũng chính những hình ảnh đặc trưng nhất của nông thôn Việt Nam. Tác giả đã vẽ ra một bức tranh hoàn mỹ dẫn người đọc đi từ cồn Mai đến chòi sĩ tửrồi đứng dưới cây khế sau nhàvà ngẩn ngơ ngồi dưới thềm trăng.

Ngoài ra, anh cũng đã chiếu một đoạn phim ngắn về những hoạt động ngày Tết rất mộc mạc như đi chợ Tết, hái lá mai, đón ông bà, nấu bánh, đốt pháo,…. Nếu ai đang xa xứ thì đây quả là liều thuốc tuyệt vời để chữa bệnh nhớ thương quê hương. Còn với những ai được sinh ra và lớn lên nơi thành thị tấp nập, thì đây sẽ là một bản đồ văn học dẫn đường bạn đến với nông thôn hiền dịu. Hay với những ai vẫn còn luyến tiếc tuổi thơ ngây dại thì đây sẽ là chiếc vé vô thời hạn để quay về bất cứ lúc nào.

“Cho đến khi trở lại quê nhà, mỗi hoàng hôn đều cho tôi được tắm gội lại màu nắng năm xưa, khơi gợi lại cảnh cũ. Quê hương đổi thay nhiều, nhưng cứ vào hoàng hôn thì mọi hình dáng năm xưa lại trở về, đơn giản bởi cái lũy tre bao bọc phía sau làng, hay là những nóc nhà đều chỉ còn lại một màu xám đen ngược sáng…” [Hoàng hôn quê nhà]

Hãy cùng tác giả bước từng bước trên miền quê Quảng Trị

Hãy một lần cùng Hoàng Công Danh nếm trải “Pháo Tết ngày xưa”; “Rơm rạ quê mùa”; “Hạt lúa sau mùa”; hay “Nếp tranh xưa”; để được chơi những con tò he, được nghe tiếng nhái râm ran hay được đi tát nước dưới trăng. Và còn tuyệt hơn nữa vì bạn sẽ được tác giả mời một bữa cơm mới – “… Bữa cơm đầu tiên nấu từ hạt lúa mới gặt. Trong một buổi chiều chạng vạng, bên thềm hiên, mùi cơm mới thơm hương vị cánh đồng, nguyên vị sữa ngọt và cái dẻo mềm đến nỗi mỗi hạt cơm lùa vào miệng đều dính ngay ở đó. Người ta bảo cái dẻo của cơm lúa mới là để mình ngậm mà nghe, cảm nhận thành quả sau một vụ mùa.” [Câu chuyện mùa hạ].

Để rồi thả lòng hòa quyệt với thiên nhiên, để thấm đẫm cái hồn dân tộc, để uống cạn những giọt tinh hoa của nông thôn đất Việt.

Tôi không định phân tích hết cuốn sách vì trình độ văn chương của bản thân không đủ, và một lẽ nữa là vì tôi không muốn làm mất đi sự tò mò của các bạn. Mong muốn duy nhất của tôi là bài viết có thể mang đến cho những con người yêu sách biết thêm về quyển tùy bút tuyệt vời này. Quyển sách là một tác phẩm sâu sắc dành cho những ai “…vô tình bỏ quên ánh trăng để đến với những ngọn đèn đường, bỏ quên cái thanh bình để tìm đến sự đô hội. Để một hôm thèm sự dân dã, dịu dàng, thơ mộng, chợt nhớ ra còn có một thềm hiên ngồi đón trăng về.” [Ngồi dưới thềm trăng].​
 

malemkhoang

Rìu Chiến

Câu chuyện mùa hạ​


Buổi trưa tôi nằm ngủ lịm đi giữa nắng chuyển mùa. Cái bữa chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hạ thường làm cho giấc ngủ uể oải. Rồi một bản giao hướng của nhiều âm thanh đánh thức tôi dậy. Những tiếng chim rất lạ kêu keng kéc sau lũy tre phía lưng nhà. Tôi chợt nhớ ra là đã lâu lắm rồi mới được nghe lại tiếng chim ấy, tiếng chim kể chuyện lúc mùa lúa chín. Chuyện xưa như trái đất, xưa như hạt lúa quê hương muôn thuở nuôi con người đất Việt khôn lớn. Mà sao vẫn thích.

Người nhà quê đánh giấu thời gian bằng mùa vụ. Chẳng hạn mùa xuân thì bắt đầu từ khi gieo hạt lúa vụ đông xuân. Nói như nhạc sĩ Trọng Đài thì đấy là lúc người trồng lúa "gieo niềm vui xuống đất”. Đem gửi gắm tình yêu và niềm tin vào đất mẹ, như cái cách người ta thả hồn mình cho thiên nhiên và mở rộng lòng người đón lấy tin yêu của mùa xuân. Và đến khi niềm vui kết hạt, chín mọng đầu nhành, ấy là mùa hạ bắt đầu. Có lẽ cách tính lịch ấy là hợp lý nhất, khi mà thời tiết hằng năm bị xáo trộn, không tuân theo một quy luật nào cả thì nhà nông vẫn cứ trỉa hạt và hái về đúng tuần tự, không có gì đổi khác. Đối với người làm ruộng, sự thay dổi chỉ có chăng trong việc cải tiến một số giống má, phương tiện máy móc, còn thời vụ và cách thức lấy công làm lãi vẫn giữ nguyên. Mấy đời nay người quê tôi vẫn mỗi năm hai vụ, vẫn bán sức cho trời để làm ra cái ăn cái mặc. Cái nhọc nhằn khắc nghiệt của mùa hạ miền Trung nóng nực vẫn không dễ gì làm cho người ta ngơi nghỉ, vẫn phải ra đồng trong niềm vui chín giòn như nắng.

Trong câu chuyện của tiếng chim trưa nay, tôi đã nhận ra được một quãng thời gian trong tuổi hoa niên. Đấy là khi bạn bè ấu thơ của tôi đương đi săn những tổ chim đẻ hoang trên những lùm cây, đi bắt những ổ gà lá xoáy giữa vạt lúa. Đang hỉ hả vui sướng với những cái trứng tròn nhỏ nhặt được, vội nhét vào túi quần. Thì bỗng một đứa bỏ về. Bạn bảo về phụ ba mạ đi gặt lúa. Tôi hiểu, tuối thơ bắt đầu có những vết rạn tự nhiên, như con chim nẻ cái vỏ trứng chui ra để khôn lớn trưởng thành. Và tôi nhận ra cái trách nhiệm, hay là cái công việc sẽ theo suốt cuộc đời chúng tôi nếu còn ở trên mảnh đất quê hương. Đấy là phải trở thành những người nông dân thực thụ.

Chúng tôi được ba dạy cho cách cầm vằng hình chữ V để gặt lúa. Bảng chữ cái của trẻ con quê tôi không phải bắt đầu từ chữ A chữ B mà lại bắt đầu bằng chữ V. Chữ V tượng hình trong cái góc chãng ba mà trẻ con leo trèo hái quả đào trái ổi. Chữ V thù hình trong cái ná bắn chim. Và chữ V nơi cái vằng hái gặt lúa chiều hôm ấy. Chúng tôi nắm tay vào chuôi vằng, đưa lên ngó nghiêng, vừa thích thú vừa sợ hãi vì cái lưỡi cứa quá manh sắc. Ba chọn một vạt lúa đứng, ở phía trên gió, làm mẫu cách nắm cây lúa, rồi đưa cái vằng cứa. Nhanh gọn, dứt khoát. Rồi ngay sau đó chúng tôi hòa mình vào cánh đồng, như bao người nông dân khác. Chúng tôi cảm thấy mình đang được lớn lên và vui sướng khi được một ai đó đi qua khen. Chà, biết gặt lúa rồi à.

Chúng tôi thường được đánh dấu kỷ niệm buổi gặt đầu tiên bằng một lát cứa vào tay chảy máu. Nước mắt ứa ra. Ba nói đồ trâu đực vẹc đái, lo chi. Rồi ba nhai một nhúm cỏ cú đắp vào cầm máu. Vết đứt thành một cái sẹo ở ngón tay, nó đi theo chúng tôi suốt đời để nhắc nhở. Ôi, những cái vết sẹo hẳn sẽ làm người ta xấu đi, nhưng thiếu nó, con người thường vắng bặt những ký ức. Sau những vết sẹo do leo cây ngã bổ, chơi căng cù u trọ bị cái khăng đánh vào đầu mẻ trán, lần này chúng tôi có thêm một vết sẹo bởi vằng hái, vết sẹo bắt đầu của sự lao động

Cơm mới. Bữa cơm đầu tiên nấu từ hạt lúa mới gặt. Trong một buổi chiều chạng vạng, bên thềm hiên, mùi cơm mới thơm hương vị cánh đồng, nguyên vị sữa ngọt và cái dẻo mềm đến nỗi mỗi hạt cơm lùa vào miệng đều dính ngay ở đó. Người ta bảo cái dẻo của cơm lúa mới là để mình ngậm mà nghe, cảm nhận thành quả sau một vụ mùa. Bữa cơm mới để lại một cám giác rất lạ, nó vừa mang vẻ ấm cúng trong niềm hân hoan, lại vừa như những phút thư giãn sau vụ mùa tất bật, Xa xa một đám khói đang cháy trắng, vẽ từ dưới cánh đồng vắt ngược lên bầu trời hạ nắng.

Có ai đó đốt đồng.​
 

malemkhoang

Rìu Chiến

Nhen Lửa Nướng Khoai​


Những chớm gió đông khe khẽ lướt qua làng. Buổi chiều thường hay rắc vài hạt mưa như cốm trời tỏa xuống. Ấy là vào độ cuối tháng mười âm lịch. Dường như chính cái sắt se của buổi đất trời vào đông đã cối lại nơi tôi một nốt thắt đáng nhớ.

Trên bãi đất tục gọi cồn Mai, nghĩa địa chôn cất người làng, lũ trẻ chăn trâu bắt đầu bày trò để chơi. Vào độ này. chúng tôi thường nhen lửa nướng khoai. Phía bên cồn có một bãi đất nhỏ. Ở đây người ta trỉa rau cải vào mùa xuân, trồng ớt vào mùa hè, sau đó thì đến khoai, cứ xen nhau như vậy. Độ cuối tháng mười thì khoai có củ. Các bác ở làng nói mấy đứa cố gắng đừng để trâu bò ăn kẹ ăn lá thì đến khi khoai có củ cứ thế mà moi, không cần xin phép. Một đứa chạy qua bãi đất thọc tay moi vài củ khoai to nhất. Muốn biết gốc nào có củ to rất dễ. Chỉ cần sờ vào cọng khoai, thấy nó cứng là biết ngay gốc khoai đã già.

Nhiên liệu để nướng khoai không phải củi mà là phân bò khô — một thứ chất đốt quê mùa nhưng rất đượm lửa than. Ở xứ Nga, những loại chất đốt như thế này được gọi bằng một cái tên chung là ki-giắc. Có một lần trên đường ra sân bay Minsk, khi xe chạy qua thảo nguyên, tôi đã nhìn thấy rất nhiều ki-giắc vương vãi trên cỏ. Chợt như trước mắt tôi, hình ảnh cô bé Antưnai trong tiểu thuyết của Aitmatov đang hiển hiện, nàng khom lưng cõng một túi ki-giắc nặng trĩu lê bước vào hoàng hôn.

Chúng tôi gom phân bò lại thành một đống nhỏ, châm lửa đốt và lăn những củ khoai vào trong đó. Ngồi đợi. Những đốm lửa bắt đầu bén từ dưới lên. Phân bò khô chín lại màu da bò, rồi rực rỡ và bắn ra vài tia lửa nhỏ cùng với những tiếng lép bép. Có một nguyên lý chung của chất đốt, đó là hễ thứ nào càng khô thì tiếng nổ càng mảnh.

Mùa này, buổi chiều lạ lắm. Như thể có một ai đó vừa quết bột hồ và phết lên trên nền trời, nó vừa trắng đục vừa dẻo và sánh lại. Một thoáng gió mang hương cỏ tràn vào tâm hồn trẻ thơ. Sau này, có nhiều lần tôi về lại nơi bãi đất cồn Mai ấy, và cảm giác những hồn hoa khi xưa chưa hề cũ đi, cũng không hề mới lên, cứ như thế mãi mãi... Tôi biết, kỷ niệm của quãng đời ấu thơ vẫn nguyên vẹn nằm lại nơi làng quê của mình.

Khói phân bò không ngồm ngộm như khói rơm rạ, nhưng nó bay lên đủ để bùi ngùi một buổi chiều. Tôi cảm nhận được sự yên bình mỗi khi nhìn ngọn khói ở quê nhà. Có lẽ, ngay từ buổi đầu hình thành nên ngôn ngữ, người Việt đã mượn một ngọn khói (yên) để viết vào cuốn tự điển của mình hai chữ bình yên. Thôi Hiệu nói “yên ba giang thương sứ nhân sầu” là ngọn khói trên sông gợi cảm giác buồn. Còn với tôi, “yên túc thảo vi cảm hoài” - là ngọn khói đậu trên búp cỏ khiến người ta phải nhớ thương. Mùa khói hôm xưa cứ thắc thỏm trong tâm hồn tôi, bao giờ cần yên tĩnh thì lấy ra mà ngắm. Do đó tôi nghĩ rằng, sự yên bình vốn là một khái niệm thuộc về cõi lòng chứ không phải môi trường bên ngoài.

Những đứa trẻ làng như tôi ngày ấy đã từng thích thú vô cùng với khói. Lửa nhúm, khói vừa len lẻn lên thi đứa nào đưa nấy reo cười. Ôi, phải chăng chính khói là cội nguồn đánh thức niềm vui an lạc? Chẳng thế mà ông vua Ngô Phù Sai sau bao lần tìm cách mua vui cho Tây Thi nhưng thất bại, cuối cùng vua ra lệnh đốt khói yên đài và thế là mỹ nhân đã bật cuời. Nếu một ngày nào đó có người con gái đến với tôi, nàng cũng đẹp như Tây Thi nhưng ít cười, thì chắc chắn tôi sẽ dắt nàng về bãi đất làng mình và cùng nhau nhen lửa đốt khói, để cho nụ cười được tươi lên trên khuôn mặt ấy.♦Chị hơn tôi mười tuổi. Vâng, người chị hồng nhan bạc phận ấy đã ám ảnh tôi từ bấy đến giờ, và có thể sẽ dư âm cho đến cuối đời. Chị trở thành nhân vật của tôi. Có một buổi chiều, tôi ngồi nướng khoai với chị trên bãi đất làng. Gió se buồn. Hai chị em vừa khêu khoai vừa nuốt nước bọt vì đói. Tôi nói sau này nếu có tiền, em sẽ đưa chị đi tới một quán ăn thật sang trọng. Chị mỉm cười nhẹ. “Thôi, không cần. Mi mua cho chị một rổ khoai là được rồi. Để tiền mà nuôi vợ”. “Em không lấy vợ. Em sẽ ở với chị suốt đời”. Chị cú vào đầu tôi. “Ngốc lắm em ạ. Đàn ông gì yếu ớt như mày sau này con gái nó ăn hiếp đấy”. Và quả thế thật. Sau ngày chị mất. Tôi đã nhút nhát đi nhiều, tôi tránh gặp con gái. Dường như ngoài, chị ra, không còn người con gái nào đủ cho tôi tin cậy nữa.

