Giảm hơn 700.000 địa chỉ IP của Việt Nam trong các mạng máy tính ma | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Giảm hơn 700.000 địa chỉ IP của Việt Nam trong các mạng máy tính ma

GloryVNz

Rìu Sắt Đôi
Số lượng địa chỉ IP nằm trong các mạng máy tính ma, IP Botnet, tại Việt Nam đang giảm mạnh, từ hơn 2 triệu xuống còn trên 1,3 triệu kể từ khi thực hiện chiến dịch "Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020".

Giảm hơn 700.000 địa chỉ IP của Việt Nam trong các mạng máy tính ma - Ảnh 1.
Từ khi chiến dịch rà soát, bóc gỡ mã độc được triển khai, số IP Botnet ở Việt Nam đã giảm mạnh

Đó là thông tin kết quả triển khai đợt 2 của chiến dịch từ Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Số liệu thống kê thực tế tại thời điểm trung tuần tháng 9-2020 cho thấy, Việt Nam có khoảng 16 triệu địa chỉ IPv4, trong đó khoảng 3 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong danh sách đen của nhiều tổ chức quốc tế, hơn 2 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong các mạng botnet (mạng máy tính ma) lớn.

Theo ông Trần Quang Hưng, giám đốc NCSC, từ ngày 18-9 đến ngày 11-10, đã có trên 900.000 lượt máy tính tại Việt Nam tham gia rà quét mã độc. Trong đó, tổng số máy tính bị lây nhiễm mã độc được các đơn vị tham gia chiến dịch phát hiện và hỗ trợ bóc gỡ đã là trên 300.000 máy, chiếm tới 1/3 tổng số máy được rà soát. Số lượng địa chỉ IP nằm trong các mạng máy tính ma, IP Botnet, tại Việt Nam đang giảm mạnh, từ hơn 2 triệu xuống còn trên 1,3 triệu kể từ khi thực hiện chiến dịch.

Qua hơn 5 triệu lượt tiếp cận đến cộng đồng qua cả web và mạng xã hội, nhiều cá nhân, tổ chức đã tham gia truy cập, rà soát và bóc gỡ miễn phí cho hàng ngàn máy tính của cá nhân, doanh nghiệp bị nhiễm mã độc/botnet. Bên cạnh đó, số lượt cá nhân, đơn vị liên hệ phản hồi về chiến dịch đã lên tới trên 17.000 lượt.

Chiến dịch "Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020" có mục tiêu cụ thể là giảm 50% tỷ lệ lây nhiễm mã độc, giảm 50% địa chỉ IP nằm trong 10 mạng botnet phổ biến; đưa Việt Nam ra khỏi báo cáo của các hãng về tỉ lệ lây nhiễm mã độc trong khoảng thời gian nhất định.

Cũng trong thông tin chia sẻ tại thời điểm phát động chiến dịch "Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020", NCSC đã cho biết, theo nghiên cứu của các hãng bảo mật, tình trạng lây nhiễm mã độc tại Việt Nam trong thời gian gần đây mặc có có giảm hơn song vẫn ở mức cao so với các nước trên thế giới.

Giảm hơn 700.000 địa chỉ IP của Việt Nam trong các mạng máy tính ma - Ảnh 2.
Chiến dịch rà soát và bóc gỡ mã độc sẽ kết thúc vào ngày 31-10 với mục tiêu giảm 50% số IP nằm trong các mạng máy tính ma

Kể từ ngày 1-10 đến nay, trên website của chiến dịch tại địa chỉ https://khonggianmang.vn/chiendich2020, Trung tâm NCSC đã cho ra mắt bản đồ thời gian thực về kết quả rà soát mã độc theo vùng trên lãnh thổ Việt Nam và biểu đồ thực trạng triển khai chiến dịch theo các khu vực Bắc - Trung - Nam. Việc này nhằm hỗ trợ công tác đo lường kết quả thực hiện chiến dịch cũng như tạo thuận tiện cho mọi người theo dõi.

Là chiến dịch vì cộng đồng, hướng tới cá nhân, doanh nghiệp, "Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020" được Bộ TT&TT giao Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia chủ trì, phối hợp cùng các các doanh nghiệp trong và ngoài nước như VNPT, Viettel, BKAV, FPT, CMC, Hanoi Telecom, NetNam, SCTV, SPT, Kaspersky, Bitdefender, Eset, F-Secure, FireEye, Group IB...

Các phần mềm phòng chống mã độc được cập nhật, cho phép sử dụng miễn phí qua website https://khonggianmang.vn.



__________________________________________________________________________________________

Ý kiến cá nhân

- Hạn chế cài đặt các phần mềm có "thuốc". Các bản hack game, gian lận game, cheat engine ... etc tránh xa loại này ra.

- Nếu phải cài do chi phí của phần mềm cao, khuyến nghị cài thêm 1 phần mềm diệt Virus thật MẠNH trên hệ thống.
Đặc biệt các loại "thuốc" cho Windows, Office, đóng mác thương hiệu PicoKMS thì cần kèm theo diệt Virus xịn:
  • Kaspersky Security Cloud Free Antivirus (miễn phí, hỗ trợ tiếng Việt): TẢI VỀ
  • Bitdefender Antivirus Free Edition (miễn phí, hỗ trợ tiếng Việt): TẢI VỀ
  • Avast Free Antivirus / AVG Free Antivirus (miễn phí, hỗ trợ tiếng Việt): TẢI VỀ
  • Malwarebytes Free (miễn phí): TẢI VỀ
- Trường hợp lây nhiễm vào thiết bị mạng: router, switch... thì khởi động lại toàn bộ hệ thống mạng sẽ khắc phục được một số trường hợp. Cách khắc phục triệt để là nâng cấp firmware, thay toàn bộ thiết bị lên loại đời mới hơn.

Chia sẻ cùng anh em VNZ.
 
Sửa lần cuối:


Top