Hoàng thái hậu Từ Dự (1810-1902) | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Hoàng thái hậu Từ Dự (1810-1902)

Cloud

Administrator
Bà Từ Dụ.

Bà là bậc mẫu nghi thiên hạ,một con người đức độ,khoan hòa.

Bà Từ Dụ tên thiệt là Phạm Thị Hằng, sanh ngày 19 tháng 5 năm 1810, tại Sơn Qui, huyện Tân Hòa, tỉnh Gia Định (sau thuộc tỉnh Gò Công, nay thuộc Tiền Giang).
Xzlb.png
Bà yêu giang san thiết tha,phẩm hạnh cao quý đáng để đời sau noi theo.

Là trưởng nữ của Quốc công Phạm Đăng Hưng và bà Phạm Thị Dụ.

Thuở nhỏ nổi tiếng hiếu hạnh, thông minh, hiền thục, nết na và rất xinh đẹp.
-Năm 14 tuổi, bà được Thuận Thiên Cao Hoàng Thái Hậu, vợ vua Gia Long triệu vào cung để dạy và hầu Nguyễn Phúc Miên Tông (sau này là vua Thiệu Trị), con vua Minh
Mạng và là cháu trai của Cao Hoàng Thái Hậu.

Khi lên ngôi, vua Thiệu Trị phong bà là
Cung Tần (năm 1841), Trần Phi (1843), Quí Phi (1846), và lên Nhứt Giai Phi.

Năm 1847 vua Thiệu Trị mất, chưa kịp phong bà làm hoàng hậu. Đến năm 1849, vua Tự Đức phong tôn hiệu bà là Hoàng Thái Hậu. Khi vua Tự Đức mất (1883), để di chiếu phong bà là Từ Dụ Thái Hoàng Thái Hậu.

Tuy quyền cao tột bực nhưng tánh tình bà đoan chánh thanh tao, giản dị, nhơn từ khiến mọi
người trong cung ai cũng quý mến và kính trọng.

Bà mất ngày mùng 5 tháng 4 năm 1902,
thọ 93 tuổi, được tôn vinh là Nghi Thiên Tán Thành, Từ Dụ Bát Huệ Trai Túc Tuệ Đạt Thọ
Đức Nhân Công Chương Hoàng Hậu, gọi tắt là Từ Dụ Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu.

Cảcuộc đời bà yêu thương dân, hết lòng vì sự hưng thạnh của nước nhà. Tên tuổi của bà được sử sách lưu danh muôn thuở, biểu tượng phẩm hạnh tuyệt vời của người phụ nữ Việt Nam.

Lúc ngài Trương Công Định về " Đám Lá Tối Trời" ở Gò Công lập căn cứ kêu gọi nghĩa quân chống Pháp,trào đình Huế âm thầm tiếp sức cho ông qua ngã bà Từ Dụ,rồi từ bà đến tay bà Trần Thị Sanh là chị em cô cậu ruột,bà Sanh là vợ thứ thất của ngài Trương Công Định.

Ngoài ra ngài Quốc công Phạm Đăng Hưng cùng bà con Gò Công cũng đóng góp vô cho nghĩa quân đánh giặc.

Như vậy ta biết bà là trung gian lo việc kinh tài cho ông Định,thông qua bà Sanh.

Món tôm chua Huế nghe biểu là do bà đem từ Gò Công ra.

---
Nhiều độc giả thắc mắc không biết gọi bà là Từ Dũ hay Từ Dụ là chánh xác, thì page xin đựơc giải thích theo sự hiểu biết nông cạn của mình:

Chánh xác là Từ Dụ/ 慈裕
Hồi xưa ông bà sử dụng tiếng Hán, phiên âm Hán Việt không phải là chánh xác 100% như âm Gốc Quãng Đông đưoc. Nhưng theo từ điển Hán Việt xưa thì chữ là Dụ nên mình tôn trọng âm tiết trong từ điển thì hay nhứt.
Âm QĐ là âm tiết của người Bách Việt.

DỤ đây có nghiã là bao la, sung túc, bác ái, giàu có, như chữ phong dụ" 豐裕 nghiã là giàu có dư giả.
Về động từ có nghiã là: Đối xử rộng lượng, khoan dung.
Thí dun ông Tô Thức 蘇軾 nói : "Thái Tông nhân thánh khoan hậu, khắc kỉ dụ nhân" 太宗仁聖寬厚, 克己裕人 (Đại Trương Phương Bình gián dụng binh thư 代張方平諫用兵書) Thái Tông có nhân đức sáng suốt khoan hậu, nghiêm khắc với mình rộng lượng với người.

Hoặc Làm cho giàu có. Thượng Thư 尚書: "Cáo quân nãi du dụ" 告君乃猷裕 (Quân thích 君奭) nghiã là: Ông nên ở lại mưu toan làm cho (dân) giàu có.
 
Hóa ra bệnh viện viết sai hồi đó giờ à? Lạ nhỉ
 

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Đúng rồi bác, chính xác tên là Từ Dụ, mình sẽ sưu tầm thêm vì sao lại có tên Từ Dũ như hiện tại.
Vì sao Dụ lại phát âm thành ?

Thứ nhất do người Huế (Nhà Nguyễn đóng đô ở Huế) phát âm không phân biệt giữa Dụ và Dũ; thứ hai do âm của từ dụ đọc lên nghe không được thanh (nó gần với một từ thông tục) nên người Huế nói riêng, người miền Trung nói chung, đọc trại thànhđể tỏ lòng tôn kính Hoàng Thái hậu mẹ vua Tự Đức.

Như đã nói trên, Từ Dụ là tên hiệu được vua Tự Đức truyền di chiếu tấn tôn cho mẹ mình. Tự Đức là ông vua rất có hiếu với cha mẹ. Nhà vua tự đặt ra thông lệ, hằng tháng ngày chẵn thiết triều, ngày lẻ vào thăm mẹ. Trong suốt 36 năm ở ngôi, nhà vua thường vẫn như thế, không sai chút nào. Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim đã chép về chuyện này như sau:

“Đức Từ Dụ thuộc sử sách đã nhiều mà biết việc đời cũng rộng. Khi Đức Từ Dụ ban câu chi hay, thì ngài (vua Tự Đức – ĐNCT) biên ngay vào một quyển giấy gọi là Từ Huấn Lục.

Một hôm rảnh việc nước, ngài ngự săn bắn tại rừng Thuận Trực, gặp phải khi nước lụt. Còn hai ngày nữa thì có kỵ đức Hiến Tổ, mà ngài ngự chưa về. Đức Từ Dụ nóng ruột, sai quan đại thần là Nguyễn Tri Phương đi rước. Nguyễn Tri Phương đi được nửa đường, vừa gặp thuyền ngự đương chèo lên, mà nước thì chảy mạnh, thuyền không đi mau được. Gần tối thuyền ngự mới tới bến. Khi ấy trời đang mưa, mà ngài vội vàng lên kiệu trần đi thẳng sang cung, lạy xin chịu tội. Đức Từ Dụ ngồi xoay mặt vào màn, chẳng nói chẳng rằng chi cả. Ngài lấy một cây roi mây, dâng lên để trên ghế trát kỷ rồi ngài nằm xuống xin chịu đòn. Cách một hồi lâu, đức Từ Dụ xoay mặt ra lấy tay hất cái roi mà ban rằng: Thôi, tha cho! Đi chơi để cho quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta, rồi sớm mai đi hầu kỵ”.

Bà thật xứng đáng với mỹ hiệu Từ Dụ, theo nghĩa chữ Hán là nhân từđộ lượng.

Theo Đà Nẵng Online
 


Top