Sum là một người bạn ở làng khiến tôi rưng rưng mỗi khi nhớ về. Đã không biết bao nhiêu lần hai đứa thả bò trên cồn và cùng nhau nướng khoai. Sum gầy, nhưng mạnh mẽ, con trai làng mình đứa nào cũng dồi dào sức khỏe. Có lần Sum nói, khoai là phải nướng và nướng bằng phần bò mới ngon. Không biết cái kinh nghiệm ấy ai bày cho hắn, nhưng đến khi hắn thốt ra thì y như đóng đinh một triết lý. Rồi cũng chính nơi bãi đất cồn nhỏ bé nhưng nhiều cỏ ấy, tôi và Sum đã có một buổi chiều dầm mưa bụi lất phất, cùng ngồi với một ngọn lửa ấm tình bè bạn. Năm ấy hai đứa mười tám tuổi, ở làng tuổi đó được coi là lớn lắm rồi. Sum buột miệng: “Ở đời được sống thì dễ, nhưng sống được mới khó!”. Tôi im lặng một chút rồi nói vui, như để xoa dịu cái trăn trở của bạn. “Những thằng ăn khoai nướng nặc mùi phân bò đôi khi lại chín chắn sớm hơn, hè?”.

Không biết nữa. Nhưng có một điều chắc chắn là bất cứ ai sinh ra và lớn lên nơi một làng quê nghèo thì đều già trước tuổi. Đó là một quy luật tất yếu, một thứ đòi hỏi của cuộc sống. Bởi những gian truân nắng mưa buộc trẻ con chúng tôi phải sớm biết lo liệu và chịu đựng. Ấy là trải nghiệm bằng cuộc đời thực chứ không phải kiểu sách vở. Như Sum cũng vậy, chữ nghĩa chỉ đủ dùng thôi, nhưng nói về những kinh nghiệm lao động và ứng xử thì hắn thuộc dạng thầy của những đứa khác. Chính nhẽ đó mà tôi luôn trân trọng những người bạn ở làng.♦Khoai chín là lúc lớp vỏ nứt ra mấy kẽ hở và để lộ những thớ ruột màu vàng hươm. Vỏ khoai cháy thành một màng cưng cứng. Mùi khoai thơm trộn với mùi khói phân bò tạo thành một hương vị quê kiểng. Hầu như ở làng, tất cả những chất đốt đều có chung mùi này, chẳng hạn như mùi rơm vào mùa đốt đồng sau vụ gặt, hay là mùi lá sắn khô. Riêng mùi phân bò lại có một chút khai khai nhẹ. Thật ra, phân bò khi còn tươi thì rất bẩn, nhưng qua vài nắng, tất cả những chất đạm ni-tơ đã bay đi gần hết, chỉ còn lại cái chắt xơ tạo thành những miếng như bánh xốp. Bò ăn cỏ, nên phân bò khô thì cũng chả khác chi là cỏ phơi khô. Đó là nguyên tắc khiến ta dùng phân bò làm chất đốt mà không dùng thứ phân khác.

Khoai vừa khều ra, mỗi đứa nhón một củ đương nóng, vưa cầm vừa lăn chuyền qua về hai tay. Hơi nóng của khoai ú vào đôi bàn tay, ấm lại ngày chớm gió. Sau đó bóc vỏ một cách từ tốn. Cái khác biệt của khoai nướng và khoai luộc là ở chỗ bóc. Khoai luộc có thể ăn ngang, không cần bóc vỏ. Còn khoai nướng thì phải bóc chừng nào ăn chừng nấy, để cái mùi thơm của khói được toát ra từ từ. Đấy, riêng cái chuyện ăn khoai thôi cũng đòi hỏi sự tỉ mí. Cái ngon ở đời đôi khi không phải sơn hào hải vị, mà ở chỗ biết cách ăn như thế nào.

Cưng lớn hơn tôi một tuổi, người nó chắc nịch và nụ cười rất đáng yêu. Cưng lanh lợi, tháo vát nhiều việc. Nó được xem như một bác sĩ đồng quê bởi những phương thức chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe rất đơn giản mà hiệu quả. Ví như chuyện ăn khoai nướng, nó bảo là rất tốt cho đường ruột. Thứ nhất, mùi vị khoai nướng có chức năng trừ giun sán. Thứ hai, ăn khoai thì không lo bị bệnh táo bón, hơi nóng của khoai làm thông các ống ruột. Nghe rất phò hợp. Tôi lại ngộ ra một điều rằng, những kinh nghiệm dân gian sẽ rất dễ lưu truyền nếu như có một cơ sở lý luận giải thích. Và không nhất thiết phải người lớn tuổi, chính trẻ con cũng có một phương pháp luận của riêng mình.

Vừa ăn khoai nướng, chúng tôi vừa trò chuyện tếu táo. Những chiếc răng chưa hết mùi sữa cứ thế cười ra với cánh đồng. Trong những câu chuyện hôm xưa, nhất quyết tôi phải kể lại cho bạn nghe chuyện này. Ông cố nội nhà tôi mỗi lần luộc khoai xong thì đổ ra chiếc rá. Đứa nào cầm khoai lên mà thả xuống lại thì ông cố đặt riêng củ đó một bên, lát nữa không cho chọn lại. Cố dạy: “Đến củ khoai mà cón chê thì mần răng biết quê hương là chi?” Đấy là bài học đáng nhớ, bài học theo chân tôi xuyên suốt hành trình làm người.

Trên hoang thảo miền của tôi, người làng cứ đi qua, in lên đó bao nhiêu dấu chân hình trái bí đao. Nhưng cỏ thì ngàn năm vẫn xanh, như buổi chiều đã xưa lắm rồi mà kỷ niệm còn tươi mới. Tôi sẽ về nhặt lại, một củ khoai còn sót dưới chân cỏ dĩ vãng, một nhúm phân bò khô trong hanh nắng thời gian, một cọng khói ngủ quên trên khung trời cố xứ. Và chắc chắn là khói sẽ làm mắt tôi cay.​
 

malemkhoang

Rìu Chiến

Chòi sĩ tử

Chòi canh cá nằm giữa cánh đồng làng. Nơi ấy, một phần đời tôi đã sống và lớn lên nhờ hương sửa lúa mùa kết chẹn, lớn lên theo tiếng quẫy thở của những chú cá buổi sớm mai, lớn lên cùng nhịp điệu ánh mặt trời, mỗi bình minh hay hoàng hôn đều đượm một sắc vàng chín tới.
Giữa cánh đồng Mặt Bằng có cái hố bom rộng, nước lướt phang, sóng thi thoảng mới gợn nhấp nhô khi có gió tạt qua. Ông nội be bờ đất xung quanh hố bom. Thả vài chôm nè vào giữa như làm dấu thánh với đất với trời, rằng đây là nơi tôi mưu sự. Tháng Mười âm lịch bắt đầu mua cá giống từ thị xã Quáng Trị về thả. Ông chặt tre dựng bên hồ một cái chòi nhỏ, vách gót, mái lợp lá tàu dừa. Bên cạnh chòi trồng một cây chanh leo, loại chanh này rất hiếm, nó thuộc chi Lạc Tiên trong giới thực vật. Vài tháng sau, dây chanh bò phủ kín cái chòi, xung quanh và cả trên mái chằng chịt thân với lá đan xen nhau rườm rà. Hoa chanh leo nở ra tím nhạt phớt phơ tựa màu hoa cà. Rồi những quả chanh tròn to cỡ nắm tay đậu chi chít. Chim sẻ đồng sà xuống gõ mỏ sừng lách tách vào lớp vỏ quả chanh như sư chùa gõ mõ tung kinh. Cảnh yên lặng rất thiền. Trong chòi kê một chõng tre, cai chạn để ít đồ đạc thô sơ và một cây đèn dầu hỏa. Những năm học phổ thông, tôi thường cắp mấy cuốn sách men theo chân ruộng, băng qua đồng ra chỗ chòi vừa canh cá vừa học bài. Đường chân ruộng cỏ cỏ lớp lớp lót lối người đi, xanh mơn man mềm nhũn nhại xát vào da thịt, sương có khi biếc nắng mà hồng theo một cách trong veo. Sao thứ cỏ ấy lại đằm thắm và có ma lực đến thế. Cứ như muốn dính chặt bước chân người ta vào đất. Quãng đường từ nhà ra chòi không xa lắm, nhưng mỗi lần đi qua tôi đều phải mất khá nhiều thời gian, bởi cỏ cứ khiến chân tôi dùng dằng nửa muốn bước đi nửa du di đòi nán lại. Và trời thì như kéo ngược cái nhìn của tôi lên mà trát vào khuôn mặt non nớt những phả sương mùa xuân. Một thảm nhiễu hoa dệt từ những triền thoai thoải lúa tháng ba xoáy vào tôi niềm xôn xao lay động đến tận sâu thẳm tâm hồn.

Ra đến chòi, tôi ngồi xếp bằng trên cái chõng tre, đặt mấy cuốn sách gần khung cửa sổ. Xung quanh chòi miệt mài những thửa ruộng xếp kín mép vào nhau như những bản tranh dân gian giấy dó xứ Bắc đem ra phơi, từng lát từng lát liếm mép hôn nhau điệu đà. Tôi tự thưởng cho mình những phút giây ngắm cảnh và rồi bị mê hoặc đi bởi cái lãng đãng toát lên từ sự bình dị nơi làng quê của mình.

Tôi ở nơi chòi ấy suốt ngày, có khi quên bữa thì ông nội bưng cơm ra tận nơi cho. Những tháng ngày ở đó, tôi ngồi đọc sách và đọc lại chính bản lý lịch của mình: Kẻ quê mùa khai sinh bởi hạt lúa. Tôi cứ ước cho mình được ở đây mãi mãi. Gió sẽ trải chiếu cho tôi ngả lưng. Mây sẽ lót gối cho tôi tựa đầu. Chim vỗ cánh cắp giấc mơ bay trước để tôì mê mải đuổi theo. Và nếu sách hết thì tôi sẽ đọc cánh đồng. Không hề gì. Ở bất cứ đâu người ta vẫn có thể học được, miễn là ta phải hiểu ngôn ngữ của nó. Bản khai sinh của tôi được viết bởi hạt lúa, và hạt lúa chính là ngôn ngữ của cánh đồng. Ý niệm ấy tôi nhận được từ một người nông dân ở làng, nhân một lần ra đồng vãi thóc giống, bác đã nói vói tôi rằng cháu học bài cũng như bác gieo hạt. Là sao nhỉ? Tôi giữ mãi thắc thỏm này cho đến khi được biết một câu ngạn ngữ Gruzia: "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”. Chao ôi, một người nông dân tưởng như không mấy ngày được đến trường lại có thể thấu triệt sự học với một niềm kiêu hãnh như thế. Người không học như cánh đồng không có hạt giống, tức là không thể tươi vui. Chính bác nông dân ấy đã đặt tên cho cái túp mái lá này là “chòi sĩ tử”.Ngày xưa trò Siêu cũng từng ngồi nơi một chòi lá như thế này để học bài. Chàng buộc một sợi dây trên xà mái chòi thả xuống và cột túm lấy chỏm tóc, nhỡ khi nào ngủ gục thì sợi dây sẽ căng giật cho tỉnh táo. Nhờ cách học ấy mà trò Siêu đã trở thành danh sĩ Nguyễn Văn Siêu uyên bác lẫy lừng một trời Kinh Bắc thế kỷ mười chín, người đời vẫn xưng gọi Thần Siêu đấy thôi.

Ông nội nói ra ngoài chòi thì học bài rất dễ “vô”. Quả thế thật. Ở chòi tôi học được nhiều thứ không biên trong sách vở. Tôi học cách làm đồng của bà con, từ việc lật đất trỉa hạt cho đến ngày lướt hái gặt về. Tôi học cách nẩy mầm thành cây xanh rồi học ngọn lúa uốn nhành chịu gió. Học sự biến đổi màu nắng, học những kiểu trời làm mưa, từ sớm đến trưa gọi là... một buổi. Học cả những cơn giông ập đến bất thình lình khi chớm hạ, hay là ngọn khói chầm chậm thả lên trời vào mùa đốt đồng sau vụ gặt. Cánh đồng cho lúa giã gạo tôi ăn, hương sửa tràn qua cho hồn tôi uống. Người nói quê mình cực, tôi cười: sướng! Sướng theo cái kiểu biết chấp nhận và yêu.​

♦​


Sau kỳ thi đại học, tôi vẫn giữ thói quen ra chòi ngồi đọc sách. Tâm niệm vĩnh hằng của kẻ sĩ xa xưa hay sĩ tử thời nay là sự học vốn không ngơi nghỉ. Bởi thế nên “sĩ tử” không phải chỉ để gọi tên những người học trò ở trường lớp mà đó là tên gọi theo suốt con người ta đến hết cuộc đời như một cái-tên-nhiệm-vụ. Tôi ra chòi, ngoài hứng thú đọc sách còn là để thỏa cái niềm khao khát bình yên thư thả mà lắm của nả nhiều bạc tiền chưa chắc mua được. Ở Belarus, vào mùa hè nóng nực, người dân thủ đô Minsk thường đi ra những vùng ngoại ô thành phố và nghỉ ở đó cho hết kỳ thời tiết khắc nghiệt. Họ dựng sẵn ở giữa khu rừng cỏ cây những cái “đa cha” (daya) như là chòi gỗ mộc kiên cố. Người Belarus thích đọc sách, đọc bất cứ nơi đâu, vào bất cứ lúc nào khi rỗi rãi, trên ghế đá công viên vào ngày đẹp trời hay trong một đoạn cách bến métro ngắn ngủi. Và tất nhiên, đến khi đi “đa cha” thì họ không quên mang theo một túi sách để đọc trong suốt thời gian ở đó. Một người Belarus nói với tôi rằng: “Lạ chưa? Chính những người giàu có lại ưa thích chốn hoang dã phủ cỏ phên cây, cậu ạ”. Chợt tôi nghĩ về nơi cố quận của mình. Vậy thì người quê kiểng có cái chòi lá nằm giữa cánh đồng cũng là giàu sang lắm rồi. Dường như cái chòi lá giản đơn ấy đã thành căn nhà trú ngụ bền vững cho thuở tôi mới lớn, một cái “đa cha” để cõi lòng tôi bớt khô khan khi mùa gió phơn tây nam từ Lào xốc về.
Có một cô bé chăn trâu nhỏ nhắn, da ram rám nắng, e thẹn nép ngoài cửa chòi. Tôi gọi vào hỏi mới biết đấy là bé Liên con chú Du ở làng Võ Thuận. Liên kém tôi ba tuổi, lanh lợi hồn nhiên và vừa đạt giải Ba môn văn cấp tỉnh. Đi chăn trâu, Liên nhét trong túi cây bút với cuốn sổ để... mần thơ. Thế rồi mỗi buổi chiều, Liên dắt trâu đến thả bên ngoài chòi và đọc thơ mới viết cho tôi nghe. Tiếng răng trâu xén cỏ nghe roàn roạt từng miếng từng miếng. Hương cỏ tươi non theo gió lùa qua chòi và ủ vào trang giấy chép thơ của Liên. Tôi nói thơ em hiền như cỏ. Liên cười, thì thơ của đứa chăn trâu mà. Mải đọc thơ, trâu chạy xuống đầm lầy. Liên vội vàng nhét cuốn thơ vào tay tôi rồi lao theo lối trâu. Tôi tủm tỉm cười, chợt nghĩ: Liên nghĩa là hoa sen, Liên lội xuống đầm là hoa sen nở trong bùn.

