Hôm nay đẹp trời, hãy nói về lực lực cảnh sách Hong Kong. Trước giờ nghe toàn là dân nhập cư, rồi là bạo động HongKong, hôm nay chúng ta hãy kể về … lực lượng cảnh sát HK.
I. HÀN SÂM – NHAN HÙNG – LAM CANG
Hàn Sâm người gốc Đông Quan, Quảng Đông, sinh vào tháng 10 năm 1917 tại Hồng Kông và có tên khác là Chướng Thế Tài. Ông gia nhập Lực lượng cảnh sát Hồng Kông vào năm 1940. Trong thời kỳ chiếm đóng của Nhật Bản tại Hồng Kông vào năm 1941, Hàn Sâm đã trốn sang quê gốc Đông Quan của mình để tránh quân dịch. Sau khi trở về Hồng Kông vào năm 1945, Hàn Sâm lại làm cảnh sát như cũ.
Vào thời điểm đó, Hàn Sâm đi theo Liêu Phú, một nhân vật tai to mặt lớn trong giới cảnh sát Hong Kong, là đồng hương gốc Đông Quan giống Hàn Sâm. Năm 1950, Hàn Sâm phá được một vụ án lớn của Hong Kong khi đó nên được cấp trên đặc biệt chú ý và cất nhắc vào các chức vụ quan trọng. Đến năm 1966, Hàn Sâm được thăng chức tổng thám trưởng và cai quản các quận Dầu Ma Địa và Vượng Giác. Đến năm 1971 được đổi sang cai quản khu Tân Giới. Khi đó, Toàn quyền Hong Kong MacLehose tuyên chiến nghiêm túc với vấn nạn tham nhũng trong nội bộ ngành cảnh sát. Hàn Sâm khi đó mới đổi qua Tân Giới được hai tháng ngay lập tức nộp đơn xin nghỉ hưu sớm và lên kế hoạch bỏ trốn.
Sau khi Hong Kong thành lập Ủy ban Độc lập Chống Tham nhũng (ICAC) năm 1974, cơ quan này điều tra ra rằng tiền lương và phụ cấp của Hàn Sâm chưa đến 200.000 đô la Hồng Kông một năm . Tuy nhiên, khi Hàn Sâm nghỉ hưu, tổng tài sản của ông là 4.2 triệu đô, trong đó có những bất động sản đắt đỏ tọa lạc ở khu Vượng Giác. Chính phủ Hong Kong sau đó phát lệnh bắt Hàn Sâm để điều tra vì lý do “thu nhập không tương xứng với nhiệm vụ”, bằng một cách nào đó, Hàn Sâm trốn sang Canada trước khi lệnh bắt được ban ra. Năm 1974, Sâm trốn về Đài Loan vì lo ngại Canada sẽ dẫn độ ông về Hong Kong, còn giữa Đài Loan và HK thì không có luật dẫn độ. Sâm cư trú ở Đài Loan đến khi mất vào tháng 8 năm 1999.
Trong 30 năm qua, Ủy ban Độc lập Chống Tham nhũng đã phong tỏa và thu hồi những tài sản bất minh của Hàn Sâm. Đến năm 2006, Ủy ban này đạt được thỏa thuận giải quyết ngoài tòa án với một trong những thành viên trong gia đình Hàn Sâm, theo đó gia đình đồng ý trao lại khối tài sản trị giá tới 140 triệu tính theo thời giá hiện tại, tương đương 80% tài sản còn lại và để đổi lại ICAC khép lại vụ việc của Hàn Sâm vĩnh viễn.
+ Nhan Hùng: Đây là người ít thông tin nhất trong nhóm tứ đại hắc cảnh, không rõ năm sinh, cũng không rõ bây giờ còn sống hay không. Theo hồ sơ của Cảnh sát Hoàng gia Hong Kong, Nhan Hùng gia nhập lực lượng Cảnh sát Hong Kong khoảng năm 1941. Trong thời gian này, Nhan Hùng là cấp dưới trực tiếp của Lôi Lạc và được Lôi Lạc dìu dắt vào nghề.
Trái với phim ảnh thường khai thác Nhan Hùng như một đối thủ trong nghề với Lôi Lạc, ngoài đời hai huynh đệ này khá thân thiết. Nhan Hùng lập được những thành tích nổi trội khi còn ở Cửu Long nên được đề bạt vào Cục điều tra Hình sự. Ở cương vị này, khác với 3 người còn lại, Nhan không trực tiếp đứng ra tham ô hay thu thuế trực tiếp, thay vào đó, ông … bảo kê cho buôn ma túy.
Nhan Hùng là người móc ngoặc với các trùm xã hội đen người Hoa tổ chức đưa ma túy từ Thái Lan vào Hong Kong, đường dây của Nhan Hùng hoạt động từ những năm 1960s, đến năm 1975, do một sự tình cờ, đường dây này bị bể từ đó kéo theo sự phanh phui một đường dây đen của cảnh sát bảo kê cho tội phạm ma túy. Chưa dừng lại ở đó, vụ này tiếp tục phát triển, giúp phanh phui cả một hệ thống tham nhũng tập thể trong cảnh sát và chính quyền, đó là vụ án Ma túy ở chợ trái cây Dầu Ma Địa.
Vào tháng 3 năm 1975, tình hình ma túy bỗng dung trở nên sôi động ở khu vực chợ trái cây Quả Lãn thuộc khu Dầu Ma Địa. Tháng 5 năm 1976, Bộ Công Thương bắt giữ một người Mỹ cùng vợ ông ta và một số người khác đang đóng gói và phân phối ma túy gần Quả Lãn. Ngày 10 tháng 8 cùng năm, Cục ma túy của Lực lượng cảnh sát Hoàng gia Hồng Kông đồng loạt ra quân ở nhiều nơi trên khắp Hồng Kông, thu giữ một số lượng lớn ma túy và bắt giữ nhiều người. Ba nghi phạm trong vụ án đã xì ra cho các nhân viên của Ủy ban độc lập phòng chống tham nhũng (ICAC) về việc “có người chống lưng” trong giới cảnh sát cho đường dây ma túy này. Lập tức các nhân viên ICAC tiến hành khởi động điều tra vụ việc.
Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1976 vụ án được chính thức khởi tố, một chỉ huy cảnh sát đã nhận tội và bị kết án 18 năm tù. Bốn phạm nhân chính khác đã bị kết án và bị kết án từ 11 đến 13 năm tù. Sau đó, ba trong số các nghi phạm đã bị biến thành các nhân chứng, và ICAC chính thức bắt đầu thẩm vấn lấy lời khai từ họ để giúp điều tra các vụ án tham nhũng Vào tháng 9, ICAC bắt giữ 87 cảnh sát bị nghi ngờ nhận hối lộ, dù tất cả sau đó đã được tại ngoại. Vào ngày 28 tháng 10, anh em cảnh sát tổ chức một cuộc biểu tình để phản đối cuộc điều tra của ICAC.
Sau đó anh em kéo đến Trụ sở Cảnh sát Hồng Kông rồi Trụ sở Hành chính để kêu oan. Vào ngày 5 tháng 11, Thống đốc Hồng Kông Sir MacLehose đã ban hành lệnh ân xá một phần, thông báo rằng các công chức đã bị tha hóa mà không bị truy tố trước ngày 1 tháng 1 năm 1977 có thể được ân xá, và cuộc xung đột mới được giảm bớt. ICAC cũng dừng lại các cuộc điều tra của họ, nhưng những người đã có kết luận điều tra chính thức thì phải ra tòa. Tháng 9 năm 1978, một phiên tòa xét xử tham nhũng tập thể đã được tiến hành và 26 người bị buộc tội âm mưu cản trở công lý; 18 người trong số họ đã bị kết án và bị kết án 1 năm và 7 tháng đến 5 năm.
