Thế giới động vật - Kẻ nào sẽ chiến thắng trong cuộc chiến giữa sư tử Barbary và hổ Bengal? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Thế giới động vật Kẻ nào sẽ chiến thắng trong cuộc chiến giữa sư tử Barbary và hổ Bengal?

vinhtrinh4481

Búa Đá


main-qimg-d23080ce5c7cd8b6a6efd850ab954c16.jpg

Một con sư tử đực trưởng thành

main-qimg-c5048bb75c84cb59a5caebd7b76d459d.jpg

Một con hổ Bengal
Theo Wiki Sư tử Barbary là một phân loài sư tử ở Bắc Phi đã bị tuyệt chủng cục bộ . Chúng là phân loài sư tử lớn nhất, từng sinh sống ở khu vực duyên hải Barbary của vùng Maghreb, phân bố từ dãy núi Atlas đến Ai Cập trước khi bị suy giảm số lượng và thu hẹp môi trường sống do hoạt động săn bắn của con người.

Những con sư tử Barbary ngày xưa đã được các hoàng đế La Mã nuôi, để dành cho những cuộc đấu trên đấu trường. Những nhà quý tộc La Mã như Sulla, PompeyJulius Caesar thường ra lệnh giết hàng loạt sư tử Barbary - tới 400 con một lần[3]. Con sư tử hoang Barbary cuối cùng bị giết chết ở Maroc năm 1922 do sự săn bắn bừa bãi. Tuy nhiên, theo một đánh giá toàn diện dựa trên các hồ sơ săn bắn cho thấy các nhóm sư tử nhỏ có thể sống sót ở Algeria cho đến đầu những năm 1960 và ở Maroc cho đến giữa những năm 1960[4].

Cho đến năm 2017, sư tử Barbary được coi là một phân loài sư tử riêng biệt[5][6][7]. Kết quả phân tích hình thái họcdi truyền học của các mẫu vật sư tử từ Bắc Phi cho thấy sư tử Barbary không khác biệt đáng kể so với các mẫu vật sư tử được thu thập ở Tây Phi và phía Bắc của Trung Phi[8]. Sư tử Barbary rơi vào nhóm phylogeographic tương tự như sư tử châu Á[9].

Sư tử Barbary còn được gọi là "sư tử Bắc Phi"[1], "sư tử Berber", "sư tử Atlas"[10] và "sư tử Ai Cập"[11].
Hổ Bengal hay Hổ hoàng gia Bengal (danh pháp khoa học: Panthera tigris tigris) là một phân loài hổ được tìm thấy nhiều nhất tại BangladeshẤn Độ cũng như Nepal, Bhutan, Myanma và miền nam Tây Tạng.[2] Nó được liệt kê là loài có nguy cơ tuyệt chủng trong Danh sách Đỏ IUCN kể từ năm 2008, và được ước tính bao gồm ít hơn 2.500 cá thể vào năm 2011. Nó bị đe dọa bởi nạn săn trộm, mất và phân mảnh môi trường sống. Quần thể hổ của Ấn Độ được ước tính là 1.7061.909 cá thể trong năm 2010. Vào năm 2014, số lượng đã tăng lên đáng kể với ước tính 2.226 cá thể. Ước tính có khoảng 440 con hổ ở Bangladesh, 163-253 con hổ ở Nepal và 103 con hổ ở Bhutan.

Đây là phân loài hổ phổ biến nhất, sống trong các loại môi trường sinh sống khác nhau, bao gồm đồng cỏ, các rừng mưa nhiệt đới và cận nhiệt đới, rừng cây bụi, rừng cây lá sớm rụng ẩm và khô cũng như các rừng tràm đước. Bộ lông của hổ Bengal có màu nâu-cam với các sọc đen, mặc dù đôi khi có dị biến để sinh ra các cá thể hổ trắng. Nó là con vật biểu tượng quốc gia của cả Bangladesh lẫn Ấn Độ.[3]

Cuộc chiến này thực tế đã diễn ra trong lịch sử.

Một con hổ Bengal đã giết chết một con sư tử Barbary khổng lồ trong cuộc chiến đến chết

Đây chắc chắn là trận chiến đọ sức kinh khủng nhất giữa sư tử và hổ từng được ghi nhận trong lịch sử. Cả hai đều là những động vật to lớn và hoang dã, hung dữ trong tự nhiên, chúng được sinh ra là để chiến đấu.