Buổi tối có khi tôi ở lại ngoài chòi và ngủ qua đêm. Những hôm trăng sau rằm thì ánh sáng màu vàng cháy rất đẹp. Cả cánh đồng như được ướp bởi ánh trăng để tươi mãi.Trăng tràn từ phía nhà thờ họ Hoàng, lẩn lách phản qua từng chân cỏ. Ở dưới cỏ có chú dế đêm rỉnh rỉnh xòe cánh phơi trăng, có con châu chấu nghiêng mình đưa mắt soi trăng. Cánh đồng mở dạ hội cho muôn loài. Ếch tấu lên khúc ca trù muôn thuở. Bước chân ai đạp cỏ nghe rào rạo? Thì ra Sum đang tới, hắn đứng ngoài cửa chòi, tay đưa lên chai rượu. Ê, nhậu! Lát sau Xăm và Mèo cũng xuống. Bốn thằng quây tròn giữa chòi mà uống cho đến khi canh tư trăng lặn. Hết rượu, cả bốn thằng ôm nhau nằm xoài ra ngủ. Lát sau Sum tỉnh dậy lôi cái cần câu ra đào giun câu cá. Nửa đêm nửa hôm cá nó mắc ngủ chớ đâu có ngu mà thức dậy cắn lưỡi. Thế là Sum đào sắn củ lên, lấy rạ nhen lửa và lúi húi nướng. Rồi lại ngồi nói chuyện cho đến sáng trời. Chòi sĩ tử thành ra chòi... sĩ tửu. Vĩnh nói uống rượu đâu có phải hư, uống rượu cũng là một cách học đấy thôi, học sống tử tế với bạn.​

♦​


Buổi sáng, ông nội thường ra thăm trại cá sớm. Ông nhúm ít lửa củi bên chòi, kê kiềng đun ấm nước rồi chắp tay sau lưng đi một vòng quanh hồ. Đến khi ông quay lại thì nước đã sôi, rót ra pha trà khai ẩm ban mai. Ông cầm chén trà nóng, đứng thong thả nhìn cá móng nước. Từng vòng sóng đồng tâm loang ra, tan ra, nhạt dần rồi chìm vào mặt nước một cách bình lặng như chưa hề có chuyện gi xảy ra vậy.
Ngay buổi sớm mùa xuân hôm ấy, nhìn một chú cá ngoi đầu lên hớp sương, tự nhiên ông nội lại nói chuyện hình tượng cá trong mạch ngầm văn hóa làng mình. Ông nhấp một ngụm trà, chíp môi rồi bắt đầu đọc hai câu thơ của cụ Hoàng Trọng Thuần khắc trên tấm bia đá ở cồn Sanh.
“Mảnh đất cá nhảy ba tầng
Nền khoa cử sắm vang nơi vũ cấp”.

Vốn xa xưa làng trù phú, có cánh đồng có dòng sông, con nước mênh mông chảy vào trang sách ướt đẩm niềm hiếu học. Những sĩ tử của làng thuở ấy cũng dựng chòi lá như thế này bên dòng sông, ngày ngày họ đọc sách và chơi với cá chép trên sông, để một hôm cá chép vượt vũ môn và hóa thành rồng bay về ẩn mình vào linh thổ tạc nên dáng làng uống hình “phi long” như bây giờ. Ôi, sao nghe chuyện của ông như một huyền thoại. Huyền thoại thì không có thực nhưng chưa bao giờ vô ích.
Độ cuối mùa xuân bắt đầu đợt kéo cá. Mà ông nội thả cá ở đây như một thú chơi, vui là chính chứ có kiếm được đồng nào đâu. Quê nhà thật hay, cứ như làm giàu không được thì thôi làm để lấy niềm vui sống Be bò gầy hồ nuôi cá cũng vậy. Lãi lời chả có chi nhưng niềm vui thì rất nhiều, vui vì được thả mình với đất trời bình dị, vui vì được ngồi chòi ngắm trăng đêm... Riêng đối với tôi, chòi canh cá còn là trường học vĩ đại mà ở đó, chính vị giáo sư mang tên Quê Hương đã mượn cánh đồng làm trang vở, lấy gió trời thay mưc vẩy lên trên thảm lúa bao nhiêu bài học giá trị, bồi đắp cho trí tuệ và tâm hồn.
Chòi sĩ tử vẫn còn đó, như suốt đời ta vẫn sĩ tử mà thôi.​
 

malemkhoang

Rìu Chiến

Mùa xuân qua ngõ

Khó có điều gì huyền nhiệm như thiên nhiên buổi đất trời vào xuân, lúc sương làm thành màn và tiếng chim cheo bẻo sớm mai vén bức màn ấy lên. Hiện dần trong đôi mắt ngái ngủ của ngày tân niên là một ngõ quê với bước chân ai đó thả nhẹ trong bồng bềnh hương thơm hoa trái.
Lật tờ lịch đỏ, mặt trời đánh vài sợi nắng đầu mùa và giữ khí trạng ấy cho đến cuối ngày. Mọi thứ bắt đầu bằng sự nhẹ nhàng khoan thai của một người yêu thủy chung mỗi năm ghé về chợ tình lấy duyên một lần, rồi nhận ra món hồi môn từ mấy ngàn năm trước đã trẩy lộc: bông hoa trên cỏ nở cười, trái cây trong vườn ửng má thẹn thùng, cau xòe tán làm chiếc lộng che trái dạm lời. Hình như mùa xuân đất trời bày một tiệc cưới hân hoan, thiên sứ trên cao xuống trần và bưng tất cả lễ vật vừa vào đến ngõ. Tình yêu khai sinh từ một ý niệm tìm ra quả mà Adam và Eva là hai kẻ may nắm đầu tiên. Có lẽ, trái bữa ấy là vật phẩm đánh dấu mùa xuân sang.
Tôi miên man những ý nghĩ ngây ngô khi vào nhà Bảo. Một cây bưởi đứng chào ngay ngoài ngõ trong tư thế cong cành thả từng trái tròn vô tư. Vài trái len hẳn ra ngoài vòm lá và nằm rất thấp, vừa tay người chạm. Nghe nói nếu có hơi tay người thì bưởi mau to?
Bảo cười khi nghe câu hỏi bâng quơ của tôi. Là một người đam mê cây cối, hẳn nhiên Bảo sẽ rất rành món này nhưng hắn vẫn giấu nhẹm câu trả lời. Đừng vội nghĩ đến một hành động thái quá của đàn ông. Nói một cách nghiêm túc, những kinh nghiệm chăm vườn có một sự liên hệ nào đó với việc chăm sóc người. Ví như người lớn thường xoa đầu trẻ con cho chóng lớn. Đấy là sự động viên chân chính. Cũng như khi sờ bưởi thì có ý nhắn nhủ rằng ta muốn có một món lễ xuân dâng cúng tiên tổ, hoặc làm quà cho người thương.
Nhà Bảo nằm ngay chỗ giao của hai con đường làng. Mỗi buổi sáng mấy cô gái quê thường đi qua thả những mùi hương tóc gội bồ kết, hay là trả tiếng cười khẽ khi gặp lời chào ban mai của chàng trai tuổi yêu. Mấy lần ngủ lại ở nhà Bảo, sáng thức dậy tôi đã nhận ra rất nhiều tín hiệu duyên dáng của ngày mới. Một chòm hoa bưởi trắng nội kết trong tàng lá xanh tự bao giờ vẫn giữ nét khôi nguyên và bung nụ như mở tấm lòng thơm thảo muốn hiến dâng. Có khi len lỏi giữa những vòm bưởi là chú chim sẻ vuốt cánh đánh nhẹ vào mấy chiếc lá, hoặc chim liếc mỏ sừng vào vỏ trái. Thành ra, trái bưởi có những chỗ bóng loáng lên như thứ gỗ được mài nhẵn. Mỗi trái bưởi hệt một khuôn mặt tròn đầy của thiếu nữ với làn da mịn màng được nuôi dưỡng bởi lớp kem sương xuyên đêm.
Ba của Bảo đang bệnh, bây giờ mỗi ngày phải dìu ông đi quanh sân nhà, ra ngõ cho ông chạm vịn vào cây cối một chốc. Lần tôi dìu ông ra ngõ, ông nắm vào cuống trái bưởi cố gắng nân lên rồi ú ớ vài tiếng không rõ. Tôi hỏi có phải lấy tre chống cho cành đừng trĩu xuống không? Ông gật đầu lia lịa và rạng mặt mừng vì có người hiểu mình. Từ đó tôi biết rằng tình yêu thiên nhiên đã nâng đỡ rất nhiều cho con người. Trong nỗi bệnh tật, người ta làm bạn với cây cối, biết cách nâng niu và trân trọng sự sống thuần hậu.
Ngõ quê ít khi kín cổng cao tường, thay vào đó là một cây cho quả vắt nhành sang làm cổng và hàng cây leo dựng tường. Những loại cây leo làm phên dậu như mướp hay mùng tơi. Từ cuối mùa đông người quê rào tre làm phên và ươm hạt trong những túi nhỏ. Khi cây chừng một gang tay, bắt đầu ra tua cuốn thi xé bao đem trồng ở dưới những hàng phên. Vài bữa sau cây đã bắt ngọn leo lên và phủ xanh lá. Có nhà làm phên ngay ở hai bên lối vào, rồi bắc thêm phên ngang phía trên để trồng mướp. Đến khi mướp phủ kín, đi vào ngõ nhận ra ngay niềm hiếu khách của gia chủ, hồ như đấy là niềm hạnh phúc tao ngộ của người nhà quê.
Có lần tôi lên nhà Đăng chơi, gã chỉ tay ra ngõ và khoe cái giàn mướp mới gầy tre. Vài bữa nửa nó lên xanh đẹp lắm. Rồi đôi mắt gã mơ màng nghĩ đến một cuộc hôn nhân trong kỳ mướp cho quả. Từng trái xanh non vắt xuống vừa chạm đầu nàng dâu mới. Sẽ có vài con ong chơi trò đuổi bắt, chúng xuyên qua vòm rồi bò quanh trái mướp. Cuộc tự tình mỗi sớm mai hay khi chiều về của đôi lứa dưới vòm lá sẽ lãng mạn biết bao. Cây còn xanh đúng mùa, ngõ vẫn chờ đúng hẹn, nghĩa là tuổi xuân của bạn còn phơi phới. Biết bao lần ngồi với Đăng trên lớp cỏ ven đê, giữa đêm trăng mọc muộn phía đầu làng để nói về niềm tin yêu cuộc sống. Và mỗi độ xuân về, tôi đều nhận ra thiên nhiên bao la đã choàng lên mảnh làng bé nhỏ của mình những gửi gắm lạc quan. Trong sợi dây leo có tình gắn kết, dưới tờ lá xanh có sự chở che, quá đầu mùa móc cuống vào giàn có nguồn nâng đỡ. Bởi thế mà quê hương luôn hiện hữu trong từng ý nghĩ của bạn bè.
Mảnh vườn bên cạnh lối vào, người quê thường dùng để trồng rau màu, các loại rau kẹp ăn sống ăn quanh năm. Riêng cải thì chỉ thích hợp vào mùa xuân nên đến độ này, người ta ưu tiên đất để trỉa cải. Và không phụ lòng người trồng, cải làm màu xanh non tươi mơn mởn. Hạt cải chỉ cần trỉa xuống độ vài hôm là có thể nhổ ăn được rồi. Đi vào ngõ nhà Đăng, vườn cải trải ra một tấm thảm xanh dịu dàng. Có lẽ đó là màu xanh ngây thơ nhất, một thứ gam màu lạnh chưa hề nghĩ ngợi đến tuổi đời của mình.
$
Niềm vui của người làng không phải là của cải vật chất, mà đó là vật phẩm thiên nhiên. Bởi thế nên bà con khen nhau cái cây sai trái, cái vườn xanh tươi chứ ít khi khen của nả trong nhà. Đến chơi với nhau cũng muốn đứng ngoài sân vườn, hưởng cái bầu không khí yên tĩnh. Chén nước trà đãi bôi đôi khi chưa thực sự là niềm thâm giao bằng lời mời chào của ngõ cây xanh. Tôi học được điều này qua những lần đi chơi với Bảo. Cứ thấy nhà ai có nhiều cây xanh là Bảo ghé vào chơi một cách tự nhiên, rồi nói chuyện sinh vật cảnh với gia chủ y hệt bạn quen từ thuở nào. Thế đấy, cây cối đã nối một vòng tay thân thiện cho con người.
Hồi ấy tôi và Sum hay đi qua đường làng Đại Hòa, bên cạnh đình làng có một ngôi nhà rậm rạp cây cối. Hai đứa hơi sợ cái nhà này vì nó kín đáo quá. Không ngờ vài bữa sau mới biết đó là nhà Phương Oanh, một người bạn gái của tôi. Buổi tối đầu tiên tôi đánh bạo vào nhà Oanh chơi, bạn mời ngồi ở ngoài sân. Mới đầu thấy hơi buồn, nhưng ngồi một lúc thì hương cau từ ngõ tràn vào thơm ngát, gió đêm lạc qua lá khẽ tiếng xôn xao. Tôi chưa kịp quở một lời nào thì Phương Oanh nói trước. Bạn đến chơi mà không có gì mời cả!