Trong vòng hai năm sau khi ICAC được thành lập năm 1974, hơn 20 nhóm tham nhũng trong lực lượng cảnh sát đã được xác định, trong đó nhiều sĩ quan cảnh sát cao cấp đã bị bắt giữ. Nhan Hùng nhận ra rằng sợi dây thòng lọng đang xiết dần và trốn ra nước ngoài dưới danh nghĩa du lịch. ICAC sau đó đã ban hành lệnh truy nã vào ngày 24 tháng 1 năm 1977 nhưng Nhan Hùng đã yên vị ở Thái Lan và sau đó mai danh ẩn tích đến tận ngày nay.
+ Lam Cang: Người tiếp theo trong danh sách này là Lam Cang. Khác với hai thành viên đầu tiên và khác cả với Lôi Lạc, Lam Cang xuất thân trong một gia đình giàu có và danh giá. Ông nội của Lam Cang từng cộng tác với người Tây trong chiến tranh thuốc phiện, cha Lam Cang từng hành nghề luật sư ở Hong Kong. Theo như cách nói của người Việt thì là ... me tây nó có mả. Thưở nhỏ, Lam Cang có tên gốc là Lam Vân Khải. Sau khi tốt nghiệp trường dòng St. Joseph, Lam Vân Khải bỗng nhiên nổi hứng đi thi vào học viện cảnh sát thay vì đi học luật sư như cha ông mong muốn.
Sau khi tốt nghiệp, Lam Vân Khải gia nhập lực lượng cảnh sát vào năm 1944, được điều về khu Thâm Thủy Bộ. Ở trong sở cảnh sát, Lam nhận thấy cái tên Vân Khải của mình không đủ sức quyết đoán, bèn đổi tên lại thành Lam Cang. Dù tuổi đời còn trẻ nhưng Lam Cang thăng chức rất nhanh: Năm 1959, Lam Cang được thăng lên đội trưởng, năm 1962 được thăng lên làm tổng thám trưởng giống như Lôi Lạc và phụ trách khu Cửu Long và Tân Giới.
Nguyên do là vì Lam Cang làm việc rất mau lẹ, khi trấn áp tội phạm thì luôn xông pha đi đầu, đặc biệt Lam Cang bắn súng hai tay như một, được toàn giới cảnh sát xưng tụng là thiện xạ lúc bấy giờ. Đó là tài võ, về văn tài, Lam Cang cũng là người có thành tích xuất sắc, vốn tốt nghiệp trường tây nên tất nhiên trình tiếng Hoa, tiếng Anh của Lam không phải dạng vừa, ngoài ra Lam còn thông thạo thêm ... 5 thứ tiếng khác, đặc biệt lưu loát tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. Với cấp dưới, Lam cũng rất vui vẻ, hòa nhã, các nhân viên dưới quyền Lam thường gọi vui sếp mình bằng biệt danh Anh Té Giếng vì tính cách tếu táo và pha trò mọi lúc mọi nơi của Lam Cang.
Một người hội đủ thực lực và thâu tóm nhân tâm như thế, tất nhiên, không leo nhanh lên top mới lạ. Lam Cang trở thành ngôi sao nổi nhất trong giới cảnh sát bấy giờ, nhưng đó cũng là lúc Lam bắt đầu "chìa một bàn tay của mình vào bóng tối". Trong địa bàn của mình, Lam Cang cũng nhận tiền hối lộ để làm lơ cho các hoạt động của XHĐ như hai người ở trên và dùng tiền bất chính này để đầu tư vào địa ốc.
Lam Cang sống khá phong lưu khi có 1 vợ và tới 4 nhân tình chính thức, còn số qua đường thì cóc thể đo đếm được. Năm 1967, một số giới chức cấp cao trong chính quyền Hồng Kong quyết định luân chuyển địa bàn giữa Lam Cang và Lôi Lạc vì nhận thấy có một số điều mờ ám và cũng để ngăn chặn Lôi Lạc "bám rễ" quá lâu. Nhưng việc đó chỉ như "bắt cóc bỏ dĩa" khi chỉ người đứng đầu hai khu vực này là thay đổi, còn hụi chết vẫn thu như cũ. Sang năm 1968, Lam Cang được nữ hoàng Elizabeth II trao tặng Huân chương cảnh sát hoàng gia, nhưng đó cũng là vinh quang tột đỉnh sau cùng dành cho ông.
Năm 1969, Lam Cang nhận thấy có một vòng vây vô hình đang từ từ siết lại chung quanh mình, nhất là sau khi Lôi Lạc đột ngột xin về hưu non. Sau đó, chính Lôi Lạc đã gặp riêng Lam Cang để tiết lộ vài điều hay ho. Lập tức, Cang cũng xin về hưu non trong năm 1969, sau đó lấy danh nghĩa đi du lịch nước ngoài trốn thẳng một mạch sang Thái Lan. Năm 1977, lệnh truy nã Lam Cang mới được ICAC ban ra nhưng lúc này đã muộn. Lam Cang không bao giờ quay về HK nữa và mất ở Thái vào năm 1989 sau một cơn đau tim ở tuổi 69.
II. NHẤT CA HẮC BẠCH LƯỠNG ĐẠO
Nhất Ca Hắc Bạch Lưỡng Đạo - Hoa Thám Trưởng Lôi Lạc còn có biệt danh khác là Lôi Lão Hổ ... Là một nhân vật có sức ảnh hưởng cực lớn suốt 2 thập niên 60 - 70 trong giới Hắc Bạch Lưỡng Đạo Hong Kong. Tên tuổi Lôi Lạc được truyền kỳ hóa qua phim ảnh, truyện tranh và tiểu thuyết. Ít nhất có 10 bộ phim có sự xuất hiện của nhân vật Lôi Lạc trong đó. Vậy thực chất Lôi Lạc là ai mà có sức ảnh hưởng đến thế?
Lôi Lạc hoàn toàn là nhân vật có thật tên thật là Lữ Mộ Lạc sinh ngày 16/5/1920 ở tỉnh Quảng Đông Trung Quốc, sau đó di dân sang Hong Kong. Lữ Mộ Lạc thường được gọi là Lạc Ca (Lak Ca - Tiếng Hải Phong), còn có biệt danh "Ngũ Ức Thám Trưởng" (ức là đơn vị trăm triệu, tức là thám trưởng 500 triệu, các anh chị thiện lành nghe mình nói, chữ "ức" ở đây dịch ra cho nó xuôi xuôi theo tiếng Việt thế thôi, đừng dẩu mỏ lên mà cãi rằng: Quê tao 1 ức là 100.000. Đây là ức của người Tàu, khác với ức của người Nhật, người Ấn và người Việt).
Năm 1940 Lữ Lạc gia nhập học viện cảnh sát, lúc đầu làm tiểu đội cảnh viện tuần tra chức vị Tham Viên, năm 1951 được thăng lên Tham Mục, được điều tới Thâm Thủy Cảnh Thự làm việc. Năm 1956 lại thăng làm cao cấp Tham Mục, Lữ Lạc lên lẹ là nhờ sự kiện năm 1955 từng đại phá vụ Kim Cương Sơn 14K quần anh hội, lúc ấy có hơn trăm tên 14k phần tử xã hội đen dự buổi tiệc ở Kim Cương Sơn.
Lữ Lạc đích thân mang đội một lưới bắt hết trọn ổ, từ đó phần tử XHĐ nghe tên Lữ Lạc đều run sợ. Năm 1956 cả Hong Kong rung chuyển trong cuộc bạo động song thập, cả trăm bang hội Xã Hội Đen thừa cơ sấn hỏa đả kiếp, đổ xuống đường đập phá hôi của. Lữ Lạc lại thân chinh lãnh đội mà càn quét, Lữ Lạc lúc đó như mặt trời giữa trưa, gặp người là bắt, gặp người là đánh... Xã hội đen cuối cùng vẫn ko thể nào đấu dc với chính quyền, cả ngàn người bị bắt trong sự kiện đó. Khi bạo loạn kết thúc, với sự thể hiện xuất sắc nhiệm vụ của mình, Lữ Lạc được thăng cấp lên Thám Trưởng Khu Tân Giới.
