Gõ dấu văn bản sao cho chuẩn | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Gõ dấu văn bản sao cho chuẩn

hr.trung

Rìu Sắt Đôi
GÕ DẤU CÂU SAO CHO CHUẨN!
Nỗi sợ hãi của mình là xem mấy quả xưng thầy mở lớp đào tạo về "content" mà điều cơ bản - gõ dấu câu sao cho chuẩn thì lại không dạy. Xong các anh, chị phóng viên, dân làm "content" viết cho người ta đọc mà dấu má cứ bay "va-lung-tung". Hoặc các nghệ sỹ, các bạn trẻ... cứ thoải mái gõ dấu câu vô tội vạ, thích để đâu là thả ở đó. Mà có lần xem sách giáo khoa, mình thấy dấu câu cũng bị đặt... thiếu chuẩn xác.
Thôi, không thay đổi được tất cả thì mong rằng, ít nhất những ai xem bài viết này sẽ có ý thức hơn khi gõ dấu câu.
😂



200541653_10222599614833790_5096010051949648075_n.jpg_nc_cat101ccb1-3_nc_sid825194_nc_ohctzXuzdUFP0wAX8MyuUm_nc_ocAQkHYqwfGDowHMj8pT5PoUjsZrcxI5Zav-AzDPqeKZHQsqQphB2cRGZU1mnWpPlQPqM_nc_htscontent.fhan.jpg

🚫
QUY TẮC 1: Dấu chấm (.), dấu phẩy (,), dấu hai chấm
🙂
), dấu chấm phẩy (
😉
, dấu ba chấm (...), dấu hỏi (?), dấu chấm than (!) được đặt ngay sau chữ cái trước nó. Tiếp đến là cách một khoảng trống rồi gõ chữ cái khác.
* ĐỪNG:
Em đi học . Mẹ đi làm. Còn con mèo , con cún ở đâu ?
Em đi học.Mẹ đi làm. Còn con mèo ,con cún ở đâu ?
Em đi học .Mẹ đi làm .Còn con mèo ,con cún ở đâu ?
- Mà HÃY gõ chuẩn:
Em đi học. Mẹ đi làm. Còn con mèo, con cún ở đâu?
* Cũng ĐỪNG:
Tôi thích nhiều loại hoa như : hoa hồng, hoa lan , hoa mai ... Chúng đẹp lắm !
Tôi thích nhiều loại hoa như :hoa hồng,hoa lan ,hoa mai ...Chúng đẹp lắm !
- Mà HÃY:
Tôi thích nhiều loại hoa như: hoa hồng, hoa lan, hoa mai... Chúng đẹp lắm!
-> Hãy chú ý đặt dấu ngay sát chữ cái đứng trước, xin nhắc lại là ngay sát. Sau đó, hãy cách một khoảng trống, nhớ là một khoảng thôi, không cần hơn.
🚫
QUY TẮC 2: Đối với dấu ngoặc đơn () và dấu ngoặc kép "", thanh dấu đầu tiên đi liền với chữ cái phía sau và thanh dấu thứ hai đặt ngay sát chữ cái đằng trước.
- ĐỪNG:
Ông B ( Giám đốc công ty ) nói: " Tôi rất vui".
Ông B ( Giám đốc công ty) nói:"Tôi rất vui ".
Ông B (Giám đốc công ty ) nói: " Tôi rất vui ".
- Mà HÃY:
Ông B (Giám đốc công ty) nói: "Tôi rất vui".
🚫
QUY TẮC 3: Tiếng Việt chỉ có một chấm (.), hai chấm
🙂
) và ba chấm (...). Thế nên, đừng sáng tạo các thể loại bốn chấm trở lên rồi bảo viết thế là để nhấn mạnh!
😂