Trời ơi, cả một khu vườn với rất nhiều thanh âm trìu mến và hương thơm quyến rũ như thế chưa đủ hay sao. Phải quý lắm bạn mời cho ngồi ở sân để hưởng thứ ân sủng dồi dào của thiên nhiên. Chính những buổi tối như thế đã dậy lên trong tâm hồn tôi niềm yêu khôn tả. Những đêm trăng đầu xuân, ngõ quê ảo mờ như dáng dấp khuynh thành mà duyên dáng, kín kẽ mà điệu đà.
Ngõ nhà gắn với nhiều kỷ niệm tuổi thơ nghịch ngợm của tôi. Hồi ở nhà còn cây vú sữa, tôi hay hái sẵn một chùm trái xoan leo lên trên chãng ba và ngồi vắt vẻo ở đó nhìn xuống. Đầu năm, chú tôi dắt một cô gái về nhà chơi. Tôi ngồi trên đó lặt từng trái xoan tròn búng xuống chọc. Chú tôi giận lắm nhưng không dám mắng, còn cô gái ấy chắc là không giận nên mới đồng ý lấy chú. Lần khác, đám bạn trong xóm núp sau dậu mùng tơi, đến khi có đôi trai gái đi qua thì cả lũ bạn nhảy ra hát: Cô dâu chú rể, làm bể bình bông. Xong, tất cả bỏ chạy để lại tiếng cười trêu đùa nơi ngõ.
Mùa xuân, đến bất cứ nhà ai chơi đều nhận thấy sự trổi dậy mãnh liệt ngay từ ngoài cánh cửa khu vườn. Mùi thơm mộc mạc của hoa cau, hay mùi bàng phấn tuyền đặc của dạ lý hương lan tỏa như thứ men xuân đắm say. Mỗi lá cây mỗi trái ngọt đều hết mình làm tốt nhiệm vụ kế nhiệm mà tổ tiên của chung đã gầy dựng và giao phó. Chợt nhớ đến câu văn trong sớ cúng họ tộc: '‘Triệu tổ tiền bồi thùy vạn cổ/ Phụng tiên tư hiếu báo tam xuân”. Cả con người cũng phải góp phần bồi tù cho thiên nhiên để làm nên mùa xuân đẹp tươi.​
 

malemkhoang

Rìu Chiến

Mùa xuân qua ngõ

Khó có điều gì huyền nhiệm như thiên nhiên buổi đất trời vào xuân, lúc sương làm thành màn và tiếng chim cheo bẻo sớm mai vén bức màn ấy lên. Hiện dần trong đôi mắt ngái ngủ của ngày tân niên là một ngõ quê với bước chân ai đó thả nhẹ trong bồng bềnh hương thơm hoa trái.
Lật tờ lịch đỏ, mặt trời đánh vài sợi nắng đầu mùa và giữ khí trạng ấy cho đến cuối ngày. Mọi thứ bắt đầu bằng sự nhẹ nhàng khoan thai của một người yêu thủy chung mỗi năm ghé về chợ tình lấy duyên một lần, rồi nhận ra món hồi môn từ mấy ngàn năm trước đã trẩy lộc: bông hoa trên cỏ nở cười, trái cây trong vườn ửng má thẹn thùng, cau xòe tán làm chiếc lộng che trái dạm lời. Hình như mùa xuân đất trời bày một tiệc cưới hân hoan, thiên sứ trên cao xuống trần và bưng tất cả lễ vật vừa vào đến ngõ. Tình yêu khai sinh từ một ý niệm tìm ra quả mà Adam và Eva là hai kẻ may nắm đầu tiên. Có lẽ, trái bữa ấy là vật phẩm đánh dấu mùa xuân sang.
Tôi miên man những ý nghĩ ngây ngô khi vào nhà Bảo. Một cây bưởi đứng chào ngay ngoài ngõ trong tư thế cong cành thả từng trái tròn vô tư. Vài trái len hẳn ra ngoài vòm lá và nằm rất thấp, vừa tay người chạm. Nghe nói nếu có hơi tay người thì bưởi mau to?
Bảo cười khi nghe câu hỏi bâng quơ của tôi. Là một người đam mê cây cối, hẳn nhiên Bảo sẽ rất rành món này nhưng hắn vẫn giấu nhẹm câu trả lời. Đừng vội nghĩ đến một hành động thái quá của đàn ông. Nói một cách nghiêm túc, những kinh nghiệm chăm vườn có một sự liên hệ nào đó với việc chăm sóc người. Ví như người lớn thường xoa đầu trẻ con cho chóng lớn. Đấy là sự động viên chân chính. Cũng như khi sờ bưởi thì có ý nhắn nhủ rằng ta muốn có một món lễ xuân dâng cúng tiên tổ, hoặc làm quà cho người thương.
Nhà Bảo nằm ngay chỗ giao của hai con đường làng. Mỗi buổi sáng mấy cô gái quê thường đi qua thả những mùi hương tóc gội bồ kết, hay là trả tiếng cười khẽ khi gặp lời chào ban mai của chàng trai tuổi yêu. Mấy lần ngủ lại ở nhà Bảo, sáng thức dậy tôi đã nhận ra rất nhiều tín hiệu duyên dáng của ngày mới. Một chòm hoa bưởi trắng nội kết trong tàng lá xanh tự bao giờ vẫn giữ nét khôi nguyên và bung nụ như mở tấm lòng thơm thảo muốn hiến dâng. Có khi len lỏi giữa những vòm bưởi là chú chim sẻ vuốt cánh đánh nhẹ vào mấy chiếc lá, hoặc chim liếc mỏ sừng vào vỏ trái. Thành ra, trái bưởi có những chỗ bóng loáng lên như thứ gỗ được mài nhẵn. Mỗi trái bưởi hệt một khuôn mặt tròn đầy của thiếu nữ với làn da mịn màng được nuôi dưỡng bởi lớp kem sương xuyên đêm.
Ba của Bảo đang bệnh, bây giờ mỗi ngày phải dìu ông đi quanh sân nhà, ra ngõ cho ông chạm vịn vào cây cối một chốc. Lần tôi dìu ông ra ngõ, ông nắm vào cuống trái bưởi cố gắng nân lên rồi ú ớ vài tiếng không rõ. Tôi hỏi có phải lấy tre chống cho cành đừng trĩu xuống không? Ông gật đầu lia lịa và rạng mặt mừng vì có người hiểu mình. Từ đó tôi biết rằng tình yêu thiên nhiên đã nâng đỡ rất nhiều cho con người. Trong nỗi bệnh tật, người ta làm bạn với cây cối, biết cách nâng niu và trân trọng sự sống thuần hậu.
Ngõ quê ít khi kín cổng cao tường, thay vào đó là một cây cho quả vắt nhành sang làm cổng và hàng cây leo dựng tường. Những loại cây leo làm phên dậu như mướp hay mùng tơi. Từ cuối mùa đông người quê rào tre làm phên và ươm hạt trong những túi nhỏ. Khi cây chừng một gang tay, bắt đầu ra tua cuốn thi xé bao đem trồng ở dưới những hàng phên. Vài bữa sau cây đã bắt ngọn leo lên và phủ xanh lá. Có nhà làm phên ngay ở hai bên lối vào, rồi bắc thêm phên ngang phía trên để trồng mướp. Đến khi mướp phủ kín, đi vào ngõ nhận ra ngay niềm hiếu khách của gia chủ, hồ như đấy là niềm hạnh phúc tao ngộ của người nhà quê.
Có lần tôi lên nhà Đăng chơi, gã chỉ tay ra ngõ và khoe cái giàn mướp mới gầy tre. Vài bữa nửa nó lên xanh đẹp lắm. Rồi đôi mắt gã mơ màng nghĩ đến một cuộc hôn nhân trong kỳ mướp cho quả. Từng trái xanh non vắt xuống vừa chạm đầu nàng dâu mới. Sẽ có vài con ong chơi trò đuổi bắt, chúng xuyên qua vòm rồi bò quanh trái mướp. Cuộc tự tình mỗi sớm mai hay khi chiều về của đôi lứa dưới vòm lá sẽ lãng mạn biết bao. Cây còn xanh đúng mùa, ngõ vẫn chờ đúng hẹn, nghĩa là tuổi xuân của bạn còn phơi phới. Biết bao lần ngồi với Đăng trên lớp cỏ ven đê, giữa đêm trăng mọc muộn phía đầu làng để nói về niềm tin yêu cuộc sống. Và mỗi độ xuân về, tôi đều nhận ra thiên nhiên bao la đã choàng lên mảnh làng bé nhỏ của mình những gửi gắm lạc quan. Trong sợi dây leo có tình gắn kết, dưới tờ lá xanh có sự chở che, quá đầu mùa móc cuống vào giàn có nguồn nâng đỡ. Bởi thế mà quê hương luôn hiện hữu trong từng ý nghĩ của bạn bè.
Mảnh vườn bên cạnh lối vào, người quê thường dùng để trồng rau màu, các loại rau kẹp ăn sống ăn quanh năm. Riêng cải thì chỉ thích hợp vào mùa xuân nên đến độ này, người ta ưu tiên đất để trỉa cải. Và không phụ lòng người trồng, cải làm màu xanh non tươi mơn mởn. Hạt cải chỉ cần trỉa xuống độ vài hôm là có thể nhổ ăn được rồi. Đi vào ngõ nhà Đăng, vườn cải trải ra một tấm thảm xanh dịu dàng. Có lẽ đó là màu xanh ngây thơ nhất, một thứ gam màu lạnh chưa hề nghĩ ngợi đến tuổi đời của mình.
$
Niềm vui của người làng không phải là của cải vật chất, mà đó là vật phẩm thiên nhiên. Bởi thế nên bà con khen nhau cái cây sai trái, cái vườn xanh tươi chứ ít khi khen của nả trong nhà. Đến chơi với nhau cũng muốn đứng ngoài sân vườn, hưởng cái bầu không khí yên tĩnh. Chén nước trà đãi bôi đôi khi chưa thực sự là niềm thâm giao bằng lời mời chào của ngõ cây xanh. Tôi học được điều này qua những lần đi chơi với Bảo. Cứ thấy nhà ai có nhiều cây xanh là Bảo ghé vào chơi một cách tự nhiên, rồi nói chuyện sinh vật cảnh với gia chủ y hệt bạn quen từ thuở nào. Thế đấy, cây cối đã nối một vòng tay thân thiện cho con người.
Hồi ấy tôi và Sum hay đi qua đường làng Đại Hòa, bên cạnh đình làng có một ngôi nhà rậm rạp cây cối. Hai đứa hơi sợ cái nhà này vì nó kín đáo quá. Không ngờ vài bữa sau mới biết đó là nhà Phương Oanh, một người bạn gái của tôi. Buổi tối đầu tiên tôi đánh bạo vào nhà Oanh chơi, bạn mời ngồi ở ngoài sân. Mới đầu thấy hơi buồn, nhưng ngồi một lúc thì hương cau từ ngõ tràn vào thơm ngát, gió đêm lạc qua lá khẽ tiếng xôn xao. Tôi chưa kịp quở một lời nào thì Phương Oanh nói trước. Bạn đến chơi mà không có gì mời cả!

Trời ơi, cả một khu vườn với rất nhiều thanh âm trìu mến và hương thơm quyến rũ như thế chưa đủ hay sao. Phải quý lắm bạn mời cho ngồi ở sân để hưởng thứ ân sủng dồi dào của thiên nhiên. Chính những buổi tối như thế đã dậy lên trong tâm hồn tôi niềm yêu khôn tả. Những đêm trăng đầu xuân, ngõ quê ảo mờ như dáng dấp khuynh thành mà duyên dáng, kín kẽ mà điệu đà.
Ngõ nhà gắn với nhiều kỷ niệm tuổi thơ nghịch ngợm của tôi. Hồi ở nhà còn cây vú sữa, tôi hay hái sẵn một chùm trái xoan leo lên trên chãng ba và ngồi vắt vẻo ở đó nhìn xuống. Đầu năm, chú tôi dắt một cô gái về nhà chơi. Tôi ngồi trên đó lặt từng trái xoan tròn búng xuống chọc. Chú tôi giận lắm nhưng không dám mắng, còn cô gái ấy chắc là không giận nên mới đồng ý lấy chú. Lần khác, đám bạn trong xóm núp sau dậu mùng tơi, đến khi có đôi trai gái đi qua thì cả lũ bạn nhảy ra hát: Cô dâu chú rể, làm bể bình bông. Xong, tất cả bỏ chạy để lại tiếng cười trêu đùa nơi ngõ.
Mùa xuân, đến bất cứ nhà ai chơi đều nhận thấy sự trổi dậy mãnh liệt ngay từ ngoài cánh cửa khu vườn. Mùi thơm mộc mạc của hoa cau, hay mùi bàng phấn tuyền đặc của dạ lý hương lan tỏa như thứ men xuân đắm say. Mỗi lá cây mỗi trái ngọt đều hết mình làm tốt nhiệm vụ kế nhiệm mà tổ tiên của chung đã gầy dựng và giao phó. Chợt nhớ đến câu văn trong sớ cúng họ tộc: '‘Triệu tổ tiền bồi thùy vạn cổ/ Phụng tiên tư hiếu báo tam xuân”. Cả con người cũng phải góp phần bồi tù cho thiên nhiên để làm nên mùa xuân đẹp tươi.​
 

malemkhoang

Rìu Chiến

Pháo Tết ngày xưa​



Trong những hoài niệm về thuở ấu thời của mình, tôi luôn nhớ pháo Tết. Nhớ những quả pháo nhỏ móc nhau trên một sợi dây tim, nhớ tiếng nổ đêm ba mươi, nhớ màu đỏ nhuộm thắm khoảnh sân nhà sáng mùng một. Cứ mỗi độ Tết đến, như có một âm vọng pháo ngày xưa trở về thắc thỏm bên tai.
Tháng chạp đi chợ, rau cải của mạ màu xanh, mứt gừng màu vàng, khoai tía riềng màu tím... Nổi lên giữa nhốn nháo sắc màu ấy là cái đỏ của pháo treo trong các hàng tạp hóa. Tết đến sớm hơn từ những ô chợ nhỏ, người người đi sắm hàng Tết không quên mua vài phong pháo về đốt. Nhà khá giả thì hai ba phong, nhà nghèo mấy cũng nhất thiết có một phong đốt vào giao thừa. Tết không có pháo là ông bà khó biết đường để về, ngày trước người ta quan niệm như thế.
Đi chợ những ngày cuối năm thích nhất hai việc. Thứ nhất là đến hàng mứt, o bán hàng cho một nhúm mứt dừa ăn thử, nếm cái ngọt của dừa quyện với đường như muốn lịm đi. Thứ hai là đòi mạ mua cho mấy phong pháo con, gọi là pháo tép. Pháo tép là loại pháo đồ chơi của con nít, phong pháo dài cỡ một gang tay được nhuộm màu xanh đỏ vàng từng chặng xen kẽ. Ngày đó mỗi phong pháo tép giá hai trăm đồng, bằng tiền mua hai cái bánh ít. Hàng bán pháo tép của o Nguyệt nằm bên trái hàng bán bánh ít của mệ Khung. Mạ cho hai trăm bạc cầm tới chỗ đó rồi cứ đứng thần mặt ra không biết nên mua pháo hay mua bánh vì cái gì cũng thích. Thế là o Nguyệt cho một phong pháo và mệ Khung cho bánh không lấy tiền. Hai trăm đồng đó đem về cho thằng Cưng, nó lại đến đứng thần mặt trước hàng pháo. Cả lũ con nít làng rồng rắn ra chợ rồi lại rồng rắn về nhà, trên tay có pháo có banh. Đúng là vui như Tết.

