malemkhoang
Rìu Vàng Đôi


Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, tạo ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam. Đây được coi là chiến thắng vĩ đại không chỉ của nhân dân Việt Nam mà còn của cả nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.

Hiệp định Paris 1973 buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, rút hết quân, tạo cục diện mới để chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng. Hiệp định Paris 1973 đã tạo ra điều kiện và môi trường để Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế cho cuộc đấu tranh vì hoà bình, chính nghĩa và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Đây là nền tảng quan trọng để trong thời kỳ Đổi mới, chúng ta khai thông, nối lại và bình thường hóa các mối quan hệ đối ngoại, phá bỏ sự bao vây, cô lập, cấm vận, mở ra một thời kỳ hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Bài học mà Hiệp định Paris 1973 để lại là phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, phối hợp chặt chẽ giữa các mặt trận đấu tranh, lấy thắng lợi của các mặt trận đấu tranh khác làm cơ sở để tiến công ngoại giao, đoàn kết quốc tế, cô lập kẻ thù.
Đó còn là bài học về quán triệt sâu sắc tư tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước không liên kết, nhân dân thế giới hình thành “Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược”.
Đặc biệt là bài học về giữ vững và tăng cường hoạt động lãnh đạo trong toàn bộ quá trình đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Càng trong quá trình hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, càng cần tăng cường và giữ vững sự lãnh đạo đối với công tác đối ngoại và hoạt động ngoại giao để thực hiện thành công, nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại... Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Bài học mà Hiệp định Paris 1973 để lại là phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, phối hợp chặt chẽ giữa các mặt trận đấu tranh, lấy thắng lợi của các mặt trận đấu tranh khác làm cơ sở để tiến công ngoại giao, đoàn kết quốc tế, cô lập kẻ thù.
Đó còn là bài học về quán triệt sâu sắc tư tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước không liên kết, nhân dân thế giới hình thành “Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược”.
Đặc biệt là bài học về giữ vững và tăng cường hoạt động lãnh đạo trong toàn bộ quá trình đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Càng trong quá trình hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, càng cần tăng cường và giữ vững sự lãnh đạo đối với công tác đối ngoại và hoạt động ngoại giao để thực hiện thành công, nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại... Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.


Tham khảo:
Hiệp định Paris 1973 – Wikipedia tiếng Việt
Mã:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB%8Bnh_Paris_1973
Hiệp định Chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình của Việt Nam Hoa kỳ
Mã:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Hiep-dinh-Cham-dut-chien-tranh-lap-lai-hoa-binh-cua-Viet-Nam-Hoa-ky-23327.aspx
Sửa lần cuối: