Theo nghiên cứu của những nhà tâm linh học thì Khám Chí Hòa không chỉ được coi là ngôi nhà “bất xuất” với các nạn nhân mà còn là nơi giam giữ linh hồn của những người đã khuất.
Trại giam Chí Hòa, còn gọi là Khám Chí Hòa, nằm tại quận 10, TP HCM, là nhà tù được người Pháp xây dựng từ năm 1943 nhằm thay thế Khám Lớn Sài Gòn ở góc đường Lý Tự Trọng – Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Kiến trúc của Chí Hòa rất đặc biệt, do một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo ngũ hành bát quái. Nó cao ba tầng lầu có hình bát giác với 8 cạnh đều, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H, tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh dịch (cũng có người thì cho là kiến trúc này dựa trên Bát trận đồ của Khổng Minh, tương ứng với 8 cửa trận là: Hưu – Sinh – Thương – Đỗ – Cảnh – Tử – Kinh – Khai).
Công trình được người Nhật khởi xướng sau khi đảo chính Pháp để giam tù nhân, tuy nhiên khi thi công chưa hoàn thành, họ đã rút khỏi Việt Nam. Sau đó, người Pháp tiếp tục công việc bỏ dở. Hầu như toàn bộ vật liệu như xi măng, sắt, thép đều chở từ Pháp sang. Do vậy công trình này vừa hòa hợp những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Pháp: kiên cố, kín đáo, mát mẻ, vừa mang nét huyền bí âm dương ngũ hành của phương Đông.
Ngày 8/3/1953, khi Khám Chí Hòa xây dựng hoàn chỉnh, Khám Lớn Sài Gòn bị phá bỏ. Ngoài một số tù nhân được phóng thích, còn lại khoảng 1.600 người cùng chiếc máy chém chuyển về Khám Chí Hòa.
Khám Chí Hòa
Khám Chí Hòa cao 3 tầng lầu, 238 phòng với tổng diện tích là 7 hecta, trong đó có hai dãy nhà dành cho phạm nhân nữ.
Mỗi cạnh của bát quát trận đồ là một khu, lưng xây bịt kín ở phía ngoài còn phía trong toàn song sắt. Chí Hòa chỉ có 1 cửa vào, người ta nói đó là cửa Tử, qua cửa đó là hệ thống đường hầm, đường đi bên trong đều thiết kế theo cung vị nếu không có người hướng dẫn thì một người đi vào đó sẽ mất hết phương hướng giống như lọt vào một mê cung đồ không thấy đường ra.
Chính giữa hình bát quái đồ là một sân rộng cũng hình bát giác chia thành 8 khu hình tam giác nhỏ, với rất nhiều cây cối, bãi cỏ sạch sẽ và thoáng mát. Ngay tâm của hình bát quái có một đài bơm nước, với một đoạn là bể nước phình to nhìn từ trên cao có hình một cây kiếm cắm thẳng xuống đất, nghe đâu thanh kiếm này có tên là “Tru Tiên Kiếm”.
Đây là thanh kiếm trấn, những tên tội phạm dù có xảo quyệt đến đâu, thì khi ở đây mọi thủ đoạn của chúng cũng bị thanh kiếm “linh” này hóa giải hết. Thanh kiếm này chính là “trái tim” của tòa nhà, nếu thanh kiếm này bị nhổ lên thì toàn bộ “trận đồ” không cần phá mà sẽ tự vỡ.
Những câu chuyện bí ẩn bên trong khám Chí Hòa
Nhờ lối kiến trúc “bát trận đồ” của mình mà các phạm nhân khi đã bước qua cửa Tử thì được coi như không có đường ra. Họ chỉ có thể chờ khi hết án tù hoặc được phóng thích thì mới có thể ra khỏi nơi đây.
Theo thống kê, có tới cả triệu người đã bị nhốt vào đây nhưng hầu như không thấy có ai thoát ra được. Trong lịch sử của khám Chí Hòa, cho đến ngày hôm nay chỉ ghi nhận có hai trường hợp vượt trại thành công. Lần thứ nhất là vào năm 1945, của những người tù cách mạng và lần thứ hai, sau đó 50 năm của một tử tội hình sự khét tiếng là Phước “Tám Ngón”.