Năm nào cũng thế, ngày hai nhăm tháng Chạp, mệ nội mới từ trên Lao Bảo về và mang theo những phong pháo. Tôi đi khắp xóm khoe với mấy đứa con nít là pháo nhà minh mua ở bên Lào, sẽ nổ to nhất làng. Tết lấy pháo làm tín hiệu, trẻ con lấy pháo so sánh nhà mình với nhà bạn ăn Tết to hay nhỏ. Pháo mua về đặt trên bàn thờ, anh em tôi cứ chạy quanh vói đầu lên nhìn, cứ đếm đốt ngón tay mong Tết đến để đốt pháo.
Nhà khá giả thì chiều ba mươi cúng tất niên đã đốt pháo. Trẻ con cứ nghe có tiếng nổ là kéo nhau chạy tới coi. Khói pháo cuối năm quyện với khói từ trong bếp, buổi chiều chợt trở nên bảng lảng ngan ngát bùi ngùi xao xuyến đến lạ. Mùi pháo hăng hắc xộc thẳng vào mũi chẳng thể nào quên được.
Đêm giao thừa trời tối như bưng, nhà nhà treo pháo trên những cây cao, phong pháo dài ngoẵng dõng xuống như cái lưỡi thè liếm vào đất mơn man xuân. Phút chuyển khắc, hướng đông hướng tây, xóm trên xóm dưới thi nhau pháo nổ. Việc châm lửa đốt pháo thường do người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà thực hiện. Ông nội tôi năm nào cũng chít áo đóng khăn từ sớm, đi quanh mấy vòng như để quấy lên cái không khí mùa xuân. Ông đi ra ngõ, như thể ông đi rước tổ tiên về ăn Tết cùng cả nhà. Dạo xong ông tới chỗ cây mít, ở đó phong pháo đã móc sẵn. Ông châm lửa vào và pháo nổ lên những tiếng “Tết! Tết!”.
Đêm trừ tịch ai cũng thức, người lớn trẻ con, đàn ông đàn bà cho đến lợn gà mèo chó. Có đứa trẻ làng thức không nổi nên thiếp ngủ đi lúc nào không biết, nhưng tới giao thừa nghe râm ran pháo là tự dưng bật dậy. Trẻ con và mùa xuân có gì đó giống nhau, đều được đánh thức bởi tiếng pháo. Hai anh em tôi cứ níu lấy vạt áo dài của ông nội mà nhảy, còn mấy chú thì đứng canh nhau chờ pháo nổ xong để vào nhặt. Mỗi phong pháo có vài quả pháo tống to nhất đơm xen cách trên sợi tim chính, cứ cháy đến đoạn nào gặp thì tiếng nổ to đùng lên. Tội nhất là lũ chó, quanh năm giữ nhà giữ cửa canh kẻ xấu vào ban đêm, thế mà tới giao thừa lại phải bỏ chạy ra ngoài bờ ruộng đứng hóng vào sủa inh ỏi.
Mỗi phong pháo cháy độ năm bảy phút, thế nhưng phải mất nửa giờ sau mới hết nghe tiếng nổ bởi có nhà đợi hàng xóm đốt xong rồi mình đốt sau. Pháo tan, bước qua năm mới, ông nội nhủ anh em tôi vào ngủ, sáng mai mới được phép nhặt pháo. Hai anh em vào nằm ngủ, đứa nào cũng thỏ thẻ thì thầm vào tai mạ, nói sáng mai mạ thức con dậy sớm hơn nghe, để con ra nhặt pháo trước.

Đêm chuyển giao giữa hai năm dường như thời gian ngắn lại, vừa mới nằm một nhoáng đã nghe gà gáy. Anh trai dậy trước, rón rén chui ra khỏi màn thật nhẹ để tôi không tỉnh giấc. Nhưng tôi biết được, thế là hai anh em cùng vùng chạy ra gốc mít. Xác phao đêm qua vãi ra đỏ hồng một góc nương quanh cây mít. Mấy miếng giấy nhỏ nổ ra vướng lên trên ngọn cây mít như nở hoa đỏ.
Hai anh em tranh nhau nhặt những quả pháo chưa kịp nổ, chúng nằm lẫn lộn giữa mớ xác pháo và hạt cốm trộn muối đêm qua ông vãi sau khi cúng giao thừa. Nhét chiếc áo pul vào lưng quần xà lỏn, bụng ngực trở thành cái túi tha hồ mà bỏ pháo. Cả hai anh em nhanh tay tranh nhau nhặt. Có khi cả hai cùng nhìn thấy một quả ở phía xa, liền ùa chạy đến hớt hải chụp.
Mấy quả pháo rụng xuống đất dây tim còn y nguyên thì nhặt cất đi, ra năm đem đốt. Trò chúng tôi hay chơi nhất là nắn một tượng hình người bằng đất sét, kẹp quả pháo đó vào cổ tượng và đốt. Pháo nổ, đầu tượng đứt đi văng mất hút, chỉ còn lại thân phía dưới. Trò này gọi tên là tử hình bằng pháo. Loại pháo cháy hết tim nhưng chưa nổ, hoặc do dây tim kết không chặt nên nó đứt thẳng trước khi lửa đến được gọi là pháo xì. Những viên pháo xì không chơi trò tử hình được mà lại bóc vỏ giấy ra lấy cái chất thuốc kẽm trắng ở trong. Chất kẽm này đem pha nước thành màu nhũ trắng bạc rất đẹp để sơn phết lung tung. Anh trai khéo tay, hay nắn tượng Phật bằng đất, phơi cho khô rồi phết màu nhũ ruột pháo lên là bức tượng y như làm bằng kim loại.
Nhặt pháo xong thì trời đã sáng hẳn, hai anh em nhìn nhau nói Tết rồi. Xong lại tranh nhau chạy vào mặc áo quần đẹp. Nhà hàng xóm không có trẻ con, cứ sáng đầu năm là hai anh em tôi chạy sang nhặt pháo. Bà cụ ra nói, chà, nhà tui năm ni có hai ông Thần Tài vô đạp đất sớm quá. Người quê rất coi trọng chuyện đạp đất (xông đất), hễ có con nít vào đạp đất là coi như năm đó an nhàn đầy đủ. Có lẽ người ta nghĩ con trẻ thì bao giờ cũng vô tư hồn nhiên, ăn no mặc đủ. Cứ thế, năm nào hai anh em tôi cũng thành những vị Thần Tài vào ban phước cho nhà hàng xóm. Nhặt pháo xong, anh em tôi còn được lì xì tiền và mấy cái bánh in bọc giấy ngũ sắc, ở quê gọi là bánh cộ mỗi độ Tết mới có. Con nít trong xóm ngày Tết cứ tíu ta tíu tít đem pháo ra khoe và thi coi đứa nào nhặt được nhiều hơn. Có khi mấy đứa góp pháo nhặt được lại, rồi kết thành chùm đem móc ở một cành cây ngoài đường làng và đốt.
Trong mấy ngày Tết, những nhà khá giả còn đốt pháo vào ban trưa, lúc làm lễ cúng đưa đầu năm (mùng 2 hay mùng 3 Tết). Hoặc lúc có khách quý phương xa về thì đốt pháo thể hiện sự trân trọng chào mừng. Hễ cứ nghe tiếng pháo là cả lũ trè kéo nhau đến nhà đó, chực pháo cháy xong thì nhào vô nhặt. Có khi đang gồng tay xô nhau tranh một quả pháo thì bỗng dưng quả pháo cháy ngầm rồi nổ đùng, cả mấy đứa hết hồn.
Hai mươi năm rồi dân mình không được đốt phào, trải qua chừng ấy năm mọi thứ rộn ràng hơn nhưng hồn Tết thì dường như bị nhạt mất. Có ai lục lại trong kết sắt nhà mình, chỗ ngày xưa từng giấu mấy quả pháo nhặt được, xem có còn sót lại mảnh giấy xác pháo nào không? Có ai đi qua góc vườn cây mít, nơi từng móc những xâu pháo đợi giao thừa châm lửa, ngửi xem có còn sợi khói thơm mùi nao nao nào không? Có ai nằm trong đêm trừ tịch lặng thinh rồi hóng tai lên đợi nghe tiếng pháo đì đùng không?
Chỉ có nỗi hoài niệm trả lời cùng tôi.​
 

malemkhoang

Rìu Chiến

Mùa xuân bẫy én đồng làng​

Ai đã từng sinh ra và lớn lên ở một làng quê hẳn không thể quên cái trò bẫy én vào mỗi độ xuân về. Ngày xưa tôi là một đứa bé mê chim chóc, mê đến nỗi có những ngày Tết xa quê cứ thèm mình là con chim én ấy, để được bay về cánh đồng quê hương và tình nguyện mắc vào một cái bẫy ai đó đã đặt chờ đợi.

Con nít làng tôi lớn lên như thế. Lớn lên từ cánh đồng mỗi mùa ban tặng một thứ sản vật, có cái cầm được có cái không, nhưng tất cả đều đáng yêu đáng nhớ. Mùa hạ cho thóc trảy vỏ bóc ra gạo trắng. Mùa thu toóc rạ đốt lên khói đồng xoáy vào mắt, cay. Mùa đông có lũ cá lội ngược nước chảy vào những chiếc nom đặt ở cống. Còn mùa xuân thung thăng bầy én về, thung thăng lũ trẻ đi bẫy én. Dường như mùa xuân, cánh đồng dành riêng cho lũ con nít.

Làng tôi là khuông đất nhỏ, không sông không biển, được bao quanh bởi ba làng khác. Chính vì thế mà ngày nhỏ tôi lọt giữa những ngọn lúa bờ đê và không định vị được phương hướng. Đến một hôm mặt trới chỉ cho tôi hướng đông - hướng tây ứng với chân trời nó mọc và lặn. Mùa xuân năm ấy bầy chim én bay về giúp tôi biết được hướng bắc — hướng nam theo chiều bay của chúng. Tôi cảm ơn loài chim mùa xuân này, én đã dạy cho tôi bài học về sự định hướng quê nhà, để đi xa tôi không đánh mất mình giữa bốn chiều quỹ đạo mông lung. Cũng nhờ cái hướng đàn chim đó mà tôi nhận ra làng mình như một cái bẫy dang tay đón lấy mùa xuân, ôm chặt những đứa con tha hương trở về, như tôi hôm nay. Trong tuổi thơ khốn khó, bạn bè tôi đã tự sắm ra trò để chơi và nhận lấy từ đó những bài học quý giá về địa lý, đạo lý.

Nơi mảnh làng bé nhỏ này, mùa xuân là sự phối hợp hoàn hảo nhất của thiên nhiên, đến nỗi suy nghĩ ấu dại của tôi đã đóng đinh một khái niệm tuyệt đối: Quê hương. Mỗi mùa xuân cánh én bay qua, như tuổi thơ lặng lẽ ẩn mình vào ký ức, riêng quê hương luôn là nơi trở về cho chim và người. Phải vì thế mà tục ngữ Việt đã dành một câu thiêng liêng nhất cho cả hai: “Chim có tổ, người có tông”.



Mùa xuân tiềm giữ một ma lực mạnh mẽ đến nỗi mọi thứ luôn muốn làm mới mình để vào hội. Hoa thời bung sắc, yến tỉa lông, chim công chuốt nỏn đuôi. Riêng những cánh én lại giản dị như chưa bao giờ biết làm đẹp. Bù lại, én thể hiện mình bằng cách lướt những đường bay điêu luyện, lộn đảo vòng giữa không gian. Muốn được yêu trước hết cần phải làm cho mình đáng yêu. Có lẽ én đã học được điều này nên không những khỏi tủi phận giữa mùa xuân thiếu tà áo mới mà còn được trẻ con đem lòng mến yêu. Trên cánh đồng làng, bằng vũ điệu của mình, én đã làm một cuộc soán ngôi ngoạn mục và giữ vị thế ấy suốt những mùa giải tân niên. Chim trời luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên thần thái cho thiên nhiên. Ở thủ đô Minsk, khi đàn chim sẻ bay lượn men theo dòng chảy sông Svislach mang nắng ấm về, là lúc mùa xuân đến. Cả thành phố náo động tiếng sẻ gọi nhau vào mỗi buổi chiều. Chính vì thế mà trước cổng chợ Kamarop có tượng con chim sẻ đậu trên đầu chú ngựa. Và đó là một biểu tượng của thành phố thể hiện sự thiện chí hòa ái.



Vào một ngày xuân năm mười tuổi, tôi nghe sau lưng nhà những tiếng sột soạt vờn gió, chạy ra xem thì thấy mấy cánh én nhỏ về đậu trên bờ ruộng. Rồi chúng bay vút theo hướng nam sà xuống cánh đồng trước mặt nhà. Ngày sương giáng, những cánh én thấp thoáng bay qua đã dừng chân ghé lại nơi làng quê yên ả và kịp đánh một dấu nhớ trong cuộc viễn du về miền ánh sáng. Mấy tấm ruộng giêng đang xanh thắm hệt một tấm áo choàng, bỗng nhiên được đơm thêm những chiếc cúc đen nhỏ. Và những chiếc cúc én ấy như muốn báo với người làng một mùa ấm êm sắp tới. Đấy chính là bức thông điệp mà nàng Xuân đã ý nhị nhờ cánh én mang về.



