Hồi Ký về Trận lụt "Đại họa năm Giáp Thìn" 1964 | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Hồi Ký về Trận lụt "Đại họa năm Giáp Thìn" 1964

Business

Rìu Bạc Đôi
Ảnh: cảnh một con đò chở khách khi nước dâng đến sát tầng lầu các ngôi nhà ở phố cổ Hội An năm 1964.

“Ông tha bà không tha, Trời cho cái lụt 23 tháng 10” Câu nầy truyền khẩu trong nhân gian tại miền Trung. Tại sao phải là “cho” mà không phải là “hành”? “Trời rằng, Trời hành cơn lụt mỗi năm à...ơi!, khiến đau thương thấm tràn ngập Thuận- An để lan biển khơi”… (nhạc tiếng sông Hương).

Dai-hoa-nam-Giap-Thin.jpg

Chuyện là vầy: Dân gian tai miền Trung có truyền khẩu về bà “Hà Bá” là có lý do của họ; Tôi cũng gọi bằng bà “Hà Bá” vì truyền khẩu nhân gian không ai kêu bằng ông “Hà Bá” bao giờ, do đó tôi cho rằng bà Hà Bá là bà Thủy Tinh trong truyện tích xưa “Sơn Tinh, Thủy Tinh” đánh nhau chí-chóe, vậy Thủy Tinh là bà Hà Bá là cái chắc? Bà nầy hay kéo chân nhận chìm con nít mỗi khi đi tắm dưới sông. Ngày xưa, mỗi lần Ba tôi dẫn đi tắm sông là tôi nghĩ đến bà Hà Bá này: Mắt to, da trơn trắng bạc và có đôi tay rất dài để bắt con nít nên lũ trẻ chúng tôi rất sợ muốn teo…Ngày lớn lên tôi mới biết là chuyện “hù dọa” con nít mà thôi, không thấy mặt mày, hình dạn bà Hà Bá ra sao? Nhưng có một điều là dòng sông này đã cướp đi nhiều người thân thương và nhiều đồng bào trong tỉnh tôi qua các trân lụt kinh hoàng. Tôi chỉ kể sau đây về trận bão lụt năm Giáp-Thìn (1964) mà tôi đã chứng kiến vì ở trong đoàn cứu trơ nạn lut năm ấy.

Nhà tôi ở phía Bắc thành phố Quảng-Ngãi gần con sôngTrà Khúc, ở đó có nhiều bờ xe nước được dựng trên dọc theo những bến sông có từ thuở nào…Cứ đến 20 tháng 8 âm lịch có lệ cúng bờ xe nước (cúng tạ sau 1 năm) trước ngày đó tất cả bờ xe đều được tháo gở và xếp cất lai cẩn thận do tổ hợp bờ xe nước tư nhân lập ra và họ tự diều hành. Mỗi lần tháo gở bờ xe thì dòng nước không bi ngăn cản bởi bờ cừ chắn ngang từ bờ sông bên này và bên kia, do đó nước chảy rất xiết.

Rồi những ngày tháng tiếp theo là mùa đông, trước đó tháng tám thường thì khí hậu rất oi bức dân chúng thường kêu rằng: “nắng tháng tám, nám trái bưởi” và họ đón chịu mùa mưa lũ lụt đến.

Cứu tôi, cứu tôi!, tiếng kêu cứu từ hướng trước mặt nhà tôi khoản hơn 50m. Một người đang bám trên mái nhà và đang trôi trên “hào nước” (hào nước này là con sông đào chảy quanh khu vực nội thành) theo dòng lũ về hướng đông ra sông lớn. Trước và sau mái nhà đang trôi là cả một bè rác rưởi đủ thứ vật dụng cuồng cuộn xô đẩy trôi theo.

Anh em chúng tôi đang ngồi trong cái thúng tròn đường kính khoản 1 mét rưỡi (cái thúng tròn người ở ven sông miền Trung thường thì nhà nào cũng có để xử dụng mỗi khi mùa lũ lụt đến), người dân ở quê tôi kêu bằng “thúng-lào”.