Cuộc chiến được tổ chức bởi Gaekwad Baroda (vua Ấn Độ), Vị vua này muốn xem ai thực sự là "Vua của các Quái thú" và "Vua của họ mèo". Vì vậy, nhà vua đã sắp xếp một trận chiến tử chiến giữa một con sư tử Barbary hoang dã khổng lồ với một cái bờm to, nặng và một con hổ Bengal ăn thịt người rất lớn. Người Gaekwad đặt cược vào con sư tử để giành chiến thắng, và kết quả là, họ đã phải trả 37.000 rupee khi con sư tử bị con hổ giết chết.

main-qimg-c26ea576349bc825cb83486f76e1ef2d.png

Bài báo mô tả cuộc chiến

main-qimg-764b71047cf1f4b499a9504e6d7b7ca3.png


Nhưng rất khó để xác minh bởi vì thực tế chắc chắn rằng con sư tử Barbary lớn như thế nào, so với với một con hổ Bengal. Dù cuộc chiến được tổ chức giữa một con sư tử Barbary và hổ Bengal ở Baroda, Ấn Độ, vào thế kỷ 19, trong đó con hổ Bengal (từ Shimla) đã chiến thắng, nhưng không phải là không bị thương nghiêm trọng trong khi chiến đâu. Câu chuyện này vẫn chưa rõ về độ chính xác

Theo ghi chép trong lịch sử , những đầu trường (có đường kính khoảng 50 feet (15,2 m), và một vành đai rộng khoảng 6 feet (1,8 m), được bọc bằng tấm sắt để ngăn không cho động vật trốn thoát) hoặc xâm nhập vào chỗ ngồi cho khán giả, cuộc chiến trong một khu vực rộng lớn tương tự như Đấu trường La Mã, hoặc nơi người La Mã tổ chức các trận đấu đấu sĩ,

main-qimg-519dc0b05530a9c1fceeafe12e3ee228.jpg



Ở phương Tây và Châu phi nhiều người vẫn nghĩ rằng sư tử mạnh hơn hổ (nơi sư tử khá phổ biến trong khi hổ thì không), thì sư tử là chúa tể của muôn loài (King of Beasts), nhưng trong thực tế, hổ thường là kẻ chiến thắng trong những cuộc chiến tay đôi , những dữ liệu và các ghi chép lịch sử ghi nhận rằng hổ thường có lợi thế trong cuộc chiến với sư tử và nhiều kết quả cho thấy hổ thường là kẻ chiến thắng trong các cuộc đọ sức tay đôi, tuy vậy, kết quả từng cuộc đối đầu hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi cá thể như đặc điểm lịch sử vòng đời, phong cách chiến đấu, cách thức tấn công, thể chất, sinh lý học và kinh nghiệm trận mạc nhưng nói chung thì hổ có lợi thế hơn so với sư tử.

Nhìn từ quan điểm sinh thái học thì sư tử có ưu thế hơn hổ vì sư tử thường sống theo bầy đàn và thường là một gia đình, hoặc mấy gia đình hợp lại. Còn hổ là kẻ săn mồi đơn độc. Hợp lại thành bầy đàn thì sẽ có ưu thế số lượng, một con hổ không thể nào đối chọi với cả đàn sư tử. Tuy vậy xét ở góc độ cá thể, các nhà động vật học dự đoán nếu đọ sức một chọi một, hổ thường mạnh và hung hãn hơn sư tử, bởi chúng mẫn cảm và dẻo dai hơn. Nếu một con hổ đực giao đấu với một con sư tử đực thì sư tử thường thất bại. Một số nhà sinh thái học qua thực nghiệm đã khẳng định về trọng lượng cơ thể, sức mạnh cơ bắp, khả năng tấn công đối phương thì sư tử xếp sau hổ và voi.
Vào thời La Mã cổ đại, trong các rạp xiếc, những con dã thú thường được tổ chức đọ sức với nhau, những dã thú ăn thịt hoặc có sức mạnh như hổ, sư tử, gấu, báo, voi rừng, tê giác, lợn lòi.... được sắp xếp trong một cuộc đấu mua vui cho giới quý tộc cũng như giới bình dân để giải trí cũng như thỏa mãn mục sở thị. Những bức phù điêu, chạm trổ trong một thần điện tại Pompeii cho thấy một cuộc chiến giữa một con sư tử và hổ. Cuộc quyết đấu giữa cặp đôi hổ và sư tử được coi là kinh điển nhất và tỷ lệ đặt cược thường ủng hộ cho những con hổ. và trong những cuộc chiến như thế này, hổ thường giành phần thắng và là kẻ cuối cùng bước ra khỏi đấu trường

Dưới triều đại của Titus vị Hoàng đế La Mã, đã buộc những hổ Bengal phải chiến đấu với những con sư tử châu Phi to khỏe và hổ luôn đánh bại những con sư tử. Ban đầu, ông ta cho những con hổ Bengal đọ sức với những con sư tử Numidia có vóc dáng nhỏ bé và con hổ đã dễ dàng đánh bại chúng. Do đó, hoàng đế muốn hổ chiến đấu với những con sư tử châu Phi to lớn hơn, và những trận quyết đấu như vậy đã diễn ra theo ý chí của Hoàng đế và con hổ vẫn luôn chiến thắng con sư tử.