Én đầu mùa bạo dạn, chúng dừng lại rất lâu trên đồng làng, lướt cánh lượn qua lượn về trên đám lúa non. Lúc đầu một vài con, sau là từng đàn, cứ thế chúng kéo nhau về làm hội giữa đồng làng. Có lẽ chính nhờ tính cách hồn nhiên ấy nên én là loài... chơi được. Cũng như tình bạn, luôn cần sự hồn nhiên trong sáng để chơi với nhau được lâu dài. Mỗi trò chơi của tuổi thơ luôn để lại trong trí nhớ người ta những suy nghĩ chín chắn. Nhờ chơi mà trẻ con trưởng thành lên. Học mà chơi, chơi mà học là vậy.

Ở làng có một cái hồ, tục gọi hồ ông Bá, nước luôn đầy nên dùng để nuôi cá. Mùa xuân bầy én bay qua soi mmh xuống hồ như để trang điểm lại nhan sắc đã bị gió bụi đường trường làm xấu đi. Cụ già chủ hồ cá chỉ cần ngắm ảnh của con én dưới hồ là biết độ trong của nước để điều chỉnh cho phù hợp. Mãi sau này tôi mới biết, trong thủy nông học gọi đấy là phương pháp đĩa sếch-xi. Bình thường, để đo độ trong của nước hồ, người ta dùng đĩa sếch-xi, là một đĩa tròn chia làm bốn cánh sơn màu trắng đen xen kẽ. Ở giữa tâm đĩa gắn một thước đo vuông góc với mặt. Nhúng đĩa sếch-xi xuống nước, bao giờ không còn phân biệt màu đĩa thì độ đo của thước ứng với độ trong mặt nước. Từ khi biết được phương pháp này, tôi chợt khâm phục những người dân bình dị của quê mình, họ không được học hành nhiều nhưng lại làm việc rất có căn cớ. Tôi tự hỏi, phải chăng mỗi người nông dân là một nhà khoa học với hàm lượng trí thức tiềm ẩn và vận dụng khéo léo. Sống ở quê, chơi với người quê học được bao điều.

Như chuyện làm bẫy én cũng vậy, trẻ con học theo nhau là chính. Cái bẫy én rất đơn giản. Lấy đoạn tre ngắn, một đầu chẻ ra rồi nêm vào giữa nét chẻ một hòn đá để tạo thành cái nạng chãng ba. Dùng sợi chỉ buộc qua một cái vòng thòng lọng. Mồi bẫy én là ruồi, ruồi đen nhỏ hoặc ruồi xanh càng tốt. Bắt ruồi xong thì cột vào giữa cái vòng dây chỉ thòng lọng đó. Nhớ là phải dùng chỉ mảnh để én không phát hiện ra. Sigmund Freud từng nói: “Mỗi đứa trẻ đang chơi là một nhà thơ trong thế giới trò chơi của chúng”. Có lẽ sự sáng tạo của trẻ con luôn mang tính chất ngẫu hứng và hồn nhiên. Sau này lớn lên, nhiều lần tôi làm bẫy én cho các em nhỏ chơi, nhưng cảm xúc không còn được như xưa, nó toan liệu và khôn vãnh hơn, phải cố tình làm sao để bẫy được thật nhiều én. Thế là cái bẫy én rườm rà dây chạc khiến con én sợ, không dám bay đến ăn mồi.

Hôm thằng Cưng làm bẫy, mấy đứa tôi ngồi quanh xem nó vót tre buộc chỉ, rồi về nhà làm theo. Con nít ở làng chơi với nhau và học nhau là chính, tất cả những trò chơi hay kinh nghiệm làm đồng đều thế cả, một đứa biết thì tất cả biết, không giữ riêng mình làm gì. Từ những trò chơi, tình bạn đã được thắt chặt thêm. Sau này lớn lên, dẫu mỗi đứa đi một phương thì vẫn luôn nhớ nhau, như thể còn nợ nhau những bài học thuở ấu thơ.

Làm xong bẫy và nơm mồi ruồi, chúng tôi mỗi đứa cầm theo độ dăm cái bẫy ra đồng, chia nhau vùng ruộng và cắm bẫy. Bẫy được cắm giữa đồng, để cái chặng mồi cao hơn ngọn lúa chừng một gang tay. Cắm xong thì kéo nhau vào trong ngõ đứng chờ. Én về ngang đồng thường bay sà sà thấp ngang mặt ngọn lúa để tìm mồi, phải đặt bẫy sao cho đánh lừa được chúng. Giữa một cánh đồng mênh mang lúa xanh, tự dưng nổi lên chấm đen con ruồi mồi, lũ én tranh nhau bay đến đớp và cái dây thòng lọng thắt lại. Có con én muốn chơi trội, bật mình lượn ngược một vòng tròn giữa không, thế là vô tình mắc bẫy.

Khi một con én mắc vào chiếc bẫy nào đó là cả lũ con nít lại réo toáng lên cùng nhau chạy ra xem. Tôi không sao quên được cảm giác đợi chờ hồi hộp khi cánh én lướt gần đến chiếc bẫy, sau này nhớ lại thấy hệt như cảm giác khi thấy bóng người thương đi qua ngõ, cứ muốn gặp lại sợ gặp rồi không biết xử sự sao. Thế nên mỗi khi có én mắc bẫy thì gỡ ra, chuyền tay nhau mỗi đứa nắm giữ một lúc như cầm lấy cái may mắn đầu năm, xong rồi thả cho chúng bay đi. Cánh én được trả tự do vút thẳng lên bay lượn mấy vòng mừng rỡ. Cũng nhờ sự độ lượng nhân ái ấy mà năm nào vào mùa xuân én cũng về nhiều. Bởi chúng quý con nít làng tôi, chúng biết lũ trẻ sẽ không nhẫn tâm giết hại nên chẳng ngại ngần lấy mình ra làm trò cùng vui. Trong dân gian, chim và người thường có sự hóa thân cho nhau. Ví như Eros - vị thần tình yêu trong thần thoại Hy Lạp có đôi cánh, cô Tấm trong cổ tích Việt hóa thành chim vàng anh. Đôi khi sự hóa thân ấy nhằm mang đến một điều báo ứng linh nhiệm. Hậu Hán thư dẫn chuyện chàng Dương Bảo đi chơi gặp con chim sẻ vàng bị con mặt cắt đánh rơi, chàng đem chăm sóc rồi thả ra cho sẻ bay về trời, đến tối có một chàng trai bưng bốn chiếc vòng vàng đến tạ ơn công cứu mạng. Sự độ lượng với chim không chỉ là tình yêu thiên nhiên mà còn thể hiện trách nhiệm với chính số mệnh của mình.

Những thằng Cưng, thằng Hụ, thằng Tí, con Xíu và tôi ngày ấy giờ lớn cả rồi. Tôi trở lại quê nhà, không tham vọng gì nhiều ngoài niềm hứng khởi được hòa mình vào cuộc sống thanh bình và nhấm nháp dư vị tuổi thơ. Vẫn cánh đồng làng của ngày hôm qua, hạt vẫn gieo mùa đợi nhận quà, én sẽ về qua bên xóm cũ, nhận lại tin yêu và khát vọng tự do.

Xưa cụ Tố Như lấy cái ý “ngày xuân con én đưa thoi” để ví thời gian đời người trôi nhanh. Còn tôi, mỗi lần nhớ về tuổi thơ thì cứ nghĩ chính trò bẫy én đã níu mùa xuân đi chậm lại một chút. Và tôi ngẫu hứng lẩy Kiều: Ngày xuân con én... thôi đưa.​
 

malemkhoang

Rìu Chiến

Nén nhang ngày Tết​


Hỏi ngày Tết, người ta nhớ về cái gì đầu tiên. Có thể anh chị sẽ không trả lời, hoặc vô tình hoặc cố ý, nhưng chắc chắn trong thẳm sâu tiềm thức và bật dậy trước nhất phải là một nén nhang thắp lên ngọn khói thiêng liêng.
Ông nội đã dạy cho tôi cách thắp nhang từ rất sớm. Khi đó tay tôi vói chưa tới cái lư hương trên bàn thờ, phải kê thêm cái ghế mới được. Nhưng mà thích, không hiểu vì sao thích, chỉ biết mỗi lần cắm cây nhang vào lư là như thấy mình được lớn thêm vậy. Mới đầu phải đi khắp ba cái bàn thờ để đếm số lư hương. Lần sau thì đã nhớ, cứ rút thẻ nhang mười chừa lại một cây là vừa. Tất thể nhà mình có tám lư hương, thêm ngoài trời một cây nữa là chín.
Cuối năm có lệ phải thay cát trong bát nhang. Cát trắng từ Rú Tường Vân người ta đem lên bán rất nhiều ngoài chợ Thuận. Cuối năm đi chợ chơi, thích đứng nhìn những mủng cát trắng đặt dọc đường. Mua cát về, thỉnh lư hương xuống lau chùi sạch sẽ. Dùng một mẩu bìa cát tông khoanh tròn bằng miệng lư, ở giữa cắt thủng một lỗ nhỏ để cắm hương. Chân nhang thắp quanh năm nhiều, phải nhổ đi bớt, chỉ chừa lại ba chân, số còn lại đem phát hỏa.
Sáng ba mươi Tết, anh em tôi vác cuốc chổi xuống cồn Mai để dọn dẹp quét tước lại lăng mộ tổ tiên Người ta sống, cứ thích trang trí nhà cửa cho đẹp cho sang để đón Tết, nhưng đôi khi lại quên đi việc làm ý nghĩa hiếu đạo này. Sau bữa cơm tất niên cuối năm, ông nội dắt tôi xuống cồn đất làng để thắp nhang.. Con đường men qua những ngôi mộ cỏ may thiu thiu buồn, hình như cỏ may cũng đang đứng nghiêm làm nhang cho những ngôi mộ vô chủ. Cứ đến ngôi mộ nào ông cũng nói về người nằm ở dưới. Đây là cụ cố, hay chữ lắm. Kia là cụ Cao, đức độ tài trí. Dòng họ nhà mình xưa thông minh sáng dạ chăm học, nhưng do chiến tranh lưu lạc nên sau này thất học cả. Ông nói, năng đi thắp nhang sẽ được tổ tiên phù hộ cho đường học hành. Từ đó việc đi thắp nhang dưới cồn, ngoài việc hiếu đạo còn là để cầu mong ông bà phù hộ. Đi với ông độ ba lần là tôi thuộc hết vị trí mồ mả nhà mình. Những lần sau ông ủy thác việc này cho tôi đi cùng với mấy đứa em.
Sắp đến giao thừa, mệ nội bày mâm ra giữa trời, đặt lên đó hoa quả, ít bánh trái và một chén muối. Một chén gạo dùng làm bát nhang. Khi đó ông nội mặc áo dài đen chít khăn đóng, rút một thẻ nhang thắp lên đó rồi đứng giữa trời mà khấn thầm những lời mời tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu, lời cầu mong sự ấm êm trong năm mới. Tôi đứng bên hầu nước, ngọn gió giao mùa thổi nhẹ làm khói nhang bay vào mắt xao xuyến.
Ba ngày Tết bàn thờ rạng đèn, nhang khói không được để lạnh ngắt một phút nào. Vậy nên ngày Tết nhất thiết phải có người ở nhà tiếp khách và trực nhang trên bàn thờ. Sáng mùng một, thức dậy thấp hết một lượt nhang ở nhà, tôi lại cùng ông mệ nội lên chùa. Đầu năm lên chùa gọi là mừng tuổi Phật.
Cạnh chùa làng có o Sương làm nghề hương, o Sương bị điếc, ai nói chi chẳng nghe, cứ cặm cụi suốt ngày nhồi bột cưa lăn lăn ra những cây nhang nhỏ rồi đem phơi ở sân chùa. Ngày nhỏ tôi thích lên nhà xem o làm nhang, o bày cho cách lăn nhang quanh nan tre, nhưng chẳng bao giờ tôi làm được. Thế là chỉ biết ngồi nhìn và phụ o dán bao giấy xung quanh ốp nhang thôi. Những lần đó hai bàn tay đỏ kè vì màu giấy bọc nhang thấm ra, nhưng mà thích. Sân chùa vào tháng Chạp rọp kín những tấm phiên kê lên tầm ngực, trên đó rải nhang vừa lăn xong. Mùi bột hương lan khắp xóm. Nghe đâu làm nghề nhang cũng ảnh hưởng đến sức khỏe vì cái mùi bột rất độc. Tôi chẳng cần biết nó đúng đến đâu, nhưng trông o Sương vẫn mạnh khỏe như thường, o nói làm nghề nhang là làm việc hiếu đạo, ông bà phù hộ chớ răng mà độc hại được.
Sau này có nhang điện, chẳng hiểu vì sao bà con ta lại mua thứ đó về cắm lên bàn thờ, không có khói có mùi gì cả. Ai thắp cứ thắp, nhưng nhà tôi nhất quyết không dùng. Tại sao lại cứ phải hiện đại khi mà tổ tiên ta bao đời nay dùng nén nhang khói thơm để thể hiện lòng thành. Nhẽ nào đến cả tấm lòng cũng phải... hiện đại hóa.
Tết ở Minsk, chúng tôi đi chợ của người Việt, mua được xấp giấy tờ vàng mã và nén nhang, mừng hơn cả được tiền. Đêm gần Tết nấu xôi chè, kê bàn học làm mâm cỗ, thắp nén nhang như để vọng tưởng về quê nhà tổ tiên xa xôi. Năm nay lại không về được, thêm một cái Tết cổ truyền xa nhà. Chợt có ngọn khói nào bay về từ những ngày xưa.​
 