Làm sao cứu được đây?, chúng tôi chỉ chép miệng và cầu nguyện cho họ qua khỏi kiếp nạn này!. Vả lại cái thúng nhỏ mỏng manh quá, với dòng nước lũ cuồng cuộn, ước gì có máy bay trực thăng đến cứu họ…Gió chiều càng thổi mạnh mưa càng lớn, nước dâng càng cao và cuồn cuộn sô đẩy những bè cây và rác rưởi trôi nhanh; mái nhà và người kêu cứu phút sau là mất hút, lúc đó hơn 4 giờ chiều của tháng mười năm Giáp-Thìn 1964.
Hai ngày đầu, mưa gió rất lớn và nước lũ (lụt) từ miền cao chảy xuống ngập cả dòng sông Trà và dâng tràn vào thành phố. Chúng tôi trong tổ chức thanh thiếu niên gia đình Phât-Tử tại Tỉnh đã tập trung lại và được phân phối các ngã tư đường, giăng dây, thả dây kéo người ngược dòng nước và giúp đưa người đến những nơi cao để tạm trú …Chiều tối đến mưa càng lớn, nước dâng càng cao, chúng tôi phải tìm mọi cách để trở về nhà. Tôi về đến nhà thì chi em tôi đã chồng những bàn nhỏ lên bàn lớn, đồ đạt đã chuyển lên gác cao. Một tin đau lòng là mấy đứa em họ, cháu họ trong xóm, sáu người họ ngồi chung trong 1 cái thúng và bị dòng nước đẩy xô mạnh úp lại trôi đi 4 cháu và chỉ cứu đươc 2 người lớn 1 nam một nữ. Cả tuần sau đó nước từ từ rút ra sông và chỉ ló dạng các mặt đường đi, tạm thời lưu thông trên những đường cao, còn những nhà ở trong những khu vực thấp họ vẫn ngồi trên/ trong gác nhà chờ nước xuống…

Thời gian đó tôi là đoàn-trưởng trong tổ chức “Gia-đình Phật-tử” tại Tỉnh, giống như tổ chức đoàn “Hướng Đạo Sinh”. Tôi tập hơp một số thanh thiếu niên và tiếp tục đi cứu trợ, tìm kiếm xác của những gia-đình mất tích. Chúng tôi phân phối người đi xin gạo để nấu cơm, bột mì và nhờ các tiệm (lò) bánh làm giúp đem phân phối cho các gia đình còn kẹt trên những gác lở ở những nơi, lối vào xóm còn ngập nước chưa di chuyển được, đồng thời cùng đi với cha mẹ 2 gia đình có 4 cháu bi nước cuốn trôi trước mấy ngày. Chúng tôi đi dọc theo bờ sông về hướng đông, đến những nơi có người chết nằm kẹt trong bụi tre, bụi cây là lội nước chui vào và đưa xác ra ngoài để nhận diện người thân…Những xác trôi trên nước đã ba, bốn ngày đã bị sình chương lên và bầm tím, khó mà nhận diên được. Con của hai người thân một là ông X cậu họ, một là Anh T trong xóm cùng tôi đã đi suốt cả ngày vẫn không tìm được các cháu.

Những ngày tiếp sau tôi khiên theo 1 cái “ thúng lào” cùng vài ba thiếu niên trong đoàn của tôi để bơi vào những đường hẻm thấp nước chưa rút ra sông, nhiều nhà vẫn còn ngập tới mái. Lại nghe kêu cứu tiếng của người đàn bà: – giúp tôi với! Tôi chèo cái thúng đến gần và vach mái nhà thì ra là chị S, tôi có quen biết. Chị vừa mới sinh xong, chúng tôi phụ giúp đưa mẹ con chị xuống thúng lào và chuyển đến khu tạm trú cho những người tránh lụt.