Lữ Lạc vốn không biết tiếng Anh cũng không biết chữ nghĩa, thậm chí cả chữ ký chỉ là vẽ hai vòng tròn để thể hiện chữ Lữ, vẽ một mũi tên hướng xuống để thể hiện chữ Lạc, sau này nhờ khổ luyện ông mới biết được đôi ba chữ. Tuy nhiên, trong thời buổi nhiễu nhương đó, chữ nghĩa không phải là cái quyết định. Lữ Lạc hành động nhanh chóng, dứt khoát, lại ko bắt nạt kẻ dưới, khác với các cảnh sát viên thời đó, ông không bao giờ chường mặt ra ngoài thu tiền bảo an của bà con tiểu thương. Thay vào đó, Lạc khống chế việc làm ăn của các băng nhóm XHĐ trong khu vực ông phụ trách. Các xòng bài, tiệm hút, nhà thổ của XHĐ phải đóng thuế cho cảnh sát nếu muốn được yên thân kinh doanh hoạt động. Mà đã đóng tiền rồi thì yên tâm ko bị úp sọt bất thình lình.
Tiền thu được từ quỹ đen, Lôi Lạc chia ra cho cấp dưới và biếu xén cả cấp trên. 2 năm sau, năm 1958, Lữ Lạc tiếp tục được thăng chức cảnh sát trưởng người Hoa khu Cảng Đảo và khu Cửu Long - hai khu vực phồn hoa nhất ở Hong Kong. Tiền càng chảy vào túi ông như nước, uy thế của Lạc Ca cũng ngày một lên theo. Người ta nói rằng cả 4 nhóm Xã Hội Đen lớn nhất thời đó Tân Nghĩa An, Bang Triều Châu, 14K và Hòa Thắng Hòa đều phải nể mặt Lôi Lạc. Chính Lôi Lạc cũng từng tuyên bố rằng: Tôi muốn bắt người, vốn dĩ không cần phải động tay động chân. Chỉ cần tôi nói tên ra, đại ca XHĐ sẽ tự đem người đó giao cho tôi.
Những năm từ 1959 đến 1968, người nhà Lữ Lạc lần lượt mua vào các bất động sản trị giá hơn 3 triệu đô HK rải khắp các khu Chiêm Sa Chủy, Sa Điền, Cảng Đảo và Loan Chẩy. Thời đó, Lữ Lạc mua nhà vô cùng hào phóng, những tòa nhà ông thích đều cùng lúc mua vào mấy căn hộ liền nhau, mấy tầng lầu, thậm chí ông từng có lần mua cả một tòa nhà, tòa nhà số 299 đường Tiêu Kỳ chính là một trong số đó, nếu như không bị phát mãi tài sản thì chỉ riêng giá trị tòa nhà đó hiện đã lên đến 120 triệu HK$.
Năm 1968, Lữ Lạc mới 48 tuổi đã về hưu non, ông bỏ ra số tiền 500 triệu HK$ mua cả một tòa nhà lớn, dùng tiền thuê nhà thu được từ các bất động sản để sống một cuộc sống an nhàn thoải mái. Năm 1974 Cảng Đốc Hong Kong Lý Hạo lấy ngăn chặn cảnh đội tham ô làm tiêu chí, lấy hành động "Sát Lão Hổ" làm trọng tâm. Lữ Lạc nắm được thông tin nội bộ, trước đó đã âm thầm dịch chuyển phần lớn khối tài sản ra nước ngoài. Sau đó, không biết dùng cách nào, có được một tờ lệnh đặc biệt để lên một chiếc máy bay dân dụng của HK cùng vợ là Thái Trân và 4 người con trốn sang Canada.
Năm 1999 Cảnh Sát Canada tiết lộ thông tin về 44 tên quan tham ô bị truy nã từ HK trong thập niên 70 đã di dân tới Canada, trong đó có cả Lữ Lạc. Nhưng một lần nữa, Lữ Lạc nhanh chóng biến mất khỏi Canada, chỉ có vợ con ông ta còn ở lại, còn mình trốn sang Đài Loan hưởng tuổi già, thỉnh thoảng tụ họp bạn bè ăn nhậu. Lữ Lạc từng tiết lộ, đồng liêu thân thiết Tăng Khải Minh - cha của diễn viên Tăng Chí Vĩ cũng thường xuyên đến đàm đạo cùng ông ở Đài Loan. Tuy nhiên sau đó, khi đã ngoài 80 tuổi, ko biết bằng cách nào Lôi Lạc lại lộn được về Canada. Ngày 13/5/2010 ông bị bệnh qua đời. Hưởng dương 90 tuổi. Theo thống kê, tài sản của Lữ Lạc được ước tính hơn 100 triệu HK, vào thập niên 80 tài khoản bị đóng băng ở HK đã hơn 500 triệu. Đó là còn chưa kể những thứ đã kịp thời tẩu tán.
III. PETER FITZROY GODBER
Thằng tây này là ai? Sao lại dính vào đây? - Phàm xưa nay, việc gì cũng vậy, thượng bất chính thì hạ tắc loạn. Các thám trưởng người Hoa như các anh các chị đọc ở trên nãy giờ có thể mặc sức hí lộng quỷ thần suốt gần 20 năm, tiền mà Tứ đại hắc cảnh thu về nhiều như nước, nhưng tất nhiên, họ cũng phải chung chi. Chi là để nuôi đàn em, còn chung thì .... chung cho ai? - Chính là anh Godber này đây.
Peter Godber, tên tiếng Hoa là Cát Bách sinh ngày 7 tháng 4 năm 1922 tại Anh quốc. Godber từng là một cảnh sát viên tại hạt Hasting nước Anh vào năm 1952 trước khi được chuyển đến Hong Kong. Tại nhiệm sở mới, Godber được bổ nhiệm làm trợ lý giám đốc cảnh sát Hoàng gia Hong Kong vào năm 1955. Mười một năm sau, năm 1966, Godber thăng lên Quyền Giám Đốc cảnh sát. Đến năm 1969 thì chính thức đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám Đốc cảnh sát Hong Kong. Godber đã duy trì đường lối cứng rắn, trấn áp thẳng tay những phong trào cánh tả làm náo loạn HK những năm giữa thập niên 60 của thế kỷ trước.
Nếu như Lôi Lạc và những người khác nổi lên sau vụ Song Thập Chi Loạn 10/10/56 thì Godber lấy số được nhờ vụ bạo loạn 7/6/1966. Nhờ sự mẫn cán và quyết đoán của Godber, cộng thêm một chút may mắn, cuộc bạo loạn cánh tả năm đó không lan rộng và bị dập tắt hoàn toàn vào cuối năm đó. Godber được thưởng huy chương và được cất nhắc vào hàng ngũ cán bộ cấp cao của Sở cảnh HK. Tuy nhiên, từ khi lên nhậm chức vào năm 1969, Godber đã nhanh chóng ... tha hóa, Gerber đã bí mật sử dụng quyền hạn của mình trong nhiều năm để tham ô một khối tài sản lớn, trị giá ước tính hơn 4,3 triệu dollar Hong Kong.
Đầu thập niên 70, tham nhũng thật sự đã trở thành một vấn đề "quốc nạn" cho đảo quốc HK. Khắp nơi nơi, khắp mọi lãnh vực, nhân viên công quyền đều tìm cách ăn hối lộ: Lính cứu hỏa đòi chung tiền trước rồi mới đấu nối ống chữa cháy, xe cứu thương tới chở người bệnh phải có thêm "tiền uống trà" hay vào bệnh viện phải bồi dưỡng cho mấy "dì" hộ lý....(nghe quen ko mấy anh mấy chị?). Vào tháng 5 năm 1971, để tăng cường đấu tranh chống tham nhũng, Chính phủ Hồng Kông đã thông qua Pháp lệnh Phòng chống hối lộ trong Hội đồng Lập pháp để tăng hình phạt tham nhũng, mở rộng phạm vi trừng phạt và cho cảnh sát chống tham nhũng lớn hơn.