malemkhoang

Rìu Chiến
Mắt lửa đêm áp Tết

Đó là thứ ánh sáng diệu kỳ được thắp lên trong những đêm cận kề Tết cổ truyền. Dĩ nhiên, không phải điều diệu kỳ nào cũng được khởi nguyên từ những thứ cao siêu, ví như ánh lửa mà tôi sắp kể ra đây được đốt lên từ những gì bình dị nhất, nhà quê nhất, thậm chí là đã phế bỏ đi nhưng vẫn có thể sáng. Cũng nhờ đó mà tôi biết rằng, ở đời này mọi thứ dù tầm thường đến đâu cũng có thể lung linh được, con người hay vật vô tri đều vậy.
Càng về cuối năm, trời đêm càng tối hơn. Chỉ cần một ánh lửa nhỏ nào đó cháy lên thì ngay lập tức bóng đen như vỡ tan đi. Trong ký ức tôi vẫn còn nhớ tiếng trẻ con hò reo khi nhìn thấy lửa đêm tháng Chạp. Thằng bạn gọi ánh lửa ấy là “mắt lửa” nhìn xuyên qua đêm. Nó nói cứ tới độ này thì tổ tiên về ăn Tết với gia đình, các ngài khai khẩn khai canh cũng về ăn Tết với làng, mắt lửa chính là mắt của hiện thân người đi trước. Trẻ con đứa nào cũng sợ ma, nhưng lại thích cái cách giải thích của thằng bạn, bởi tổ tiên mình dù mất đi rồi nhưng không phải là ma. Và những ánh mắt lửa trở nên ấm áp hơn bao giờ hết.
Bắt đầu từ giữa tháng Chạp, lũ trẻ chúng tôi đi tới mấy quán sửa xe đạp kiếm cái lốp và săm xe người ta bỏ đi, đem về giấu sau bụi chuối nương nhà, đến tối thì huýt sáo gọi nhau ra đồng làng. Chúng tôi dắt nhau men theo những chân ruộng ra tới giữa đồng, ở đây như một thung lũng lúa nhìn bốn phía đều có nhà người dân. Cắm một chiếc cọc tre cao tầm người, chúng tôi móc chiếc lốp xe lên đó rồi châm lửa đốt. Ánh lửa bắt đầu bén cháy, cả lũ trẻ nhảy nhót hò reo cháy rồi cháy rồi! Màn đêm đang đen đặc bỗng dưng lộ ra một đốm lửa phừng phừng lên, mắt lũ trẻ trong đêm cũng rói lên những niềm vuí. Một đứa cầm tấm tôn sắt mỏng, đứa kia cầm cái dùi tre gõ kêu thèng thèng như chiêng. Một đứa khác lại cầm cái hộp nhựa, rồi một đứa nữa cầm cái dùi đánh vào thùng thùng như trống. Tất cả đứng trên bờ ruộng, ánh lửa cháy rực lên soi sáng những khuôn mặt trẻ thơ. Cánh đồng như thể đang vào một mùa vũ hội cuối năm.
Lửa đốt lốp xe lan nhanh nhưng cháy rất chậm, chốc sau toan cái bánh xe đã đó cháy tạo thành một chiếc vòng lửa giữa đồng. Đứng xa nhìn thấy chiếc vòng như một con mắt lửa tròn trịa, ở giữa mắt là một cái tròng đen, xung quanh lửa hắt lên thành những sợi lông mi bằng lửa.
Bạn nói mình dùng lửa, dùng tiếng động của thùng của tôn, tiếng hò hét là để đánh thức cánh đồng làng trỗi dậy, đánh thức những cây lúa đừng ngủ quên mà hãy cố gắng cho hạt vào mùa tới. Trò chơi trẻ con ấy thành ra một thứ tín ngưỡng tuổi thơ rất đẹp và ý nghĩa.
Đêm nào không có lốp xe thì chúng tôi đan những con tít bằng rơm. Ở quê, cứ xong mùa nhà ai cũng có một đống rơm to và cao cỡ mái nhà, rơm này dùng làm chất đốt và cho trâu bò ăn vào mùa lạnh. Trẻ con chúng tôi chạy đi rút trộm rơm (nghe đâu trong tất cả các loại trộm thì trộm rơm không có tội). Hoặc mỗi đứa tự về rút rơm nhà minh để chơi, cái kiểu “ phá nhà” của người quê đến thế là cùng. Như Hoàng Cầm trong bài thơ Cây tam cúc có câu “rút trộm rơm nhà đi trải ổ’'. Mấy đứa tập hợp lại và bắt đầu bện tít. Đan tít rơm cũng gần như đàn bà đan tít tóc, tức là lấy từng nắm rơm rồi bện chéo qua lại cho nó thành ra một con tít to cỡ bắp chân, dài cở sải tay. Tít rơm cháy lên có khác với cái lốp xe là khói không khét mù mà thơm, khi cháy xong nó còn lại một cục than hồng bằng rơm đỏ ngòm. Nhét vào đó củ khoai thì lúc sau mùi vỏ khoai cháy ngậy lên thơm lừng, lấy khoai ra bốc chia nhau ăn.
Cánh đồng làng tôi những đêm tháng Chạp như đã biến thành một xứ sở nào đó thuộc về huyền thoại, có tiếng cười trẻ thơ, tiếng khua chiêng trống, có mùi thơm dân dã, và đặc biệt là có ánh lửa xoáy vào mắt trẻ thơ.​
♦​
Trong bếp nhà người quê, từ sau ngày Tết ông Táo luôn luôn có lửa, một ánh lửa khác hẳn. Cứ đến sáng ngày hai ba tháng Chạp thì mạ tôi mua về một tượng đất gạch nung có ba hình người dính liền nhau, đó là tượng ông đầu rau, hay còn gọi là thần bếp. Đến tối mạ thắp nhang, đặt bộ tượng vào trong bếp, từ hôm đó cho tới hết mấy ngày Tết thì bếp nhà tôi hầu như đỏ lửa suốt. Mạ nói mấy ông thần này mới về nên còn lạnh lắm, phải nấu nướng để các ông được ấm. Tôi biết là mạ nói đùa cho vui thôi, nhưng tôi nghĩ tục lệ giữ lửa đó thường xuyên trong dịp Tết là một nét đẹp của người Việt mình. Giữ lửa, ấy cũng chính là giữ gìn ánh sáng văn hóa dân tộc mãi mãi bền vững.
Càng gần đến Tết, mạ càng bận rộn hơn. Những buổi tối năm xưa. còn ánh đèn tù mù, tôi rất thích chạy xuống bếp ngồi chơi với mạ, xem mạ làm bánh thuẫn (bánh xoài), rim mứt gừng. Cái khuôn đồng đổ bánh thuẫn được đặt trên bếp than hồng, mỗi lượt bánh đổ được đúng mười hai cái. Đổ bánh thuẫn cần cảm tính nhạy để biết khi nào bánh vừa tới mà mở nắp ra, tức cái lúc mà phía dưới bánh vừa vàng rộm, phía trên bánh thì nứt vết chân chim. Bếp than đỏ rực hồng, trên cái nắp của khuôn bánh cũng được rải một lớp than mỏng để bánh chín đều. Hơi lửa than phả vào mặt ấm đến nóng ran, nhưng tôi vẫn thích dược ngồi xem mạ đổ bánh. Chốc chốc, mạ cho tôi một chiếc bánh nhủ ăn thử xem đã vừa ngọt chưa. Than dùng đổ bánh thuẫn phải là thứ than tốt, khi đỏ nó phát ra những tiếp kêu lép tép và lửa nhói lên những ánh sao ở các cạnh hòn than.
Đêm hai chín Tết, nhà tôi soạn lá chuối, nếp, nhân đậu để gói bánh. Đến khuya thì gói vừa xong, ông tôi kê lên ở góc vườn sau bếp ba hòn đá vuông, đặt cái thùng to lên trên, xếp bánh vào, đổ nước và bắt đầu nhen lửa ở dưới. Củi nấu bánh là các gốc tre già mà ông đã đào được từ đầu tháng Chạp và đem phơi khô. Ông nói nấu bánh phải bằng gốc tre này lửa mới đượm để bánh dẻo. Những hôm đó tôi hay thức cùng ông ngồi canh bánh. Góc vườn tối um, gió chỉ thoảng rất nhẹ. Tôi ngồi trong lòng ông nội, hai tay ông đưa ra khoác lấy thằng cháu. Trước mặt bếp lửa đang cháy đỏ, tôi cảm nhận mình được bọc giữa rất nhiều những nguồn ấm áp ngày Chạp, lửa và tình yêu thương. Hai ông cháu ngồi canh nồi bánh, rồi tôi ngủ thiếp đi trong vòng tay ông lúc nào chẳng hay. Cho tới khi mở mắt thì thấy ánh lửa phía trước ập vào mắt. Ngước đầu lên, ông vẫn thức, ông nhìn tôi cười, cả nụ cười của ông cũng như có thứ lửa hiền hậu và ấm áp không gì sánh được.​
♦​
Mâm cỗ giao thừa vừa cúng xong thì ông nội phát hỏa giấy vàng bạc và đồ hàng mã. Cúng những thứ này chỉ với ý nghĩa tượng trưng thôi chứ ông nội tôi không hề mê tín, không cho phép đốt nhiều. Tôi ôm mớ vàng bạc giấy áo ra trước sân nhà. Châm lửa, đống giấy bùng cháy sáng lên cả một vùng sân nhà. Trong khi đó, ông tôi ném muối hạt lên trên, lửa gặp muối càng cháy rực hơn, phát ra tiếng kêu lách tách.
Cấm đốt pháo đi rồi, những cái Tết sau đó có buồn hơn, nhưng ánh lửa đêm trừ tịch thì vẫn không tắt được. Nhang vẫn còn đỏ trên mâm cỗ giao thừa, mắt lửa đó nhìn xuyên qua năm mới với sự tin an và phước trưởng.
Những ánh mắt lửa từ trong thẳm sâu ký ức cứ mỗi độ Tết lại quay về nhìn tôi với niềm mong mỏi. Nhẽ nào lửa gọi tôi về ủ ấm tháng ngày hôm xưa.​
 

malemkhoang

Rìu Chiến

Nét võ cây mai

Gần hai mươi năm tôi sống ở quê hương, cũng chừng ấy lần Tết đến lại chứng kiến những mùa hoa mai nở ra trước khoảnh sân nhà. Nhưng lạ thay, cứ như mỗi lần hoa nở thì không chỉ làm đẹp thêm cho ngôi nhà mà còn hun nên sức lực cho cả gia đình. Tôi nghiệm ra rằng, cái thế đứng của cây mai nhà mình là một thế võ hiên ngang trước cuộc đời.
Xưa Cao Bá Quát nói một câu bất hủ “nhất sinh đề thủ bái mai hoa", ông cúi đầu ngưỡng vọng hoa mai. Còn tôi, xin “nhất sinh đê thủ bái chi mai'' ngưỡng vọng cái thế uốn của nhành cây cho hoa vào mỗi mùa xuân.

Cây mai nhà tôi được ông nội trồng giữa sân, thú chơi cây kiểng của người lớn tuổi là thích đặt chính diện. Trồng mai ở chỗ ấy gọi là gầy mộc chính tâm theo quan điểm ngũ hành của triết học Đông phương. Con đường dẫn ngõ lối nhà đi qua độ dăm chục bước chân thì chạm phải dáng cây đứng chắn lại, ở đó lối vào nhà được rẽ theo hai hướng, nam tả nữ hữu, đàn ông con trai đi vào bên trái, đàn bà con gái đi vào phía bên phải. Cây mai trồng như thế cũng là để chắn lại một khỏangkhông trước căn bảy chính diện của bàn thờ tiên tổ. Tán cây xòe ra như một chiếc khán liễn.
Người Nhật yêu hoa đào và chơi đào theo kiểu bonsai, trồng trong các chậu kiểng nhằm động viên con người sức sống bền bỉ mãnh liệt. Người Việt mình quý cây mai và đơn giản chỉ để vui cửa vui nhà.
Độ vào giữa tháng Mười một âm lịch, tôi lại được ông nội giao nhiệm vụ thay áo lá cho cây mai, thực ra là mình chỉ cởi áo lá cho cây mà thôi. Với tôi, dường như hái lá mai là công việc đầu tiên để chuẩn bị cho một cái Tết cổ truyền dân tộc. Thời điểm hái lá rất quan trọng bởi nó quyết định đến ngày bật nở và sắc màu của những bông mai. Hái lá, thứ nhất là vì mùa đông lạnh lẽo nên cần tập trung tất cả năng lượng sống vào thân cây và búp. Thứ hai là để những chồi búp được đón nhiều hơn ánh nắng mặt trời hiếm hoi của mùa này. Lâu thành quen, tôi rút ra được kinh nghiệm. Hễ năm nào trông trời âm u mà những chồi búp nhỏ quá thì nên hái sớm, cỡ đầu tháng Mười một. Ngược lại, cứ năm nào có nắng nhiều thì để muộn hơn mới hái.

Mấy năm liền cây mai nhà tôi trổ hoa đúng dịp Tết, ngày Nguyên đán cả cây rực một màu vàng đồng loạt. Ông nội tôi khen thằng này có mắt nhìn cây. Người trong làng thấy vậy năm sau cũng học theo, cứ hễ thấy tôi leo lên cây hái lá thì y chang thằng bé con hàng xóm cũng leo lên cây nhà nó. Nhưng đặc điểm mỗi loại mai một khác, lại còn phải nhìn độ chín của búp mầm để điều tiết thời điểm tróc lá. Coi mai là một thú chơi chuyên nghiệp của người nhà quê thì chỉ ở khía cạnh này đã có thể khẳng định lại một câu cùng tiền nhân, rằng“nghề chơi cũng lắm công phu”.

Nhưng chơi ở mức độ đó là chơi phóng đãng, chơi vì cái đẹp của hương sắc, còn để chơi theo kiểu bậc chí nhân quân tử thì phái bắt nó uốn theo ý mình. Người xưa có câu uốn cây từ thuở còn non, dạy con từ thuở con còn ngây thơ, tức ngay khi gầy nên một gốc mai con con thì đã bắt đầu uốn cho nó một tư thế. Ông tôi chuộng võ thuật, nhờ thế mà gốc mai này ngay từ ngày mới đưa trên Khe Sanh về ông đã “dạy” cho nó một tư thế đứng, nói theo ngôn ngữ nhà binh là truyền pháp.Ưốn nắn một nhành cây non cũng như rèn võ cho một đứa trẻ con, vừa dễ mà lại vừa khó. Dễ là vì cây còn non nên uốn sao nó đi như vậy. Còn khó là vì phải cẩn trọng chứ không sẽ làm cho cây chết non bởi quá sức chịu đựng. Tôi đã từng trực tiếp giúp những môn đệ Thiếu Lâm xạc chân ép sát xuống mặt đất, độ tuổi dưới mười lăm thì rất dễ, còn cỡ trên dưới hai mươi thì ép chảy nước mắt không xuống được, do các gân dây chằng đã căng cứng. Nhiều môn đệ lớn tuổi mời đến võ đường, cách duy nhất để ép xạc chân là cho uống cà phê kích thích thần kinh cơ bắp và dùng chính dây đai võ buộc vào chân rồi kéo. Uốn một cây mai đã lớn cũng như thế, phải tưới thật nhiều nước cho cành cây mọng mềm đi, rồi dùng dây buộc vào những nhánh cần nắn, cứ mỗi ngày lại nhích gằng dây một tí. Nhưng quy luật muôn đời vốn có giới hạn, cái gì ép quá mức thường không hay, ta muốn uốn mai đẹp thì phải uốn từ lúc nhỏ. Lối uốn mai đó chính là cách trao truyền võ thuật theo kiểu gia truyền, dạy từ nhỏ lên.