Một tuần lễ sau, chúng tôi được tin có đoàn cứu trợ bão lụt miền trung từ Sài Gòn và Nha Trang ra tỉnh Quảng Ngãi. Đoàn người tập trung tạị trường Trung học Bồ Đề, ở đây chúng tôi phân phối thành nhiều toán đến tận các nơi để giúp đỡ cho các gia đình nhà sập người chết. Tôi là 1 trong những trưởng đoàn, phối hợp với toán hướng đạo từ Nha Trang cùng một số người lớn tuổi do tôi hướng dẫn đến Xã Bình Thành, Ấp Tiên Đào/Phú Lễ Quận Bình Sơn. Tại ngã ba ngoài đầu cầu Châu-Ô, chúng tôi đặt trạm điều hành tại hè nhà dân để lập danh sách những gia đình cần giúp đỡ. Những người lớn tuổi lo cấp phát thuốc men, quần aó mền… Tôi hướng dẫn toán thanh niên nam nữ đến những nhà sập để dọn dep. Có vài gia đình nhà sập người chết vẫn còn kẹt trong nhà, chúng tôi phải đào bới ra sát trùng và giao cho thân nhân họ an táng. Một số người phụ chống đỡ lại những nhà bị gió bão làm nghiêng ngả. Dãy nhà từ đầu cầu sông Châu Ổ, trong đó có nhà của ông Võ văn H đã bị sập (ba của bạn học tôi: Võ văn Minh), đa số những nhà dọc ven sông đều bị sập trôi hoặc hư hại nhất nhiều ..

Về phía đông quận Bình Sơn xã Bình Nghĩa; chúng tôi vác gạo từ trên đường quốc lộ 1 xuống bãi cát, chất vào ghe đưa đến tận nơi để tiếp cứu cho đồng bào bị lut…Có sự giúp đỡ của Quân đôi, chính quyền Tỉnh Quận địa phương, có xe đưa chúng tôi đi đến các quận như Nghĩa Thắng/ Nghĩa kỳ…,cấp phát thuốc, gạo, bánh mì, quần áo mền mùng, phụ chống dựng lại nhà nghiêng đỗ v.v. Sau một tuần đoàn người cứu trợ họ trở về SaiGon Nha Trang, chúng tôi vẫn tiếp tục đi các nơi có nhiều gia đình nghèo cần giúp đỡ .

Liên tục một tháng trôi qua, chúng tôi đã chịu những ướt át, dầm mưa lội nước lạnh lẽo, với tình nguyệt cố gắng tiếp tục phân phối người và thực phẩm để cứu đói ..Sau một tháng trời người khỏe nhất cũng bị cảm lạnh, riêng tôi đã nằm liệt giường trong vài tuần vì cảm ho, sưng phổi phải cầu cứu đến bạn võ-sư xin thuốc thoa bóp ..Hồi tưởng lại thật là kinh hoàng qua trận bão lụt Giáp-Thìn (64) năm đó và tưởng nhớ vài người bạn thân thương cũng đã bị Hà bá nhận chìm trên dòng sông nầy khi tắm sông…

Hồi ký bởi Thủy Tọa - Cựu Sinh viên Sĩ quan Khóa 7 Học viện Cảnh sát Quốc Gia Long Võ, hồi ức viết xong cuối năm Tân-Mẹo – 2011)

Fact: Trận lũ lụt năm 1964 gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung từ Huế đến Bình Định, trong đó địa phương thiệt hại lớn nhất là Quảng Nam, nơi có phố cổ Hội An. Con số người chết được đưa ra trong trận lụt này là khoảng 6.000 người. Riêng tỉnh Quảng Nam có 2.500 người thiệt mạng, 22.447 nhà cửa bị hủy hoại. Hơn 30.000 con heo, gà, trâu, bò ở Quảng Nam bị chết, xuôi theo dòng nước về tận vùng biển, ùn ứ lại thành một bờ đê xác súc vật...Ghi nhận có làng Đông An, xã Quế Phước, Nông Sơn, Quảng Nam gần như bị xóa sổ hoàn toàn với gần 1500 người chết, cả làng chỉ còn 19 người sống sót của 10 gia đình. Nhiều dòng họ vì thế mà tuyệt tự, tuyệt tôn không có người hương khói. Những người sống sót có 10 người ở lại làng, số còn lại bỏ đi lập nghiệp nơi khác.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Ảnh: cảnh một con đò chở khách khi nước dâng đến sát tầng lầu các ngôi nhà ở phố cổ Hội An năm 1964.