Nhưng hầu như chỉ là bắt cóc bỏ dĩa. Ngay cùng năm đó, cảnh sát nhận được báo cáo từ chính quyền Canada nói rằng một ngân hàng địa phương đã nhận được một khoản chuyển đáng ngờ trị giá 12.000 dollar Hồng Kông từ Hồng Kông, và tài khoản báo cáo rằng chủ sở hữu là "Cát Bách", người có nghề nghiệp là "nhà ngoại giao", ngay lập tức làm dấy lên nghi ngờ của cảnh sát về Godber. Nhưng ngay sau đó, án này bị chìm xuồng vì ... thiếu chứng cứ. Ngay đến người đứng đầu cơ quan cảnh sát mà còn tham nhũng, người dân HK lúc đó cười khẩy rằng chiến dịch chống tham nhũng của chính quyền thực chất chỉ là "đả hổ diệt ruồi".
Lòng tin dân chúng lúc này đã xuống quá thấp, nhà cầm quyền Anh quốc quyết định hành động, tháng 11 năm 1971, thống đốc mới HK - Sir MacLehose được bổ nhiệm. Từng có 3 năm làm Đại sứ Anh tại Việt Nam Cộng Hòa, hay nói cách khác là Miền Nam VN, MacLehose thừa kinh nghiệm để đối phó với những quan chức tham nhũng trong chính quyền. MacLehose từng bước vận động, chuẩn bị và cuốu cùng thành lập một cơ quan chuyên trách gọi là Ủy Ban Độc Lập Phòng Chống Tham Nhũng - ICAC. Đây là đơn vị được tiến hành điều tra độc lập và chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp với Toàn quyền Hong Kong.
Rất nhanh, Godber nhận thấy không thể nấn ná thêm được nữa nên lập tức xin nghỉ hưu non và tìm cách bùng về Anh quốc. Theo dự kiến, tháng 7 năm 1973, Godber sẽ chính thức về hưu. Nhưng lúc này, ICAC đã phát hiện ra Godber hiện có hơn 4,3 triệu tài sản. Tương đương với sáu lần thu nhập của anh ta từ 21 năm trong lực lượng cảnh sát. Đơn từ chức của Godber bị treo và ông ta bị đình chỉ mọi chức vụ để nhà chức trách điều tra. Nhưng vào ngày 7 tháng 6, vợ Godber đã bùng được về Anh trên chuyến bay của Air France. Còn chính Godber đã lấy vào ngày 8 tháng 6 hôm sau cũng bay từ Hong Kong đi Singapore rồi từ đó đến Anh. Mặc dù trước đó Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã đưa Gerber vào danh sách theo dõi để ngăn hắn ta bỏ trốn khỏi HK.
Tuy nhiên, Godber vẫn mua được vé máy bay từ công ty du lịch và sau đó trốn thoát khỏi sự theo dõi của đặc vụ, lẻn vào sân bay, và nhờ vào mối quan hệ trong thời kỳ còn làm Giám đốc cảnh sát, Godber được phép sử dụng đường line đặc biệt trong sân bay, tránh khỏi mọi thủ tục kiểm tra an ninh. Cảnh sát không nhận được tin về sự mất tích của Godber cho đến 1:15 chiều ngày 9 tháng 6, và sau đó nhận ra rằng hắn đã đến Anh an toàn. Vào ngày 11 tháng 6, chính quyền HK chính thức ban hành lệnh bắt giữ Godber. Scotland Yard ở London cũng nhận được yêu cầu hỗ trợ tìm kiếm Gerber ở Anh. Đến ngày 13 tháng 6, tình báo chỉ ra rằng nhà Godber đang sống trong nhà của họ ở Rye, East Sussex.
Sau khi Gerber trốn sang Anh, đông đảo người dân HK đã tổ chức một cuộc biểu tình "Chống tham nhũng, bắt Godber" tại Công viên Victoria vào ngày 26 tháng 8 năm 1973, yêu cầu dẫn độ Godber về Hồng Kông để xét xử. Sau khi Ủy ban Độc lập Chống Tham nhũng được chính thức thành lập vào ngày 15 tháng 2 năm 1974, nhiệm vụ đầu tiên của nó là bắt giữ Godber và đưa hắn ra tòa. Tuy nhiên, vì Vương quốc Anh không có tội " thu nhập không chính đáng phù hợp với nhiệm vụ chính thức " tương tự như trong " Pháp lệnh phòng chống hối lộ " của Hồng Kông, nên về mặt pháp lý Chính phủ Hồng Kông không thể dẫn độ Godber trở lại Hồng Kông để xét xử. Tuy nhiên, người Anh tuyên bố rằng miễn là có người đứng ra làm chứng rằng Godber đã phạm tội tham nhũng ở Hồng Kông, chính phủ Anh có thể hợp tác với chính phủ Hồng Kông để dẫn độ Godber trở về Hồng Kông theo luật pháp.
Không lâu sau, một cựu trung sĩ cảnh sát người Anh Ernest Hunt, người đang thụ án tại nhà tù Stanley vì một tội tham nhũng khác, nói với Ủy ban Độc lập Chống Tham nhũng (ICAC) rằng ông sẵn sàng cung cấp thông tin tham nhũng của Godber để được giảm án. Hunt đã chỉ ra rằng Godber từng nhận 25.000 dollar HK để bán chức chỉ huy trưởng khu Quán Đường vào năm 1971. Lập tức Godber bị cảnh sát Anh úp sọt và ngày 7/1/1975, Godber bị dẫn độ về HK sau hơn ba năm bỏ trốn. Trong phiên tòa ngày 25/2/1975, Godber bị tuyên án 4 năm tù, kháng cáo bị từ chối sau đó.
Vào ngày 3 tháng 10 năm 1977, Godber, khi đó mới chỉ thụ án hai năm, bảy tháng và bảy ngày trong tù, đã được cho ra tù sớm vì thành tích tốt. Con trai Godber đến đón ông tại nhà tù và đi thẳng ra sân bay, sau đó, họ bí mật đổi vé bay sang Đức thay vì sang Anh như kế hoạch ban đầu. Từ Đức, cha con Godber bay sang Tây Ban Nha và định cư ở Alicante. Trong những năm sau này, ICAC đại diện cho chính phủ HK đã nỗ lực thu hồi các tài sản của Godber qua kênh dân sự nhưng tài sản của Godber ở HK chỉ còn khoảng 30,000 cộng với tiền phát mãi tòa dinh thự ở Essex tầm 400,000 nữa thì đến tận hôm nay, chỉ chừng 1/10 tài sản của Godber là bị thu hồi. Từ năm 2010 đến nay, Godber gần như biến mất và không ai còn biết tin tức của ông và gia đình.
Vụ bê bối của Godber đã gây rúng động HK một thời, dù hậu quả (số tiền) của nó không quá lớn dù cho so với bất kỳ ai trong số Tứ đại hắc cảnh sau này. Nhưng nó là vụ bê bối lớn nhất mà một nhân viên công lực của nữ hoàng từng mắc phải kể từ sau thế chiến thứ hai. Thêm nữa, việc một người đứng đầu cơ quan cảnh sát mà lại tham nhũng và bỏ trốn trong quá trình điều tra đã giáng một đòn mạnh vào uy tín cảnh sát HK. Cũng chính nhờ vụ Godber mà HK ngay sau đó thông qua việc thành lập ICAC để bài trừ nạn tham nhũng, và chỉ 3 năm sau, lần lượt các tên tuổi lớn trong bộ máy cảnh sát, chính quyền HK lần lượt được "hỏi thăm". Hong Kong - từ chỗ được mệnh danh là bộ máy công quyền tham nhũng nhất châu á sang đến thập niên 80 đã trở thành nơi nói không với tham nhũng.