Thậm chí một số nhà nghiên cứu tâm linh cho biết những linh hồn của những người qua đời tại đây vẫn bị “bát quái” giam giữ không thể siêu thoát. Chúng lởn vởn bên trong nên ở đây âm khí rất nặng nề. Người ta đồn rằng oán khí bay lên thấu trời cao, do vậy thường xuyên có sấm sét đánh bể một góc để khai một cửa Sinh, cho oán khí được thoát ra, người chết được siêu thoát.
Có thông tin cho rằng, chính Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng tin chuyện này là có thật. Ông cho mời một thầy địa lý rất cao tay nhằm hóa giải một phần “trận đồ” này. Và sau đó một trong 8 nóc nhà của hình bát giác đã được san bằng, phá vỡ tính hoàn hảo của “bát quái”, thuận theo ý Trời mở 1 cửa Sinh cho các linh hồn được bay đi. Trong khi đó, một số nhà khoa học thì cho rằng bên dưới của tòa nhà có thể là mỏ quặng khiến sét hay đánh trúng Khám Chí Hòa. Tất nhiên, chúng mới chỉ là giả thiết, chưa có kết luận chính thức.
Trong khuôn viên trại còn có một nhà thờ (ngày nay được sử dụng làm Hội trường của trại), được người Pháp cho xây dựng để “rửa tội” cho những người -censor- mà họ xử tử. Bởi trong văn hóa tín ngưỡng của phương Tây, khi sống con người ta dù phạm rất nhiều tội lỗi, nhưng trước khi chết nếu người đó được rửa tội thì mọi tội lỗi sẽ được tha thứ và linh hồn người đó sẽ được lên thiên đàng. Xung quanh nhà thờ này cũng có nhiều điều huyền bí được kể lại bởi chính các cán bộ trong trại.
Về kiến trúc nhà thờ được xây hình Giêsu trên cây thập giá: cửa vào chính là chân, hai nhà nguyện là hai cánh tay bị đóng đinh đang dang rộng, bàn thờ nơi Cung Thánh chính là phần đầu của Chúa.
Họ cho rằng nơi này rất linh thiêng bởi đây là nơi rửa tội cho những người -censor- trước khi bị lính Pháp bắn. Dù chiến tranh đã đi qua rất lâu nhưng nhà thờ vẫn nằm sừng sững trong khuôn viên trại. Cho đến những năm 90, vị phó giám đốc mới được cử về công tác trong trại – một người không tin vào những lời đồn thổi “nhảm nhí”, đã cho sửa nhà thờ thành hội trường nơi diễn ra hội họp, hội nghị của trại.
Nơi được người ta sửa chữa đầu tiên là cửa vào (vị trí chân Chúa). Người ta phá đi cửa cũ, mở một cái cửa đại hội vào hội trường. Thế nhưng việc sửa chữa chỉ mới được bắt đầu thì một sự cố lớn đã xảy ra, chỉ trong một thời gian ngắn liên tiếp 5-6 cán bộ công tác trong trại bị thiệt mạng vì những lý do bất ngờ: tai nạn, súng cướp cò, đột tử…
Nhiều người nghĩ đó chỉ là sự trùng hợp, song không thể phủ nhận lúc đó sự hoang mang bao trùm toàn trại, vị tân phó giám đốc thật sự dao động và cuối cùng ông quyết định sửa lại ngôi nhà như thiết kế ban đầu, thuê thầy về cúng giải hạn. Và điều kỳ diệu đã xảy ra, dường như “báo ứng” đã được hóa giải, những vụ chết bất đắc kỳ tử đã dừng lại hầu như ngay lập tức.
Có lẽ khi lắng nghe những câu chuyện này, một số người sẽ cho những chuyện âm khí, oán khí, chuyện sét đánh hay có người chết bất thường chỉ là những điều mê tín, là sự trùng hợp bị thổi phồng lên. Thậm chí còn nghĩ rằng, khoa học đã rất phát triển để có thể giải thích được những hiện tượng này.
Nhưng nếu bạn đặt chân tới nơi đây, một mê cung không còn khái niệm phương hướng, không gian và thời gian, ngắm nhìn mô hình trận đồ bát giác hoàn hảo, chắc chắn bạn sẽ tự nhủ rằng còn quá nhiều bí ẩn chưa thể giải đáp ở khám Chí Hòa – trại giam “bất xuất” trong lịch sử.