“Ông tha bà không tha, Trời cho cái lụt 23 tháng 10” Câu nầy truyền khẩu trong nhân gian tại miền Trung. Tại sao phải là “cho” mà không phải là “hành”? “Trời rằng, Trời hành cơn lụt mỗi năm à...ơi!, khiến đau thương thấm tràn ngập Thuận- An để lan biển khơi”… (nhạc tiếng sông Hương).

Dai-hoa-nam-Giap-Thin.jpg

Chuyện là vầy: Dân gian tai miền Trung có truyền khẩu về bà “Hà Bá” là có lý do của họ; Tôi cũng gọi bằng bà “Hà Bá” vì truyền khẩu nhân gian không ai kêu bằng ông “Hà Bá” bao giờ, do đó tôi cho rằng bà Hà Bá là bà Thủy Tinh trong truyện tích xưa “Sơn Tinh, Thủy Tinh” đánh nhau chí-chóe, vậy Thủy Tinh là bà Hà Bá là cái chắc? Bà nầy hay kéo chân nhận chìm con nít mỗi khi đi tắm dưới sông. Ngày xưa, mỗi lần Ba tôi dẫn đi tắm sông là tôi nghĩ đến bà Hà Bá này: Mắt to, da trơn trắng bạc và có đôi tay rất dài để bắt con nít nên lũ trẻ chúng tôi rất sợ muốn teo…Ngày lớn lên tôi mới biết là chuyện “hù dọa” con nít mà thôi, không thấy mặt mày, hình dạn bà Hà Bá ra sao? Nhưng có một điều là dòng sông này đã cướp đi nhiều người thân thương và nhiều đồng bào trong tỉnh tôi qua các trân lụt kinh hoàng. Tôi chỉ kể sau đây về trận bão lụt năm Giáp-Thìn (1964) mà tôi đã chứng kiến vì ở trong đoàn cứu trơ nạn lut năm ấy.

Nhà tôi ở phía Bắc thành phố Quảng-Ngãi gần con sôngTrà Khúc, ở đó có nhiều bờ xe nước được dựng trên dọc theo những bến sông có từ thuở nào…Cứ đến 20 tháng 8 âm lịch có lệ cúng bờ xe nước (cúng tạ sau 1 năm) trước ngày đó tất cả bờ xe đều được tháo gở và xếp cất lai cẩn thận do tổ hợp bờ xe nước tư nhân lập ra và họ tự diều hành. Mỗi lần tháo gở bờ xe thì dòng nước không bi ngăn cản bởi bờ cừ chắn ngang từ bờ sông bên này và bên kia, do đó nước chảy rất xiết.

Rồi những ngày tháng tiếp theo là mùa đông, trước đó tháng tám thường thì khí hậu rất oi bức dân chúng thường kêu rằng: “nắng tháng tám, nám trái bưởi” và họ đón chịu mùa mưa lũ lụt đến.

Cứu tôi, cứu tôi!, tiếng kêu cứu từ hướng trước mặt nhà tôi khoản hơn 50m. Một người đang bám trên mái nhà và đang trôi trên “hào nước” (hào nước này là con sông đào chảy quanh khu vực nội thành) theo dòng lũ về hướng đông ra sông lớn. Trước và sau mái nhà đang trôi là cả một bè rác rưởi đủ thứ vật dụng cuồng cuộn xô đẩy trôi theo.

Anh em chúng tôi đang ngồi trong cái thúng tròn đường kính khoản 1 mét rưỡi (cái thúng tròn người ở ven sông miền Trung thường thì nhà nào cũng có để xử dụng mỗi khi mùa lũ lụt đến), người dân ở quê tôi kêu bằng “thúng-lào”.

