Kêu gọi người dân toàn tỉnh cài Hue-S, Huế muốn đẩy nhanh chuyển đổi số | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Kêu gọi người dân toàn tỉnh cài Hue-S, Huế muốn đẩy nhanh chuyển đổi số

VNZ-ROAD

NEXTVNZ


Ngoài hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19, việc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai cài đặt ứng dụng Hue-S cho toàn dân trong tỉnh cũng để mỗi người hình thành thói quen sử dụng công nghệ, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.


Gần 48% người dân Huế có smartphone đã cài ứng dụng Hue-S

Hue-S là ứng dụng trên nền di động đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tích hợp, cung cấp các dịch vụ đô thị thông minh. Ứng dụng được kết nối đồng bộ với Cổng thông tin dịch vụ đô thị thông minh.

Kêu gọi người dân toàn tỉnh cài Hue-S, Huế muốn đẩy nhanh chuyển đổi số
Ngoài các dịch vụ đô thị thông minh, ứng dụng Hue-S hiện còn được bổ sung một số chức năng hỗ trợ chống dịch như giải pháp quản lý dịch bệnh Covid-19 bằng mã QR (Ảnh: Sở TT&TT Thừa Thiên Huế)

Hiện tại, trên ứng dụng Hue-S, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa vào vận hành nhiều dịch vụ đô thị thông minh cho người dân như: dịch vụ phản ánh hiện trường, dịch vụ thông tin cảnh báo, dịch vụ giám sát đô thị thông qua cảm biến camera; dịch vụ giám sát hồ đập, môi trường, dịch vụ giám sát tàu cá.

Thực tiễn vận hành các dịch vụ đô thị thông minh trên ứng dụng Hue-S đã và đang góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức hoạt động quản lý nhà nước, cũng như gia tăng mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp với hoạt động của chính quyền.

Để hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19, thời gian gần đây, bên cạnh việc cùng với các địa phương khác trong cả nước tính cực tuyên truyền, vận động người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone, tỉnh Thừa Thiên Huế đã bổ sung chức năng quản lý dịch bệnh Covid-19 bằng mã QR trên Hue-S.

Theo thống kê, với Bluezone - ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19, đến chiều ngày 18/2, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 237.393 lượt tải và cài đặt ứng dụng Bluezone, đạt tỷ lệ 21,03% dân số, xếp thứ 12 trên toàn quốc.

Với Hue-S, đến nay đã có trên 350.000 người dân trên địa bàn cài đặt và sử dụng ứng dụng, chiếm hơn 31% dân số và chiếm gần 48% người dùng smartphone của tỉnh.

Góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của tỉnh

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên cả nước, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn triển khai cài đặt ứng dụng Hue-S cho toàn dân.

Việc này, theo lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, là nhằm triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người dân; đồng thời vừa có tính lâu dài để hình thành thói quen của người dân sử dụng công nghệ, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của tỉnh.

Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan trung ương trên địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế quán triệt nghiêm tục các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại cơ quan, đơn vị, địa phương, tuyệt đối không lơ là trong phòng dịch.

Thủ trưởng các cơ quan trung ương trên địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế cũng được yêu cầu phải thường xuyên duy trì 5K, đồng thời chỉ đạo các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị, địa phương cài đặt ứng dụng Hue-S, triển khai giải pháp quét QR (mã thông tin phản hồi). Đây là là tiêu chí bắt buộc trong đánh giá mức độ an toàn phòng dịch tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, những đơn vị liên quan huy động tối đa lực lượng đi từng ngõ, gõ từng nhà để thông báo, rà soát, hướng dẫn và cài đặt ứng dụng Hue-S cho tất cả người dân có điện thoại thông minh.

Cùng với đó, tiếp tục triển khai đặt bảng mã QR tại các cơ quan, đơn vị, địa phương và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn quản lý; chỉ đạo các công ty, doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh điện thoại di động hỗ trợ cài đặt ứng dụng Hue-S cho người mua.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có chỉ đạo cụ thể với các cơ quan, đơn vị khác trong tỉnh như: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở GD&ĐT, Sở TT&TT, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các doanh nghiệp… về việc triển khai cài đặt ứng dụng Hue-S cho toàn bộ người dân trong tỉnh.

Theo đó, ngoài việc triển khai cài đặt ứng dụng Hue-S cho toàn thể đoàn viên thanh niên các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế còn có trách nhiệm chỉ đạo các cấp đoàn cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã thực hiện phong trào tình nguyện hỗ trợ các địa phương cài đặt Hue-S cho người dân có smartphone, đồng thời phát động toàn dân thừa Thiên Huế cài đặt Hue-S.

Sở TT&TT Thừa Thiên Huế có trách nhiệm kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương, các lực lượng trong việc triển khai cài đặt Hue-S. Đồng thời, nghiên cứu giải pháp giám sát cán bộ, công chức, viên chức thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng Hue-S trên cơ sở dữ liệu quản lý số cán bộ, công chức, viên chức; cung cấp cho Sở Nội vụ số liệu để đánh giá việc thi đua, chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

M.T

Tỉnh ủy Tây Ninh ra Nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số

Tỉnh ủy Tây Ninh ra Nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số


Tây Ninh là một trong những địa phương mà Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Continue reading...
 


Top