Trong gia tài võ thuật cỗ truyền Việt Nam có bài Lão Mai Quyền, từ năm 1994 đã được Liên đoàn chọn làm bài quyền quy định chung cho tất cả các môn phái. Bài quyền này dựa vào thế uốn và cốt cách của cây mai mà phân bộ. Ngắm những điệu tác mềm mại của võ sinh, tưởng chừng như có cây mai đang đẫy trong mình một sức sống tiềm tàng dù cho “Lão mai độc thọ nhất chi vinh” - câu thiệu đầu tiên trong bài quyền Lão Mai, đại ý cây mai già chỉ có một nhánh tươi xanh. Chỉ một nhánh còn tươi sót lại ấy thôi, nhưng đã hàm chứa sinh lực phồn phát đủ đi qua mùa đông và đâm hoa trẩy lộc vào mùa xuân mới.

Cây mai nhà tôi vào đúng năm chuyển giao thiên niên kỷ mắc phải mệnh hệ này. Chừng trước đó nửa năm, một hôm có ông thầy hay chữ vào nhà chơi, ông phán rằng năm nay gia đình có tang sự. Thế là cuối năm chú tôi mất. Ngày làm đám tang chú, tán cây mai choán hết một khoảng giữa sân, bác tôi định dùng rựa chặt đi vài nhánh nhưng ông nội không cho. Ông nói cây mai này được ông trồng lên sau giải phóng, hơn hai chục năm qua nó chứng kiến bao biến tích thăng trầm của gia đình; nó đã thành người bạn tri âm của ông nội nên chặt đi một nhánh nào là ông đau hệt ai cứa đứt một phần trên cơ thể mình.
Tết năm đó buồn bã, cây mai cho một mùa hoa rực vàng như chưa bao giờ vàng hơn thế. Cái sắc đẹp đột phát ấy cũng chính là cuộc dâng hiến cuối cùng, ra năm cây bỗng nhiên chết trơ trọi, các nhánh khô gầy hết cả. Hôm giữa tháng ba, không thấy một mầm lá non nào khai thức, ông tôi đưa tay bẻ thử và nghe cành cây nấc lên tiếng rắc giòn. Cây theo chú mà đi. Nhưng may thay, dưới gốc đã nhú lên một cành mới để ủ ấm một niềm hy vọng đợi chờ. Cành nhú ra đó chính là đường dạo đầu tiên cho bài quyền Lão Mai được bắt đầu múa lại, “Lão mai độc thọ nhất chi vinh”.

Khi tôi hiểu biết rõ ràng về những bộ pháp trong quyền võ thuật thì cũng là lúc nhận thức về cái đẹp đối với cây cối được định hình rõ hơn. Nhánh mai sót lại đang ngùn ngụt sức sinh trưởng. Nhánh mai cứng cáp dần, rồi vươn lên nhanh nhờ ánh nắng mặt trời. Cả bộ rễ cây sù sụ nằm dưới đất như một thế tấn vững chắc để những bộ pháp chuẩn bị tung ra. Tấn pháp là yếu tố quan trọng trong việc trấn thủ hay công phá võ thuật. Gốc rễ mai dưới đất bây giờ đang định vị ở thế trung bình tấn, tức cân bằng lực cho các phía. Nó sẽ không đứng ở thế trảo mã tấn vì kiểu đó chỉ được các võ sinh sử dụng đối với các đòn nhá trong khi song đấu. Bây giờ cây mai đang đứng một mình, nó đang thiền định nên trung bình tấn vẫn là tư thế chuẩn nhất xưa nay. Dường như qua những biến thiên thăng trầm của hai mươi năm sống, cây mai đã cảm thấy mình cần nghỉ ngơi, cần được tĩnh tại để chiêm nghiệm về thế sự. Cũng có thể nó muốn thiền để đúc rút ra một cung cách cho hoa với sắc màu và cánh hé điệu đà khác hẳn. Tôi chờ đợi một mùa hoa mới như trẻ con chờ đợi Tết để khoác áo thơm mùi chỉ đi khoe khắp xóm. Chừng nào cây mai cho hoa mới thì có nghĩa căn nhà mình được khoác lên chiếc áo lụa vàng để đón xuân.

Giữa tháng Chạp, một đêm trăng lên bất ngờ. Người ta đồn nhau rằng trăng mọc vào tháng Chạp là điềm lành, báo hiệu một năm sắp đến có nhiều niềm vui. Ngay trong đêm hôm đó tôi ngồi trên chiếc chõng tre trước nhà và nhìn ngắm cây mai vừa hồi sinh sau mấy năm. Nó đang biểu diễn những đường quyền đầu tiên trong cuộc đời mai cốt cách của mình. Trăng thả ánh vàng xuống một vạt trước nhà, bóng cây mai lay động theo gió, vờn vờn như thể là mai đang mở nghề những động tác vào quyền.
Tôi nhẩm đọc những câu thiệu theo hướng rung của mai, “Tấn nhất đoàn thốii hồi lão khởi/ Phi nhất thác hoành khí thanh đình’' (Lui về một bước tọa liền/ Luân thân tung cước trụ hình nghiêng ngang). Phút chốc, mai làm tôi nhớ đến những ngày còn nhỏ của mình, vừa nghịch ngợm hiếu động lại đầy dũng khí theo cách của lứa tuổi đáng yêu. Một nhánh cây phía tả co lại ép sát vào gốc, bẻ quặp lại và móc ngọn lên trên hệtthế thủ trấn giữ huyệt đan điền. Một nhánh phía hữu lại dong thẳng ra đánh dứt khoát về phía hướng đông, ngọn cành tỏa ra năm búp hoa nhọn như thể năm đầu ngón tay đang đánh chưởng. Cây mai lúc này đang diễn thế tả phòng hữu chiến, vừa chống đỡ đợt rét cuối cùng của năm lại vừa với tay cầm lấy những tinh khí làn gió xuân đến sớm.
Ai đã từng xem một võ sinh đánh quyền, hay tự mình đi một bài quyền võ thuật cổ truyền mới thấy sự thiêng liêng của từng đường quyền nét cước. Mỗi bộ pháp xuất thần đều đã được tổ sư nghiên cứu chiêm nghiệm qua quá trình khổ công rèn luyện và hành võ. Xưa nay người ta học võ trước hết để lấy cái Đạo, cũng như những gì mà cây mai đang bày thế ra lúc này đây chính là một đường Đạo huyền nhiệm. Đạo của tự nhiên là cái chân lý của Trang Tử.
Tôi tôn sùng một nhánh mai, như đã từng tôn sùng những thế võ cao thượng hướng thiện. Cây mai trước nhà đã dạy cho tôi một bài học lớn về cốt cách và đạo hạnh của bậc quân tử. Nó và tôi đã được ông nội uốn cho những nét võ rèn chí luyện tâm. Chính vì thế mà cây mai vừa là đồng môn, vừa là môn đệ và lại là sư huynh của tôi. Còn khi nó hóa thân vào đất trời khai thức một mùa xuân thì tôi hiểu, nó đã ân sủng cho cái đẹp muôn đời thêm một tính cách: đẹp dũng.​
 

malemkhoang

Rìu Chiến

Ngũ sắc bánh in

Hồi đó, hằng năm cứ đến cuối Chạp tôi đều gặp một cụ già ốm còm nhom đạp xe ngoài đường. Chiếc xe cũ kĩ, cụ chở một cái trác đan bằng tre, bên trong đựng rất nhiều những chiếc bánh in (bánh cộ) bọc giấy xanh đỏ vàng tím. Những sắc màu ấy ngay lập tức khiến tôi thích thú kỳ lạ, đến nỗi sau này hễ cứ Tết thì tôi nhớ tới chúng trước nhất. Tôi chạy ngay vào nhà gọi ông nội ra mua bánh. Ông nội ra tới đường thì ngẩn mắt một lúc rồi bước tới ôm lấy cụ. Hóa ra cụ già ấy là võ sư phái Thất Sơn thần quyền Tăng Minh Định ở Triệu Thành, một người bạn của ông. Cuối năm cuối tháng, gặp lại bạn cũ cũng chẳng dám hàn huyên lâu, bởi cái nghiệp cơm áo nó đòi mình phải gấp gáp. Họ, những người lính thất trận đã thôi nói chuyện bắn nhau, bây giờ chỉ còn lo chuyện kiếm cơm gạo bằng những thứ nhỏ nhoi như bánh ngũ sắc.
Ông nội mua một chùm bánh in, gửi tiền cụ Định không lấy. Ông cứ giúi vào cụ, đưa qua đẩy lại một lúc thì tiền lại vào... tay tôi. Cụ Định xoa đầu tôi: Coi như ông lì xì mừng tuổi cho cháu, nghe. Rồi bánh xe hối hả trườn lắt léo trên con đường làng. Ngũ sắc trôi về một miền xa thẳm miên viễn ký ức. Khi cụ đã đạp xe đi khuất, ông nội ngước mắt lên nhìn trời và nói một mình như đọc thơ buồn: Ngày xưa Thất Sơn thần quyền. Bây giờ thất nghiệp kiếm tiền nhờ bánh in.*Ở quê hồi trước, cứ đến Tết hầu như nhà nào cũng tự làm bánh in để thờ cúng tiên tổ và làm quà đãi khách uống trà ngày xuân. Tết nhất tự túc mới vui và đầy đủ ý nghĩa. Cái rộn ràng ấm áp khi cả nhà ngồi quây quần quanh chiếc nống cấm, cùng nhào bột nếp, tráp khuôn, hong khô rồi bọc giấy ngũ sắc.
Khuôn bánh in đươc đẽo bằng gỗ mít với những họa tiết hoa lá hoặc chữ Hán ngụ ý tốt lành. Những chiếc khuôn bánh hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật nhỏ xíu vừa lòng nắm tay của một đứa trẻ con. Người chạm gỗ đẹp nhất vùng Triệu Phong hồi ấy là ông cụ Tám râu tóc bạc phơ ở lang Dương Lệ Đông. Quanh năm cụ chạm họa tiết cho các xưởng mộc, đến độ tháng Mười một thì cụ chạm khuôn bánh in.Bột làm bánh in là bột nếp xay mịn hoặc pha bột nếp với bột đậu xanh bóc vỏ. Người ta trộn bột với đường cát thật đều, sau đó dùng khuôn nén chặt. Bánh in sau khi nén được đặt lên những chiếc nống lót giấy báo và hong trên than hồng. Dưới cái nóng hừng vừa phải của than, đường cát tan ra trong bột như một thứ kẹo mật làm cho bánh in được định hình chặt chẽ.
Công đoạn cuối cùng là bọc giấy ngũ sắc. Giấy được cắt sao cho bọc vừa kín chiếc bánh. Hồ dán là nước bột lọc xin ở nhà làm bún đem về nấu quấy cho nó dẻo. Ngày nhỏ đi học, hồ dán ấy cũng chính là thứ keo mà trẻ con chúng tôi dùng trong môn học cắt dán thủ công. Về sau này, bánh in được bọc bằng giấy ni-lon màu bóng. Hồ dán cũng được thay bằng cách châm lửa nhang vào các mép nối giấy.
Những ngày áp Tết, hễ nhà ai làm bánh in thì y chang trẻ con chạy tới xem và phụ dán giấy giúp, không khí Tết rạo rực hẳn lên.​

♦​


Cứ áp giáp Tết, tôi có thú vui dân dã là đi thăm các chợ trong vùng. Đi như để ăn Tết sớm, đi để hưởng cái không khí Tết như mạ từng nói: Trước Tết mới vui chớ ngày Tết cũng... thường, về mạn dưới, một loạt mẹt nống rải bánh in nằm men con đường đi vào chợ Chùa ở làng Lưỡng Kim. Lên mạn trên, chợ Sãi ngày thường nổi tiếng với bánh ít lá gai thì ngày Tết nổi bật với bánh in ngũ sắc.
Nhưng muốn ngắm bánh in ở góc độ tương phản ánh sáng màu sắc thì phải đi sang chợ Hôm Ái Tử. Chợ Hôm họp tại một đình làng bên sông Thạch Hãn. Hoặc có thể đi một phiên chợ Đình làng Bích La mùng ba Tết. Hai chợ này hợp lúc trời đương tối, ánh sáng chủ yếu là đèn dầu hỏa. Những chiếc nống bánh ở đó nhấn nhá màu ngũ sắc, gấp gô đường cạnh lẫn giữa phông nền đen.
Bánh in ở quê dùng trong rất nhiều lễ lạt, như một thứ phẩm chi nghi. Cuối tháng Chạp lễ làng, lễ họ, lễ âm hồn đều nhất thiết có bánh in. Trên bàn thờ mỗi nhà, dĩa bánh in xếp ba lớp với màu giấy đan xen, trông vào như thể đấy là một đóa hoa ngũ sắc, đẹp và trang nghiêm.Đêm trừ tịch, nhà nhà đặt bàn thờ lộ thiên và không quên sắp lên trên một dĩa bánh in. Ông nội thường lấy bánh in đó phát cho mấy đứa cháu. Tôi nhận bánh xong nhét đầy vào túi quần túi áo, thi thoảng lôi ra ngắm nghía rồi ngửi. Ông nói cái thằng ni ngày Tết ăn không chịu ăn, cứ ngắm với ngửi như thể bữa sau không còn nữa.
Mà quả thế thật.
Kể từ ngày đó đến nay, đã qua đi rồi mười mấy cái Tết không có bánh in bọc giấy ngũ sắc nguyên bản. Võ sư họ Tăng cũng đã thành thiên cổ, ngoài đường bây chừ tháng Chạp không còn nghe tiếng xe lọc cọc đèo cái trác tre đựng bánh in nữa. Mảnh giấy ngũ sắc ngày xưa bọc bánh in, bây chừ tôi đem ra bọc lại ký ức của mình, để cho ký ức mãi mãi được vẹn nguyên và sặc sỡ thơm tho.​
 


Top