Làm sao cứu được đây?, chúng tôi chỉ chép miệng và cầu nguyện cho họ qua khỏi kiếp nạn này!. Vả lại cái thúng nhỏ mỏng manh quá, với dòng nước lũ cuồng cuộn, ước gì có máy bay trực thăng đến cứu họ…Gió chiều càng thổi mạnh mưa càng lớn, nước dâng càng cao và cuồn cuộn sô đẩy những bè cây và rác rưởi trôi nhanh; mái nhà và người kêu cứu phút sau là mất hút, lúc đó hơn 4 giờ chiều của tháng mười năm Giáp-Thìn 1964.
Hai ngày đầu, mưa gió rất lớn và nước lũ (lụt) từ miền cao chảy xuống ngập cả dòng sông Trà và dâng tràn vào thành phố. Chúng tôi trong tổ chức thanh thiếu niên gia đình Phât-Tử tại Tỉnh đã tập trung lại và được phân phối các ngã tư đường, giăng dây, thả dây kéo người ngược dòng nước và giúp đưa người đến những nơi cao để tạm trú …Chiều tối đến mưa càng lớn, nước dâng càng cao, chúng tôi phải tìm mọi cách để trở về nhà. Tôi về đến nhà thì chi em tôi đã chồng những bàn nhỏ lên bàn lớn, đồ đạt đã chuyển lên gác cao. Một tin đau lòng là mấy đứa em họ, cháu họ trong xóm, sáu người họ ngồi chung trong 1 cái thúng và bị dòng nước đẩy xô mạnh úp lại trôi đi 4 cháu và chỉ cứu đươc 2 người lớn 1 nam một nữ. Cả tuần sau đó nước từ từ rút ra sông và chỉ ló dạng các mặt đường đi, tạm thời lưu thông trên những đường cao, còn những nhà ở trong những khu vực thấp họ vẫn ngồi trên/ trong gác nhà chờ nước xuống…

Thời gian đó tôi là đoàn-trưởng trong tổ chức “Gia-đình Phật-tử” tại Tỉnh, giống như tổ chức đoàn “Hướng Đạo Sinh”. Tôi tập hơp một số thanh thiếu niên và tiếp tục đi cứu trợ, tìm kiếm xác của những gia-đình mất tích. Chúng tôi phân phối người đi xin gạo để nấu cơm, bột mì và nhờ các tiệm (lò) bánh làm giúp đem phân phối cho các gia đình còn kẹt trên những gác lở ở những nơi, lối vào xóm còn ngập nước chưa di chuyển được, đồng thời cùng đi với cha mẹ 2 gia đình có 4 cháu bi nước cuốn trôi trước mấy ngày. Chúng tôi đi dọc theo bờ sông về hướng đông, đến những nơi có người chết nằm kẹt trong bụi tre, bụi cây là lội nước chui vào và đưa xác ra ngoài để nhận diện người thân…Những xác trôi trên nước đã ba, bốn ngày đã bị sình chương lên và bầm tím, khó mà nhận diên được. Con của hai người thân một là ông X cậu họ, một là Anh T trong xóm cùng tôi đã đi suốt cả ngày vẫn không tìm được các cháu.

Những ngày tiếp sau tôi khiên theo 1 cái “ thúng lào” cùng vài ba thiếu niên trong đoàn của tôi để bơi vào những đường hẻm thấp nước chưa rút ra sông, nhiều nhà vẫn còn ngập tới mái. Lại nghe kêu cứu tiếng của người đàn bà: – giúp tôi với! Tôi chèo cái thúng đến gần và vach mái nhà thì ra là chị S, tôi có quen biết. Chị vừa mới sinh xong, chúng tôi phụ giúp đưa mẹ con chị xuống thúng lào và chuyển đến khu tạm trú cho những người tránh lụt.