~.~.~ Vi Nguyễn ~.~.~
#LichSuPhuongDong
I. HÀN SÂM – NHAN HÙNG – LAM CANG
Hàn Sâm người gốc Đông Quan, Quảng Đông, sinh vào tháng 10 năm 1917 tại Hồng Kông và có tên khác là Chướng Thế Tài. Ông gia nhập Lực lượng cảnh sát Hồng Kông vào năm 1940. Trong thời kỳ chiếm đóng của Nhật Bản tại Hồng Kông vào năm 1941, Hàn Sâm đã trốn sang quê gốc Đông Quan của mình để tránh quân dịch. Sau khi trở về Hồng Kông vào năm 1945, Hàn Sâm lại làm cảnh sát như cũ.
Vào thời điểm đó, Hàn Sâm đi theo Liêu Phú, một nhân vật tai to mặt lớn trong giới cảnh sát Hong Kong, là đồng hương gốc Đông Quan giống Hàn Sâm. Năm 1950, Hàn Sâm phá được một vụ án lớn của Hong Kong khi đó nên được cấp trên đặc biệt chú ý và cất nhắc vào các chức vụ quan trọng. Đến năm 1966, Hàn Sâm được thăng chức tổng thám trưởng và cai quản các quận Dầu Ma Địa và Vượng Giác. Đến năm 1971 được đổi sang cai quản khu Tân Giới. Khi đó, Toàn quyền Hong Kong MacLehose tuyên chiến nghiêm túc với vấn nạn tham nhũng trong nội bộ ngành cảnh sát. Hàn Sâm khi đó mới đổi qua Tân Giới được hai tháng ngay lập tức nộp đơn xin nghỉ hưu sớm và lên kế hoạch bỏ trốn.
Sau khi Hong Kong thành lập Ủy ban Độc lập Chống Tham nhũng (ICAC) năm 1974, cơ quan này điều tra ra rằng tiền lương và phụ cấp của Hàn Sâm chưa đến 200.000 đô la Hồng Kông một năm . Tuy nhiên, khi Hàn Sâm nghỉ hưu, tổng tài sản của ông là 4.2 triệu đô, trong đó có những bất động sản đắt đỏ tọa lạc ở khu Vượng Giác. Chính phủ Hong Kong sau đó phát lệnh bắt Hàn Sâm để điều tra vì lý do “thu nhập không tương xứng với nhiệm vụ”, bằng một cách nào đó, Hàn Sâm trốn sang Canada trước khi lệnh bắt được ban ra. Năm 1974, Sâm trốn về Đài Loan vì lo ngại Canada sẽ dẫn độ ông về Hong Kong, còn giữa Đài Loan và HK thì không có luật dẫn độ. Sâm cư trú ở Đài Loan đến khi mất vào tháng 8 năm 1999.
Trong 30 năm qua, Ủy ban Độc lập Chống Tham nhũng đã phong tỏa và thu hồi những tài sản bất minh của Hàn Sâm. Đến năm 2006, Ủy ban này đạt được thỏa thuận giải quyết ngoài tòa án với một trong những thành viên trong gia đình Hàn Sâm, theo đó gia đình đồng ý trao lại khối tài sản trị giá tới 140 triệu tính theo thời giá hiện tại, tương đương 80% tài sản còn lại và để đổi lại ICAC khép lại vụ việc của Hàn Sâm vĩnh viễn.
+ Nhan Hùng: Đây là người ít thông tin nhất trong nhóm tứ đại hắc cảnh, không rõ năm sinh, cũng không rõ bây giờ còn sống hay không. Theo hồ sơ của Cảnh sát Hoàng gia Hong Kong, Nhan Hùng gia nhập lực lượng Cảnh sát Hong Kong khoảng năm 1941. Trong thời gian này, Nhan Hùng là cấp dưới trực tiếp của Lôi Lạc và được Lôi Lạc dìu dắt vào nghề.
Trái với phim ảnh thường khai thác Nhan Hùng như một đối thủ trong nghề với Lôi Lạc, ngoài đời hai huynh đệ này khá thân thiết. Nhan Hùng lập được những thành tích nổi trội khi còn ở Cửu Long nên được đề bạt vào Cục điều tra Hình sự. Ở cương vị này, khác với 3 người còn lại, Nhan không trực tiếp đứng ra tham ô hay thu thuế trực tiếp, thay vào đó, ông … bảo kê cho buôn ma túy.
Nhan Hùng là người móc ngoặc với các trùm xã hội đen người Hoa tổ chức đưa ma túy từ Thái Lan vào Hong Kong, đường dây của Nhan Hùng hoạt động từ những năm 1960s, đến năm 1975, do một sự tình cờ, đường dây này bị bể từ đó kéo theo sự phanh phui một đường dây đen của cảnh sát bảo kê cho tội phạm ma túy. Chưa dừng lại ở đó, vụ này tiếp tục phát triển, giúp phanh phui cả một hệ thống tham nhũng tập thể trong cảnh sát và chính quyền, đó là vụ án Ma túy ở chợ trái cây Dầu Ma Địa.
Vào tháng 3 năm 1975, tình hình ma túy bỗng dung trở nên sôi động ở khu vực chợ trái cây Quả Lãn thuộc khu Dầu Ma Địa. Tháng 5 năm 1976, Bộ Công Thương bắt giữ một người Mỹ cùng vợ ông ta và một số người khác đang đóng gói và phân phối ma túy gần Quả Lãn. Ngày 10 tháng 8 cùng năm, Cục ma túy của Lực lượng cảnh sát Hoàng gia Hồng Kông đồng loạt ra quân ở nhiều nơi trên khắp Hồng Kông, thu giữ một số lượng lớn ma túy và bắt giữ nhiều người. Ba nghi phạm trong vụ án đã xì ra cho các nhân viên của Ủy ban độc lập phòng chống tham nhũng (ICAC) về việc “có người chống lưng” trong giới cảnh sát cho đường dây ma túy này. Lập tức các nhân viên ICAC tiến hành khởi động điều tra vụ việc.
Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1976 vụ án được chính thức khởi tố, một chỉ huy cảnh sát đã nhận tội và bị kết án 18 năm tù. Bốn phạm nhân chính khác đã bị kết án và bị kết án từ 11 đến 13 năm tù. Sau đó, ba trong số các nghi phạm đã bị biến thành các nhân chứng, và ICAC chính thức bắt đầu thẩm vấn lấy lời khai từ họ để giúp điều tra các vụ án tham nhũng Vào tháng 9, ICAC bắt giữ 87 cảnh sát bị nghi ngờ nhận hối lộ, dù tất cả sau đó đã được tại ngoại. Vào ngày 28 tháng 10, anh em cảnh sát tổ chức một cuộc biểu tình để phản đối cuộc điều tra của ICAC.
Sau đó anh em kéo đến Trụ sở Cảnh sát Hồng Kông rồi Trụ sở Hành chính để kêu oan. Vào ngày 5 tháng 11, Thống đốc Hồng Kông Sir MacLehose đã ban hành lệnh ân xá một phần, thông báo rằng các công chức đã bị tha hóa mà không bị truy tố trước ngày 1 tháng 1 năm 1977 có thể được ân xá, và cuộc xung đột mới được giảm bớt. ICAC cũng dừng lại các cuộc điều tra của họ, nhưng những người đã có kết luận điều tra chính thức thì phải ra tòa. Tháng 9 năm 1978, một phiên tòa xét xử tham nhũng tập thể đã được tiến hành và 26 người bị buộc tội âm mưu cản trở công lý; 18 người trong số họ đã bị kết án và bị kết án 1 năm và 7 tháng đến 5 năm.