Vào thời Trung cổ, một vài con sư tử tặng phẩm được gửi đến châu Âu: Đức, Anh, Pháp và Ý. Trong đó bộ sưu tập động vật đầu tiên là một thuộc về vua Henry I của Anh và được chuyển về tháp Luân Đôn. Đôi khi con sư tử trong tình thế buộc phải cấu xé với hổ thì dường như những con hổ luôn luôn dành phần hơn.

Một con hổ thuộc về nhà vua Oude của Vương triều Awadh đã giết 30 con sư tử và đánh bại nhiều con sư tử khác sau khi nó được chuyển đến một vườn thú ở Luân Đôn Vào cuối thế kỷ 19, Vương triều Gaekwad Baroda ở vùng Tây Ấn Độ cũng thường xuyên sắp xếp một cuộc chiến giữa một con sư tử Bắc Phi và hổ Bengal trước hàng ngàn người xem. Năm 1899, vương triều Gaekwad ủng hộ sư tử của họ và đã cá cược 37.000 rupee cho một con sư tử nếu nó chiến thắng nhưng kết quả nó lại bị hổ đánh cho tơi tả.

Thời cận đại, ghi nhận trường hợp vào năm 1857, một con hổ tại vườn thú Bromwich đã húc vỡ các lồng của một con sư tử và một cảnh hãi hùng đã xảy ra sau đó: Con sư tử đã cố gắng bảo vệ đầu của mình không bị thương bằng cái bờm dày nhưng con hổ đã tấn công vào phần bụng của con sư tử, cào lòi ruột con sư tử này và con sư tử đã chết trong vòng vài phút vì mất máu và kiệt sức.[104] Năm 1882, Tờ báo Chicago Tribune ở Mỹ có đưa tin về một con hổ đã giết một con sư tử.[105] Vào năm 1909, trong một vườn thú trên đảo Coney có ghi nhận sự kiện một con hổ đực đã giết chết một con sư tử đực.[106] Một sĩ quan người Anh người cư trú nhiều năm tại Sierra Leone cho biết đã chứng kiến nhiều con sư tử và hổ đánh nhau, và cho hay con hổ thường giành chiến thắng.[107]

Thời hiện đại, có một tường thuật về cảnh đánh nhau giữa hai loài này cũng được nêu ở vườn thú Bronx trong năm 1950, nơi một con sư tử con tên là Zambezi và một con hổ non tên là Ranee đã được đưa ra cho vờn nhau. Hai con vật bé bỏng vờn lấy nhau thường xuyên và chiến thắng luôn luôn thuộc về hổ, ông Alfred Martini, chủ vườn thú mô tả rằng hổ như một võ sĩ có kỹ năng chiến đấu tốt hơn giống như là một võ sĩ Quyền anh lanh lợi chống lại một đô vật nặng ký với những đòn đánh tinh tế (shrewder and trickier).

Cuộc đụng độ gần đây nhất xảy ra vào tháng 3 năm 2011, tại vườn thú Ankara ở Thổ Nhĩ Kỳ, một con hổ Bengal đã giết chết một con sư tử sau khi tìm đường vượt qua hàng rào ngăn cách giữa các con vật. Con hổ đã giết sư tử chỉ bằng một nhát cào bằng móng sắc vào tĩnh mạch cảnh của con sư tử. Con sư tử chết nằm trong vũng máu vì bị con hổ hung dữ tấn công.Theo Tờ Pravda của Nga cho hay, con hổ đã giết sư tử chỉ bằng một nhát cào bằng móng sắc vào tĩnh mạch cảnh đối phương dẫn lời các quan chức vườn thú nói lại, con hổ thò chân trước qua khe cửa ngăn cách và cào rất mạnh và nhanh vào cổ sư tử và sư tử gần như chết ngay lập tức. Thế nhưng, camera lại ghi được cảnh con hổ xé toang hàng rào và xé luôn sư tử thành từng mảnh nhỏ. Theo thông tin khác thì con hổ khi phát hiện một lỗ hổng trong hàng rào ngăn cách với chuồng sư tử lập tức chui qua và chỉ bằng một phát cắn duy nhất vào cổ sử tử đã giết chết nó ngay lập tức.

Tuy vậy cũng có sự kiện ghi nhận rằng ở một vườn động vật tại Trung Quốc có xảy ra chuyện một con hổ vào nhầm chuồng sư tử và bị sư tử cắn chết. Tuy nhiên câu chuyện này không đủ căn cứ chứng minh sư tử mạnh hơn hổ vì giữa hai con vật này có sự bất tương xứng về giới tính, độ tuổi, sức nặng và lợi thế chuồng nhà của sư tử. Một sự kiện ghi lại cũng cho biết một con sư tử đực châu Phi nặng 110 kg đã giết chết một con hổ cái nặng 90 kg ở một vườn thú thuộc đảo Tế Châu của Hàn Quốc, con hổ đã nhảy xuống cái mương nơi có con sư tử và bị tập kích giết chết.

Nguồn Wiki
 


Top