- ĐỪNG:
Tôi muốn bay lên ....
Tôi muốn bay lên......
Tôi muốn bay lên..
- Mà HÃY:
Tôi muốn bay lên... (ba chấm, xin nhắc lại ba chấm là đủ rồi, đừng thêm hay bớt chấm nữa)
🚫
QUY TẮC 4: Dấu gạch nhau (-) cách chữ cái đứng trước một khoảng trống và cách chữ cái đứng sau cũng một khoảng trống.
- ĐỪNG:
A -một bạn trẻ người Việt
A- một bạn trẻ người Việt
A-một bạn trẻ người Việt
- Mà HÃY:
A - một bạn trẻ người Việt
* Lưu ý: Dấu gạch ngang khác dấu gạch nối. VD: vắc-xin, Covid-19, pít-tông... -> đây là dấu gạch nối dùng chuẩn.
🚫
QUY TẮC 5: Sau dấu hỏi (?) hoặc dấu chấm than (!), đừng đặt dấu chấm nữa.
- ĐỪNG:
Tại sao bạn lại vắng mặt?.
Trời hôm nay đẹp quá!.
- Mà HÃY:
Tại sao bạn lại vắng mặt?
Trời hôm nay đẹp quá!
-> Chừng đó là đã đầy đủ rồi.
🚫
QUY TẮC 6: Ở câu trích dẫn, quy tắc đặt dấu đầy đủ là ["... abc xyz.".] nhưng có thể giản lược thành ["... abc xyz".] (bỏ bớt dấu chấm trước dấu ngoặc kép thứ hai, xong đặt dấu chấm sau dấu ngoặc kép thứ hai).
- ĐỪNG:
A nói: "Con mèo kia thật dễ thương." Còn B nói: "Con cún này cũng vậy ." -> Ủa, thế trên kia là 1 câu hay 2 câu vậy quý vị!? Mà "Con mèo kia thật dễ thương." mới là hết ý của vế thứ hai; chứ chưa kết thúc cả câu.
- Mà HÃY:
A nói: "Con mèo kia thật dễ thương". Còn B nói: "Con cún này cũng vậy".
🚫
QUY TẮC 7: Với dấu gạch chéo, có hai cách gõ:
7.1. a/a (dấu / liền sát chữ cái đứng trước và đứng sau nó);
7.2. a / a (có một khoảng trống trước và sau dấu /).
- ĐỪNG:
con chó/ con mèo
con chó /con mèo
con chó / con mèo
- Mà HÃY:
"con chó/con mèo" hoặc "con chó / con mèo"
Hi vọng rằng, mấy điều nho nhỏ này sẽ giúp bạn trông chuyên nghiệp hơn hẳn khi trình bày văn bản!
😎



Nguồn FB Tu An
 

secpol

Rìu Chiến Bạc
Đi sửa mấy cái format kiểu này mệt lắm. Bài viết nói rất chuẩn nhưng chính bài viết cũng cần định dạng thêm để dễ nhìn hơn.
 

naroto

Chỉ cần nhấn like khi muốn cảm ơn!
Thành viên BQT
Do cách tiếp cận cả. Mình tự thấy dù cố gắng viết có dấu và chấm phết chuẩn nhưng vẫn không tránh khỏi việc viết sai ngữ pháp. Do nghĩ gì thì nói đó riết thành quen. Hi
 

dragonking91

Rìu Chiến
Các bạn digital hay dân content vào học bài nào.
 

jablonec

Rìu Chiến Chấm
Do cách tiếp cận cả. Mình tự thấy dù cố gắng viết có dấu và chấm phết chuẩn nhưng vẫn không tránh khỏi việc viết sai ngữ pháp. Do nghĩ gì thì nói đó riết thành quen. Hi
Toàn nghĩ chuyện bậy bạ rồi viết ra đúng hông?
 

ansos123

Rìu Bạc
mình gõ văn bản báo cáo hay để đặt dấu (oà, uý) thay vì òa, úy nên mới bị sếp bắt đổi lại đây
 

Nokia8800

Rìu Sắt
Đọc các văn bản hay bài báo, facebook mà gặp mấy lỗi ngớ ngẩn này thì rất chi là ức chế anh em ạ. Hy vọng đời con cháu chúng ta sẽ khác!
 
GÕ DẤU CÂU SAO CHO CHUẨN!
Nỗi sợ hãi của mình là xem mấy quả xưng thầy mở lớp đào tạo về "content" mà điều cơ bản - gõ dấu câu sao cho chuẩn thì lại không dạy. Xong các anh, chị phóng viên, dân làm "content" viết cho người ta đọc mà dấu má cứ bay "va-lung-tung". Hoặc các nghệ sỹ, các bạn trẻ... cứ thoải mái gõ dấu câu vô tội vạ, thích để đâu là thả ở đó. Mà có lần xem sách giáo khoa, mình thấy dấu câu cũng bị đặt... thiếu chuẩn xác.
Thôi, không thay đổi được tất cả thì mong rằng, ít nhất những ai xem bài viết này sẽ có ý thức hơn khi gõ dấu câu.
😂



200541653_10222599614833790_5096010051949648075_n.jpg_nc_cat101ccb1-3_nc_sid825194_nc_ohctzXuzdUFP0wAX8MyuUm_nc_ocAQkHYqwfGDowHMj8pT5PoUjsZrcxI5Zav-AzDPqeKZHQsqQphB2cRGZU1mnWpPlQPqM_nc_htscontent.fhan.jpg