Trong vòng hai năm sau khi ICAC được thành lập năm 1974, hơn 20 nhóm tham nhũng trong lực lượng cảnh sát đã được xác định, trong đó nhiều sĩ quan cảnh sát cao cấp đã bị bắt giữ. Nhan Hùng nhận ra rằng sợi dây thòng lọng đang xiết dần và trốn ra nước ngoài dưới danh nghĩa du lịch. ICAC sau đó đã ban hành lệnh truy nã vào ngày 24 tháng 1 năm 1977 nhưng Nhan Hùng đã yên vị ở Thái Lan và sau đó mai danh ẩn tích đến tận ngày nay.
+ Lam Cang: Người tiếp theo trong danh sách này là Lam Cang. Khác với hai thành viên đầu tiên và khác cả với Lôi Lạc, Lam Cang xuất thân trong một gia đình giàu có và danh giá. Ông nội của Lam Cang từng cộng tác với người Tây trong chiến tranh thuốc phiện, cha Lam Cang từng hành nghề luật sư ở Hong Kong. Theo như cách nói của người Việt thì là ... me tây nó có mả. Thưở nhỏ, Lam Cang có tên gốc là Lam Vân Khải. Sau khi tốt nghiệp trường dòng St. Joseph, Lam Vân Khải bỗng nhiên nổi hứng đi thi vào học viện cảnh sát thay vì đi học luật sư như cha ông mong muốn.
Sau khi tốt nghiệp, Lam Vân Khải gia nhập lực lượng cảnh sát vào năm 1944, được điều về khu Thâm Thủy Bộ. Ở trong sở cảnh sát, Lam nhận thấy cái tên Vân Khải của mình không đủ sức quyết đoán, bèn đổi tên lại thành Lam Cang. Dù tuổi đời còn trẻ nhưng Lam Cang thăng chức rất nhanh: Năm 1959, Lam Cang được thăng lên đội trưởng, năm 1962 được thăng lên làm tổng thám trưởng giống như Lôi Lạc và phụ trách khu Cửu Long và Tân Giới.
Nguyên do là vì Lam Cang làm việc rất mau lẹ, khi trấn áp tội phạm thì luôn xông pha đi đầu, đặc biệt Lam Cang bắn súng hai tay như một, được toàn giới cảnh sát xưng tụng là thiện xạ lúc bấy giờ. Đó là tài võ, về văn tài, Lam Cang cũng là người có thành tích xuất sắc, vốn tốt nghiệp trường tây nên tất nhiên trình tiếng Hoa, tiếng Anh của Lam không phải dạng vừa, ngoài ra Lam còn thông thạo thêm ... 5 thứ tiếng khác, đặc biệt lưu loát tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. Với cấp dưới, Lam cũng rất vui vẻ, hòa nhã, các nhân viên dưới quyền Lam thường gọi vui sếp mình bằng biệt danh Anh Té Giếng vì tính cách tếu táo và pha trò mọi lúc mọi nơi của Lam Cang.
Một người hội đủ thực lực và thâu tóm nhân tâm như thế, tất nhiên, không leo nhanh lên top mới lạ. Lam Cang trở thành ngôi sao nổi nhất trong giới cảnh sát bấy giờ, nhưng đó cũng là lúc Lam bắt đầu "chìa một bàn tay của mình vào bóng tối". Trong địa bàn của mình, Lam Cang cũng nhận tiền hối lộ để làm lơ cho các hoạt động của XHĐ như hai người ở trên và dùng tiền bất chính này để đầu tư vào địa ốc.
Lam Cang sống khá phong lưu khi có 1 vợ và tới 4 nhân tình chính thức, còn số qua đường thì cóc thể đo đếm được. Năm 1967, một số giới chức cấp cao trong chính quyền Hồng Kong quyết định luân chuyển địa bàn giữa Lam Cang và Lôi Lạc vì nhận thấy có một số điều mờ ám và cũng để ngăn chặn Lôi Lạc "bám rễ" quá lâu. Nhưng việc đó chỉ như "bắt cóc bỏ dĩa" khi chỉ người đứng đầu hai khu vực này là thay đổi, còn hụi chết vẫn thu như cũ. Sang năm 1968, Lam Cang được nữ hoàng Elizabeth II trao tặng Huân chương cảnh sát hoàng gia, nhưng đó cũng là vinh quang tột đỉnh sau cùng dành cho ông.
Năm 1969, Lam Cang nhận thấy có một vòng vây vô hình đang từ từ siết lại chung quanh mình, nhất là sau khi Lôi Lạc đột ngột xin về hưu non. Sau đó, chính Lôi Lạc đã gặp riêng Lam Cang để tiết lộ vài điều hay ho. Lập tức, Cang cũng xin về hưu non trong năm 1969, sau đó lấy danh nghĩa đi du lịch nước ngoài trốn thẳng một mạch sang Thái Lan. Năm 1977, lệnh truy nã Lam Cang mới được ICAC ban ra nhưng lúc này đã muộn. Lam Cang không bao giờ quay về HK nữa và mất ở Thái vào năm 1989 sau một cơn đau tim ở tuổi 69.
II. NHẤT CA HẮC BẠCH LƯỠNG ĐẠO
Nhất Ca Hắc Bạch Lưỡng Đạo - Hoa Thám Trưởng Lôi Lạc còn có biệt danh khác là Lôi Lão Hổ ... Là một nhân vật có sức ảnh hưởng cực lớn suốt 2 thập niên 60 - 70 trong giới Hắc Bạch Lưỡng Đạo Hong Kong. Tên tuổi Lôi Lạc được truyền kỳ hóa qua phim ảnh, truyện tranh và tiểu thuyết. Ít nhất có 10 bộ phim có sự xuất hiện của nhân vật Lôi Lạc trong đó. Vậy thực chất Lôi Lạc là ai mà có sức ảnh hưởng đến thế?
Lôi Lạc hoàn toàn là nhân vật có thật tên thật là Lữ Mộ Lạc sinh ngày 16/5/1920 ở tỉnh Quảng Đông Trung Quốc, sau đó di dân sang Hong Kong. Lữ Mộ Lạc thường được gọi là Lạc Ca (Lak Ca - Tiếng Hải Phong), còn có biệt danh "Ngũ Ức Thám Trưởng" (ức là đơn vị trăm triệu, tức là thám trưởng 500 triệu, các anh chị thiện lành nghe mình nói, chữ "ức" ở đây dịch ra cho nó xuôi xuôi theo tiếng Việt thế thôi, đừng dẩu mỏ lên mà cãi rằng: Quê tao 1 ức là 100.000. Đây là ức của người Tàu, khác với ức của người Nhật, người Ấn và người Việt).
Năm 1940 Lữ Lạc gia nhập học viện cảnh sát, lúc đầu làm tiểu đội cảnh viện tuần tra chức vị Tham Viên, năm 1951 được thăng lên Tham Mục, được điều tới Thâm Thủy Cảnh Thự làm việc. Năm 1956 lại thăng làm cao cấp Tham Mục, Lữ Lạc lên lẹ là nhờ sự kiện năm 1955 từng đại phá vụ Kim Cương Sơn 14K quần anh hội, lúc ấy có hơn trăm tên 14k phần tử xã hội đen dự buổi tiệc ở Kim Cương Sơn.
Lữ Lạc đích thân mang đội một lưới bắt hết trọn ổ, từ đó phần tử XHĐ nghe tên Lữ Lạc đều run sợ. Năm 1956 cả Hong Kong rung chuyển trong cuộc bạo động song thập, cả trăm bang hội Xã Hội Đen thừa cơ sấn hỏa đả kiếp, đổ xuống đường đập phá hôi của. Lữ Lạc lại thân chinh lãnh đội mà càn quét, Lữ Lạc lúc đó như mặt trời giữa trưa, gặp người là bắt, gặp người là đánh... Xã hội đen cuối cùng vẫn ko thể nào đấu dc với chính quyền, cả ngàn người bị bắt trong sự kiện đó. Khi bạo loạn kết thúc, với sự thể hiện xuất sắc nhiệm vụ của mình, Lữ Lạc được thăng cấp lên Thám Trưởng Khu Tân Giới.