Một tuần lễ sau, chúng tôi được tin có đoàn cứu trợ bão lụt miền trung từ Sài Gòn và Nha Trang ra tỉnh Quảng Ngãi. Đoàn người tập trung tạị trường Trung học Bồ Đề, ở đây chúng tôi phân phối thành nhiều toán đến tận các nơi để giúp đỡ cho các gia đình nhà sập người chết. Tôi là 1 trong những trưởng đoàn, phối hợp với toán hướng đạo từ Nha Trang cùng một số người lớn tuổi do tôi hướng dẫn đến Xã Bình Thành, Ấp Tiên Đào/Phú Lễ Quận Bình Sơn. Tại ngã ba ngoài đầu cầu Châu-Ô, chúng tôi đặt trạm điều hành tại hè nhà dân để lập danh sách những gia đình cần giúp đỡ. Những người lớn tuổi lo cấp phát thuốc men, quần aó mền… Tôi hướng dẫn toán thanh niên nam nữ đến những nhà sập để dọn dep. Có vài gia đình nhà sập người chết vẫn còn kẹt trong nhà, chúng tôi phải đào bới ra sát trùng và giao cho thân nhân họ an táng. Một số người phụ chống đỡ lại những nhà bị gió bão làm nghiêng ngả. Dãy nhà từ đầu cầu sông Châu Ổ, trong đó có nhà của ông Võ văn H đã bị sập (ba của bạn học tôi: Võ văn Minh), đa số những nhà dọc ven sông đều bị sập trôi hoặc hư hại nhất nhiều ..

Về phía đông quận Bình Sơn xã Bình Nghĩa; chúng tôi vác gạo từ trên đường quốc lộ 1 xuống bãi cát, chất vào ghe đưa đến tận nơi để tiếp cứu cho đồng bào bị lut…Có sự giúp đỡ của Quân đôi, chính quyền Tỉnh Quận địa phương, có xe đưa chúng tôi đi đến các quận như Nghĩa Thắng/ Nghĩa kỳ…,cấp phát thuốc, gạo, bánh mì, quần áo mền mùng, phụ chống dựng lại nhà nghiêng đỗ v.v. Sau một tuần đoàn người cứu trợ họ trở về SaiGon Nha Trang, chúng tôi vẫn tiếp tục đi các nơi có nhiều gia đình nghèo cần giúp đỡ .

Liên tục một tháng trôi qua, chúng tôi đã chịu những ướt át, dầm mưa lội nước lạnh lẽo, với tình nguyệt cố gắng tiếp tục phân phối người và thực phẩm để cứu đói ..Sau một tháng trời người khỏe nhất cũng bị cảm lạnh, riêng tôi đã nằm liệt giường trong vài tuần vì cảm ho, sưng phổi phải cầu cứu đến bạn võ-sư xin thuốc thoa bóp ..Hồi tưởng lại thật là kinh hoàng qua trận bão lụt Giáp-Thìn (64) năm đó và tưởng nhớ vài người bạn thân thương cũng đã bị Hà bá nhận chìm trên dòng sông nầy khi tắm sông…

Hồi ký bởi Thủy Tọa - Cựu Sinh viên Sĩ quan Khóa 7 Học viện Cảnh sát Quốc Gia Long Võ, hồi ức viết xong cuối năm Tân-Mẹo – 2011)

Fact: Trận lũ lụt năm 1964 gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung từ Huế đến Bình Định, trong đó địa phương thiệt hại lớn nhất là Quảng Nam, nơi có phố cổ Hội An. Con số người chết được đưa ra trong trận lụt này là khoảng 6.000 người. Riêng tỉnh Quảng Nam có 2.500 người thiệt mạng, 22.447 nhà cửa bị hủy hoại. Hơn 30.000 con heo, gà, trâu, bò ở Quảng Nam bị chết, xuôi theo dòng nước về tận vùng biển, ùn ứ lại thành một bờ đê xác súc vật...Ghi nhận có làng Đông An, xã Quế Phước, Nông Sơn, Quảng Nam gần như bị xóa sổ hoàn toàn với gần 1500 người chết, cả làng chỉ còn 19 người sống sót của 10 gia đình. Nhiều dòng họ vì thế mà tuyệt tự, tuyệt tôn không có người hương khói. Những người sống sót có 10 người ở lại làng, số còn lại bỏ đi lập nghiệp nơi khác.


RSE94521.jpeg


RSE94525.jpeg


Làng Cheo Reo
vietnam-war-typhoon-aftermath-cheo-reo-vietnam-shutterstock-editorial-7385040a.jpg


Thêm một vài chi tiết tại website này
 
Sửa lần cuối:


Top