🚫
QUY TẮC 1: Dấu chấm (.), dấu phẩy (,), dấu hai chấm
🙂
), dấu chấm phẩy (
😉
, dấu ba chấm (...), dấu hỏi (?), dấu chấm than (!) được đặt ngay sau chữ cái trước nó. Tiếp đến là cách một khoảng trống rồi gõ chữ cái khác.
* ĐỪNG:
Em đi học . Mẹ đi làm. Còn con mèo , con cún ở đâu ?
Em đi học.Mẹ đi làm. Còn con mèo ,con cún ở đâu ?
Em đi học .Mẹ đi làm .Còn con mèo ,con cún ở đâu ?
- Mà HÃY gõ chuẩn:
Em đi học. Mẹ đi làm. Còn con mèo, con cún ở đâu?
* Cũng ĐỪNG:
Tôi thích nhiều loại hoa như : hoa hồng, hoa lan , hoa mai ... Chúng đẹp lắm !
Tôi thích nhiều loại hoa như :hoa hồng,hoa lan ,hoa mai ...Chúng đẹp lắm !
- Mà HÃY:
Tôi thích nhiều loại hoa như: hoa hồng, hoa lan, hoa mai... Chúng đẹp lắm!
-> Hãy chú ý đặt dấu ngay sát chữ cái đứng trước, xin nhắc lại là ngay sát. Sau đó, hãy cách một khoảng trống, nhớ là một khoảng thôi, không cần hơn.
🚫
QUY TẮC 2: Đối với dấu ngoặc đơn () và dấu ngoặc kép "", thanh dấu đầu tiên đi liền với chữ cái phía sau và thanh dấu thứ hai đặt ngay sát chữ cái đằng trước.
- ĐỪNG:
Ông B ( Giám đốc công ty ) nói: " Tôi rất vui".
Ông B ( Giám đốc công ty) nói:"Tôi rất vui ".
Ông B (Giám đốc công ty ) nói: " Tôi rất vui ".
- Mà HÃY:
Ông B (Giám đốc công ty) nói: "Tôi rất vui".
🚫
QUY TẮC 3: Tiếng Việt chỉ có một chấm (.), hai chấm
🙂
) và ba chấm (...). Thế nên, đừng sáng tạo các thể loại bốn chấm trở lên rồi bảo viết thế là để nhấn mạnh!
😂

- ĐỪNG:
Tôi muốn bay lên ....
Tôi muốn bay lên......
Tôi muốn bay lên..
- Mà HÃY:
Tôi muốn bay lên... (ba chấm, xin nhắc lại ba chấm là đủ rồi, đừng thêm hay bớt chấm nữa)
🚫
QUY TẮC 4: Dấu gạch nhau (-) cách chữ cái đứng trước một khoảng trống và cách chữ cái đứng sau cũng một khoảng trống.
- ĐỪNG:
A -một bạn trẻ người Việt
A- một bạn trẻ người Việt
A-một bạn trẻ người Việt
- Mà HÃY:
A - một bạn trẻ người Việt
* Lưu ý: Dấu gạch ngang khác dấu gạch nối. VD: vắc-xin, Covid-19, pít-tông... -> đây là dấu gạch nối dùng chuẩn.
🚫
QUY TẮC 5: Sau dấu hỏi (?) hoặc dấu chấm than (!), đừng đặt dấu chấm nữa.
- ĐỪNG:
Tại sao bạn lại vắng mặt?.
Trời hôm nay đẹp quá!.
- Mà HÃY:
Tại sao bạn lại vắng mặt?
Trời hôm nay đẹp quá!
-> Chừng đó là đã đầy đủ rồi.
🚫
QUY TẮC 6: Ở câu trích dẫn, quy tắc đặt dấu đầy đủ là ["... abc xyz.".] nhưng có thể giản lược thành ["... abc xyz".] (bỏ bớt dấu chấm trước dấu ngoặc kép thứ hai, xong đặt dấu chấm sau dấu ngoặc kép thứ hai).
- ĐỪNG:
A nói: "Con mèo kia thật dễ thương." Còn B nói: "Con cún này cũng vậy ." -> Ủa, thế trên kia là 1 câu hay 2 câu vậy quý vị!? Mà "Con mèo kia thật dễ thương." mới là hết ý của vế thứ hai; chứ chưa kết thúc cả câu.
- Mà HÃY:
A nói: "Con mèo kia thật dễ thương". Còn B nói: "Con cún này cũng vậy".
🚫
QUY TẮC 7: Với dấu gạch chéo, có hai cách gõ:
7.1. a/a (dấu / liền sát chữ cái đứng trước và đứng sau nó);
7.2. a / a (có một khoảng trống trước và sau dấu /).
- ĐỪNG:
con chó/ con mèo
con chó /con mèo
con chó / con mèo
- Mà HÃY:
"con chó/con mèo" hoặc "con chó / con mèo"
Hi vọng rằng, mấy điều nho nhỏ này sẽ giúp bạn trông chuyên nghiệp hơn hẳn khi trình bày văn bản!
😎



Nguồn FB Tu An
Chuẩn! cảm ơn nhiều!
 

anhtuan1967

Rìu Chiến Chấm
Trước có Thông tư 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính do Bộ Nội vụ ban hành. Nay có Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư trong đó có HD về trình bày văn bản nhé. Trong phần mềm Unikey có kiểu gõ tự do hoặc theo kiểu cũ.
Để sửa lỗi chính tả như chủ Thread trong Word, ta có thể dùng lệnh Ctrl+H. Còn GV Tin ít chú ý rèn kĩ năng như Thread nói cũng có nhưng không phổ biến cho lắm.
 

hoabomby

Gà con
Có 1 thắc mắc về quy tắc số 7, có lưu ý về lúc nào dùng \ và / hay ko ?
tại sao http dùng / mà không phải \
 


Top