Lữ Lạc vốn không biết tiếng Anh cũng không biết chữ nghĩa, thậm chí cả chữ ký chỉ là vẽ hai vòng tròn để thể hiện chữ Lữ, vẽ một mũi tên hướng xuống để thể hiện chữ Lạc, sau này nhờ khổ luyện ông mới biết được đôi ba chữ. Tuy nhiên, trong thời buổi nhiễu nhương đó, chữ nghĩa không phải là cái quyết định. Lữ Lạc hành động nhanh chóng, dứt khoát, lại ko bắt nạt kẻ dưới, khác với các cảnh sát viên thời đó, ông không bao giờ chường mặt ra ngoài thu tiền bảo an của bà con tiểu thương. Thay vào đó, Lạc khống chế việc làm ăn của các băng nhóm XHĐ trong khu vực ông phụ trách. Các xòng bài, tiệm hút, nhà thổ của XHĐ phải đóng thuế cho cảnh sát nếu muốn được yên thân kinh doanh hoạt động. Mà đã đóng tiền rồi thì yên tâm ko bị úp sọt bất thình lình.
Tiền thu được từ quỹ đen, Lôi Lạc chia ra cho cấp dưới và biếu xén cả cấp trên. 2 năm sau, năm 1958, Lữ Lạc tiếp tục được thăng chức cảnh sát trưởng người Hoa khu Cảng Đảo và khu Cửu Long - hai khu vực phồn hoa nhất ở Hong Kong. Tiền càng chảy vào túi ông như nước, uy thế của Lạc Ca cũng ngày một lên theo. Người ta nói rằng cả 4 nhóm Xã Hội Đen lớn nhất thời đó Tân Nghĩa An, Bang Triều Châu, 14K và Hòa Thắng Hòa đều phải nể mặt Lôi Lạc. Chính Lôi Lạc cũng từng tuyên bố rằng: Tôi muốn bắt người, vốn dĩ không cần phải động tay động chân. Chỉ cần tôi nói tên ra, đại ca XHĐ sẽ tự đem người đó giao cho tôi.
Những năm từ 1959 đến 1968, người nhà Lữ Lạc lần lượt mua vào các bất động sản trị giá hơn 3 triệu đô HK rải khắp các khu Chiêm Sa Chủy, Sa Điền, Cảng Đảo và Loan Chẩy. Thời đó, Lữ Lạc mua nhà vô cùng hào phóng, những tòa nhà ông thích đều cùng lúc mua vào mấy căn hộ liền nhau, mấy tầng lầu, thậm chí ông từng có lần mua cả một tòa nhà, tòa nhà số 299 đường Tiêu Kỳ chính là một trong số đó, nếu như không bị phát mãi tài sản thì chỉ riêng giá trị tòa nhà đó hiện đã lên đến 120 triệu HK$.
Năm 1968, Lữ Lạc mới 48 tuổi đã về hưu non, ông bỏ ra số tiền 500 triệu HK$ mua cả một tòa nhà lớn, dùng tiền thuê nhà thu được từ các bất động sản để sống một cuộc sống an nhàn thoải mái. Năm 1974 Cảng Đốc Hong Kong Lý Hạo lấy ngăn chặn cảnh đội tham ô làm tiêu chí, lấy hành động "Sát Lão Hổ" làm trọng tâm. Lữ Lạc nắm được thông tin nội bộ, trước đó đã âm thầm dịch chuyển phần lớn khối tài sản ra nước ngoài. Sau đó, không biết dùng cách nào, có được một tờ lệnh đặc biệt để lên một chiếc máy bay dân dụng của HK cùng vợ là Thái Trân và 4 người con trốn sang Canada.
Năm 1999 Cảnh Sát Canada tiết lộ thông tin về 44 tên quan tham ô bị truy nã từ HK trong thập niên 70 đã di dân tới Canada, trong đó có cả Lữ Lạc. Nhưng một lần nữa, Lữ Lạc nhanh chóng biến mất khỏi Canada, chỉ có vợ con ông ta còn ở lại, còn mình trốn sang Đài Loan hưởng tuổi già, thỉnh thoảng tụ họp bạn bè ăn nhậu. Lữ Lạc từng tiết lộ, đồng liêu thân thiết Tăng Khải Minh - cha của diễn viên Tăng Chí Vĩ cũng thường xuyên đến đàm đạo cùng ông ở Đài Loan. Tuy nhiên sau đó, khi đã ngoài 80 tuổi, ko biết bằng cách nào Lôi Lạc lại lộn được về Canada. Ngày 13/5/2010 ông bị bệnh qua đời. Hưởng dương 90 tuổi. Theo thống kê, tài sản của Lữ Lạc được ước tính hơn 100 triệu HK, vào thập niên 80 tài khoản bị đóng băng ở HK đã hơn 500 triệu. Đó là còn chưa kể những thứ đã kịp thời tẩu tán.
III. PETER FITZROY GODBER
Thằng tây này là ai? Sao lại dính vào đây? - Phàm xưa nay, việc gì cũng vậy, thượng bất chính thì hạ tắc loạn. Các thám trưởng người Hoa như các anh các chị đọc ở trên nãy giờ có thể mặc sức hí lộng quỷ thần suốt gần 20 năm, tiền mà Tứ đại hắc cảnh thu về nhiều như nước, nhưng tất nhiên, họ cũng phải chung chi. Chi là để nuôi đàn em, còn chung thì .... chung cho ai? - Chính là anh Godber này đây.
Peter Godber, tên tiếng Hoa là Cát Bách sinh ngày 7 tháng 4 năm 1922 tại Anh quốc. Godber từng là một cảnh sát viên tại hạt Hasting nước Anh vào năm 1952 trước khi được chuyển đến Hong Kong. Tại nhiệm sở mới, Godber được bổ nhiệm làm trợ lý giám đốc cảnh sát Hoàng gia Hong Kong vào năm 1955. Mười một năm sau, năm 1966, Godber thăng lên Quyền Giám Đốc cảnh sát. Đến năm 1969 thì chính thức đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám Đốc cảnh sát Hong Kong. Godber đã duy trì đường lối cứng rắn, trấn áp thẳng tay những phong trào cánh tả làm náo loạn HK những năm giữa thập niên 60 của thế kỷ trước.
Nếu như Lôi Lạc và những người khác nổi lên sau vụ Song Thập Chi Loạn 10/10/56 thì Godber lấy số được nhờ vụ bạo loạn 7/6/1966. Nhờ sự mẫn cán và quyết đoán của Godber, cộng thêm một chút may mắn, cuộc bạo loạn cánh tả năm đó không lan rộng và bị dập tắt hoàn toàn vào cuối năm đó. Godber được thưởng huy chương và được cất nhắc vào hàng ngũ cán bộ cấp cao của Sở cảnh HK. Tuy nhiên, từ khi lên nhậm chức vào năm 1969, Godber đã nhanh chóng ... tha hóa, Gerber đã bí mật sử dụng quyền hạn của mình trong nhiều năm để tham ô một khối tài sản lớn, trị giá ước tính hơn 4,3 triệu dollar Hong Kong.
Đầu thập niên 70, tham nhũng thật sự đã trở thành một vấn đề "quốc nạn" cho đảo quốc HK. Khắp nơi nơi, khắp mọi lãnh vực, nhân viên công quyền đều tìm cách ăn hối lộ: Lính cứu hỏa đòi chung tiền trước rồi mới đấu nối ống chữa cháy, xe cứu thương tới chở người bệnh phải có thêm "tiền uống trà" hay vào bệnh viện phải bồi dưỡng cho mấy "dì" hộ lý....(nghe quen ko mấy anh mấy chị?). Vào tháng 5 năm 1971, để tăng cường đấu tranh chống tham nhũng, Chính phủ Hồng Kông đã thông qua Pháp lệnh Phòng chống hối lộ trong Hội đồng Lập pháp để tăng hình phạt tham nhũng, mở rộng phạm vi trừng phạt và cho cảnh sát chống tham nhũng lớn hơn.
