Khi chiến tranh cổ đại kết thúc, hàng vạn thi thể của binh lính chết trận sẽ đi về đâu? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Khi chiến tranh cổ đại kết thúc, hàng vạn thi thể của binh lính chết trận sẽ đi về đâu?

huynhthantho

Gà con
Mỗi cuộc chiến tranh nổ ra đều đi kèm với mất mát, thương vong. Hậu chiến tranh sẽ không tránh khỏi việc có rất nhiều binh lính bỏ mạng, vậy làm sao xử lý thi thể của hàng vạn binh sĩ trên chiến trận?

Theo nghiên cứu của các sử gia Trung Quốc, trong hầu hết các trường hợp, người Trung Quốc cổ đại đều xử lý thi thể theo 3 cách dưới đây.

Cách đầu tiên để xử lý cũng là cách được cho là vô nhân đạo nhất, đó là trực tiếp bỏ mặc những thi thể này. Sau khi chiến tranh kết thúc, người thu dọn chiến trường chính là bên thắng cuộc.

Họ vừa trải qua trận chiến vô cùng ác liệt, khi nhìn thấy kẻ thù mà mình vừa đánh bại chỉ thấy hận thù. Nếu thời gian và điều kiện thuận lợi, phe thắng cuộc sẽ cũng chỉ tìm lại thi thể của đồng đội mình để chôn cất. Song việc này khó như "mò kim đáy bể" nên hầu như họ sẽ chọn bỏ mặc ngay chính đồng đội từng cùng chiến đấu, huống hồ là xác của kẻ thù.

Xác binh lính sẽ được gom tập trung lại thành đống và để phân hủy tự nhiên. Phương pháp có nguy cơ làm bùng phát bệnh dịch, với trình độ y tế lúc bấy giờ sẽ rất khó kiểm soát và mang lại hậu quả vô cùng nặng nề.

Thu dọn tàn cuộc thường là việc của bên thắng trận

Thu dọn tàn cuộc thường là việc của bên thắng trận nên thật khó xảy ra trường hợp binh lính muốn cẩn thận an táng xác đối phương. Ảnh: NetEase.

Cách thứ 2 để xử lý tàn cuộc chính là chôn tại chỗ. Trong hầu hết các trường hợp, người ta sẽ đào một cái hố lớn sau đó gom thi thể lại chôn cùng với nhau. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn giải quyết được vấn đề dịch bệnh bùng phát.

Tuy nhiên, cách mai táng này vẫn có nhược điểm lớn là ở đó có rất nhiều thương binh hạng nặng vô tình bị chết chung. Hơn nữa, các thi thể cũng không được chôn cất kỹ càng nên theo quan niệm phong kiến thì đây cũng không thể coi là được "an táng".

Giải pháp cuối cùng là thiêu xác. Cách này tương đối rắc rối và khó thực hiện trong thời đại phong kiến và tư tưởng bảo thủ của xã hội lúc bấy giờ.

Thiêu xác đối phương là việc dễ vì không những tránh được dịch bệnh mà còn giải toả được nỗi căm hờn, tuy nhiên người ta thấy khó chấp nhận việc đốt xác những người đã hy sinh thân mình để bảo vệ đất nước.

Giải pháp này tiết kiệm thời gian, công sức hơn là đào hố chôn xác và đây vẫn là cách xử lý xác chết hiệu quả nhất cho đến ngày nay. Vì vậy, trong 3 cách được nghiên cứu phát hiện thì thiêu xác là phương án ít được thực hiện nhất trong xử lý thi thể binh lính thời cổ đại.
 

lananhmute

Gà con
Tài khoản bị khóa
Phân hủy theo thời gian thôi mà
 

Handrf

Kiếm đá
x.ác cả vạn người phân huỷ sẽ khiến cả 1 vùng rộng lớn bị ô nhiễm bao gồm cả đất, nước và không khí. chắc quanh khu vực đó 1 thời gian sẽ k ai dám lại gần đâu nhỉ
 


Top