Sưu tầm và biên soạn
Trại giam Chí Hòa, còn gọi là Khám Chí Hòa, nằm tại quận 10, TP HCM, là nhà tù được người Pháp xây dựng từ năm 1943 nhằm thay thế Khám Lớn Sài Gòn ở góc đường Lý Tự Trọng – Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Kiến trúc của Chí Hòa rất đặc biệt, do một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo ngũ hành bát quái. Nó cao ba tầng lầu có hình bát giác với 8 cạnh đều, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H, tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh dịch (cũng có người thì cho là kiến trúc này dựa trên Bát trận đồ của Khổng Minh, tương ứng với 8 cửa trận là: Hưu – Sinh – Thương – Đỗ – Cảnh – Tử – Kinh – Khai).
Công trình được người Nhật khởi xướng sau khi đảo chính Pháp để giam tù nhân, tuy nhiên khi thi công chưa hoàn thành, họ đã rút khỏi Việt Nam. Sau đó, người Pháp tiếp tục công việc bỏ dở. Hầu như toàn bộ vật liệu như xi măng, sắt, thép đều chở từ Pháp sang. Do vậy công trình này vừa hòa hợp những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Pháp: kiên cố, kín đáo, mát mẻ, vừa mang nét huyền bí âm dương ngũ hành của phương Đông.
Ngày 8/3/1953, khi Khám Chí Hòa xây dựng hoàn chỉnh, Khám Lớn Sài Gòn bị phá bỏ. Ngoài một số tù nhân được phóng thích, còn lại khoảng 1.600 người cùng chiếc máy chém chuyển về Khám Chí Hòa.
Khám Chí Hòa
Khám Chí Hòa cao 3 tầng lầu, 238 phòng với tổng diện tích là 7 hecta, trong đó có hai dãy nhà dành cho phạm nhân nữ.
Mỗi cạnh của bát quát trận đồ là một khu, lưng xây bịt kín ở phía ngoài còn phía trong toàn song sắt. Chí Hòa chỉ có 1 cửa vào, người ta nói đó là cửa Tử, qua cửa đó là hệ thống đường hầm, đường đi bên trong đều thiết kế theo cung vị nếu không có người hướng dẫn thì một người đi vào đó sẽ mất hết phương hướng giống như lọt vào một mê cung đồ không thấy đường ra.
Chính giữa hình bát quái đồ là một sân rộng cũng hình bát giác chia thành 8 khu hình tam giác nhỏ, với rất nhiều cây cối, bãi cỏ sạch sẽ và thoáng mát. Ngay tâm của hình bát quái có một đài bơm nước, với một đoạn là bể nước phình to nhìn từ trên cao có hình một cây kiếm cắm thẳng xuống đất, nghe đâu thanh kiếm này có tên là “Tru Tiên Kiếm”.
Đây là thanh kiếm trấn, những tên tội phạm dù có xảo quyệt đến đâu, thì khi ở đây mọi thủ đoạn của chúng cũng bị thanh kiếm “linh” này hóa giải hết. Thanh kiếm này chính là “trái tim” của tòa nhà, nếu thanh kiếm này bị nhổ lên thì toàn bộ “trận đồ” không cần phá mà sẽ tự vỡ.
Những câu chuyện bí ẩn bên trong khám Chí Hòa
Nhờ lối kiến trúc “bát trận đồ” của mình mà các phạm nhân khi đã bước qua cửa Tử thì được coi như không có đường ra. Họ chỉ có thể chờ khi hết án tù hoặc được phóng thích thì mới có thể ra khỏi nơi đây.
Theo thống kê, có tới cả triệu người đã bị nhốt vào đây nhưng hầu như không thấy có ai thoát ra được. Trong lịch sử của khám Chí Hòa, cho đến ngày hôm nay chỉ ghi nhận có hai trường hợp vượt trại thành công. Lần thứ nhất là vào năm 1945, của những người tù cách mạng và lần thứ hai, sau đó 50 năm của một tử tội hình sự khét tiếng là Phước “Tám Ngón”.