Nhưng hầu như chỉ là bắt cóc bỏ dĩa. Ngay cùng năm đó, cảnh sát nhận được báo cáo từ chính quyền Canada nói rằng một ngân hàng địa phương đã nhận được một khoản chuyển đáng ngờ trị giá 12.000 dollar Hồng Kông từ Hồng Kông, và tài khoản báo cáo rằng chủ sở hữu là "Cát Bách", người có nghề nghiệp là "nhà ngoại giao", ngay lập tức làm dấy lên nghi ngờ của cảnh sát về Godber. Nhưng ngay sau đó, án này bị chìm xuồng vì ... thiếu chứng cứ. Ngay đến người đứng đầu cơ quan cảnh sát mà còn tham nhũng, người dân HK lúc đó cười khẩy rằng chiến dịch chống tham nhũng của chính quyền thực chất chỉ là "đả hổ diệt ruồi".
Lòng tin dân chúng lúc này đã xuống quá thấp, nhà cầm quyền Anh quốc quyết định hành động, tháng 11 năm 1971, thống đốc mới HK - Sir MacLehose được bổ nhiệm. Từng có 3 năm làm Đại sứ Anh tại Việt Nam Cộng Hòa, hay nói cách khác là Miền Nam VN, MacLehose thừa kinh nghiệm để đối phó với những quan chức tham nhũng trong chính quyền. MacLehose từng bước vận động, chuẩn bị và cuốu cùng thành lập một cơ quan chuyên trách gọi là Ủy Ban Độc Lập Phòng Chống Tham Nhũng - ICAC. Đây là đơn vị được tiến hành điều tra độc lập và chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp với Toàn quyền Hong Kong.
Rất nhanh, Godber nhận thấy không thể nấn ná thêm được nữa nên lập tức xin nghỉ hưu non và tìm cách bùng về Anh quốc. Theo dự kiến, tháng 7 năm 1973, Godber sẽ chính thức về hưu. Nhưng lúc này, ICAC đã phát hiện ra Godber hiện có hơn 4,3 triệu tài sản. Tương đương với sáu lần thu nhập của anh ta từ 21 năm trong lực lượng cảnh sát. Đơn từ chức của Godber bị treo và ông ta bị đình chỉ mọi chức vụ để nhà chức trách điều tra. Nhưng vào ngày 7 tháng 6, vợ Godber đã bùng được về Anh trên chuyến bay của Air France. Còn chính Godber đã lấy vào ngày 8 tháng 6 hôm sau cũng bay từ Hong Kong đi Singapore rồi từ đó đến Anh. Mặc dù trước đó Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã đưa Gerber vào danh sách theo dõi để ngăn hắn ta bỏ trốn khỏi HK.
Tuy nhiên, Godber vẫn mua được vé máy bay từ công ty du lịch và sau đó trốn thoát khỏi sự theo dõi của đặc vụ, lẻn vào sân bay, và nhờ vào mối quan hệ trong thời kỳ còn làm Giám đốc cảnh sát, Godber được phép sử dụng đường line đặc biệt trong sân bay, tránh khỏi mọi thủ tục kiểm tra an ninh. Cảnh sát không nhận được tin về sự mất tích của Godber cho đến 1:15 chiều ngày 9 tháng 6, và sau đó nhận ra rằng hắn đã đến Anh an toàn. Vào ngày 11 tháng 6, chính quyền HK chính thức ban hành lệnh bắt giữ Godber. Scotland Yard ở London cũng nhận được yêu cầu hỗ trợ tìm kiếm Gerber ở Anh. Đến ngày 13 tháng 6, tình báo chỉ ra rằng nhà Godber đang sống trong nhà của họ ở Rye, East Sussex.
Sau khi Gerber trốn sang Anh, đông đảo người dân HK đã tổ chức một cuộc biểu tình "Chống tham nhũng, bắt Godber" tại Công viên Victoria vào ngày 26 tháng 8 năm 1973, yêu cầu dẫn độ Godber về Hồng Kông để xét xử. Sau khi Ủy ban Độc lập Chống Tham nhũng được chính thức thành lập vào ngày 15 tháng 2 năm 1974, nhiệm vụ đầu tiên của nó là bắt giữ Godber và đưa hắn ra tòa. Tuy nhiên, vì Vương quốc Anh không có tội " thu nhập không chính đáng phù hợp với nhiệm vụ chính thức " tương tự như trong " Pháp lệnh phòng chống hối lộ " của Hồng Kông, nên về mặt pháp lý Chính phủ Hồng Kông không thể dẫn độ Godber trở lại Hồng Kông để xét xử. Tuy nhiên, người Anh tuyên bố rằng miễn là có người đứng ra làm chứng rằng Godber đã phạm tội tham nhũng ở Hồng Kông, chính phủ Anh có thể hợp tác với chính phủ Hồng Kông để dẫn độ Godber trở về Hồng Kông theo luật pháp.
Không lâu sau, một cựu trung sĩ cảnh sát người Anh Ernest Hunt, người đang thụ án tại nhà tù Stanley vì một tội tham nhũng khác, nói với Ủy ban Độc lập Chống Tham nhũng (ICAC) rằng ông sẵn sàng cung cấp thông tin tham nhũng của Godber để được giảm án. Hunt đã chỉ ra rằng Godber từng nhận 25.000 dollar HK để bán chức chỉ huy trưởng khu Quán Đường vào năm 1971. Lập tức Godber bị cảnh sát Anh úp sọt và ngày 7/1/1975, Godber bị dẫn độ về HK sau hơn ba năm bỏ trốn. Trong phiên tòa ngày 25/2/1975, Godber bị tuyên án 4 năm tù, kháng cáo bị từ chối sau đó.
Vào ngày 3 tháng 10 năm 1977, Godber, khi đó mới chỉ thụ án hai năm, bảy tháng và bảy ngày trong tù, đã được cho ra tù sớm vì thành tích tốt. Con trai Godber đến đón ông tại nhà tù và đi thẳng ra sân bay, sau đó, họ bí mật đổi vé bay sang Đức thay vì sang Anh như kế hoạch ban đầu. Từ Đức, cha con Godber bay sang Tây Ban Nha và định cư ở Alicante. Trong những năm sau này, ICAC đại diện cho chính phủ HK đã nỗ lực thu hồi các tài sản của Godber qua kênh dân sự nhưng tài sản của Godber ở HK chỉ còn khoảng 30,000 cộng với tiền phát mãi tòa dinh thự ở Essex tầm 400,000 nữa thì đến tận hôm nay, chỉ chừng 1/10 tài sản của Godber là bị thu hồi. Từ năm 2010 đến nay, Godber gần như biến mất và không ai còn biết tin tức của ông và gia đình.
Vụ bê bối của Godber đã gây rúng động HK một thời, dù hậu quả (số tiền) của nó không quá lớn dù cho so với bất kỳ ai trong số Tứ đại hắc cảnh sau này. Nhưng nó là vụ bê bối lớn nhất mà một nhân viên công lực của nữ hoàng từng mắc phải kể từ sau thế chiến thứ hai. Thêm nữa, việc một người đứng đầu cơ quan cảnh sát mà lại tham nhũng và bỏ trốn trong quá trình điều tra đã giáng một đòn mạnh vào uy tín cảnh sát HK. Cũng chính nhờ vụ Godber mà HK ngay sau đó thông qua việc thành lập ICAC để bài trừ nạn tham nhũng, và chỉ 3 năm sau, lần lượt các tên tuổi lớn trong bộ máy cảnh sát, chính quyền HK lần lượt được "hỏi thăm". Hong Kong - từ chỗ được mệnh danh là bộ máy công quyền tham nhũng nhất châu á sang đến thập niên 80 đã trở thành nơi nói không với tham nhũng.
~.~.~ Vi Nguyễn ~.~.~
#LichSuPhuongDong