Thậm chí một số nhà nghiên cứu tâm linh cho biết những linh hồn của những người qua đời tại đây vẫn bị “bát quái” giam giữ không thể siêu thoát. Chúng lởn vởn bên trong nên ở đây âm khí rất nặng nề. Người ta đồn rằng oán khí bay lên thấu trời cao, do vậy thường xuyên có sấm sét đánh bể một góc để khai một cửa Sinh, cho oán khí được thoát ra, người chết được siêu thoát.
Có thông tin cho rằng, chính Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng tin chuyện này là có thật. Ông cho mời một thầy địa lý rất cao tay nhằm hóa giải một phần “trận đồ” này. Và sau đó một trong 8 nóc nhà của hình bát giác đã được san bằng, phá vỡ tính hoàn hảo của “bát quái”, thuận theo ý Trời mở 1 cửa Sinh cho các linh hồn được bay đi. Trong khi đó, một số nhà khoa học thì cho rằng bên dưới của tòa nhà có thể là mỏ quặng khiến sét hay đánh trúng Khám Chí Hòa. Tất nhiên, chúng mới chỉ là giả thiết, chưa có kết luận chính thức.
Trong khuôn viên trại còn có một nhà thờ (ngày nay được sử dụng làm Hội trường của trại), được người Pháp cho xây dựng để “rửa tội” cho những người -censor- mà họ xử tử. Bởi trong văn hóa tín ngưỡng của phương Tây, khi sống con người ta dù phạm rất nhiều tội lỗi, nhưng trước khi chết nếu người đó được rửa tội thì mọi tội lỗi sẽ được tha thứ và linh hồn người đó sẽ được lên thiên đàng. Xung quanh nhà thờ này cũng có nhiều điều huyền bí được kể lại bởi chính các cán bộ trong trại.
Về kiến trúc nhà thờ được xây hình Giêsu trên cây thập giá: cửa vào chính là chân, hai nhà nguyện là hai cánh tay bị đóng đinh đang dang rộng, bàn thờ nơi Cung Thánh chính là phần đầu của Chúa.
Họ cho rằng nơi này rất linh thiêng bởi đây là nơi rửa tội cho những người -censor- trước khi bị lính Pháp bắn. Dù chiến tranh đã đi qua rất lâu nhưng nhà thờ vẫn nằm sừng sững trong khuôn viên trại. Cho đến những năm 90, vị phó giám đốc mới được cử về công tác trong trại – một người không tin vào những lời đồn thổi “nhảm nhí”, đã cho sửa nhà thờ thành hội trường nơi diễn ra hội họp, hội nghị của trại.
Nơi được người ta sửa chữa đầu tiên là cửa vào (vị trí chân Chúa). Người ta phá đi cửa cũ, mở một cái cửa đại hội vào hội trường. Thế nhưng việc sửa chữa chỉ mới được bắt đầu thì một sự cố lớn đã xảy ra, chỉ trong một thời gian ngắn liên tiếp 5-6 cán bộ công tác trong trại bị thiệt mạng vì những lý do bất ngờ: tai nạn, súng cướp cò, đột tử…
Nhiều người nghĩ đó chỉ là sự trùng hợp, song không thể phủ nhận lúc đó sự hoang mang bao trùm toàn trại, vị tân phó giám đốc thật sự dao động và cuối cùng ông quyết định sửa lại ngôi nhà như thiết kế ban đầu, thuê thầy về cúng giải hạn. Và điều kỳ diệu đã xảy ra, dường như “báo ứng” đã được hóa giải, những vụ chết bất đắc kỳ tử đã dừng lại hầu như ngay lập tức.
Có lẽ khi lắng nghe những câu chuyện này, một số người sẽ cho những chuyện âm khí, oán khí, chuyện sét đánh hay có người chết bất thường chỉ là những điều mê tín, là sự trùng hợp bị thổi phồng lên. Thậm chí còn nghĩ rằng, khoa học đã rất phát triển để có thể giải thích được những hiện tượng này.
Nhưng nếu bạn đặt chân tới nơi đây, một mê cung không còn khái niệm phương hướng, không gian và thời gian, ngắm nhìn mô hình trận đồ bát giác hoàn hảo, chắc chắn bạn sẽ tự nhủ rằng còn quá nhiều bí ẩn chưa thể giải đáp ở khám Chí Hòa – trại giam “bất xuất” trong lịch sử.
Sưu tầm và biên soạn