Hỏi/ Thắc mắc - Gặp lỗi khi khởi động Windows 10 trên máy có nhiều hệ điều hành? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Hỏi/ Thắc mắc Gặp lỗi khi khởi động Windows 10 trên máy có nhiều hệ điều hành?

Keegan

Gà con
Xin chào mọi người, mình vừa thay ổ DVD trên laptop thành SSD nên muốn vọc thử win 10. Tuy nhiên sau khi cài thì gặp lỗi này.
IMG_20200803_145816-compressed.jpg

Lúc khởi động nếu kịp vào F12 và chọn boot từ hard drive thì vô win 10 bình thường. (nếu chỉnh boot mặc định từ hard drive #1 thì vẫn xảy ra lỗi trên)
IMG_20200803_145828-compressed.jpg

Laptop hiện tại là Dell vostro 3550 (legacy, mbr) , có cài win 7 và 8.1 ở HDD, win 10 pro ở SSD. Chuyển default sang win 8.1 thì không có lỗi này. Đây là hình từ boot menu của mình.
IMG_20200803_152648-compressed.jpg

download (2).jpeg
Đã cài lại win/ sử dụng bootice nhưng vẫn không khắc phục được. Mình nghĩ đây là do máy mình không phân biệt được hdd và ssd nên gọi chung là hard drive trong menu boot(?)
Capture.PNG

Tóm tắt:
1. Khởi động > lỗi > F9 > chọn một window (7,8.1,10) > chọn win 10 lặp lại lỗi (nếu chọn win 7 và 8.1 thì không lỗi)
2. Khởi động > F12 > boot từ hard drives > vào win 10 bình thường.

Mong mọi người giúp đỡ. Các bạn cứ cho ý kiến, mình sẽ thử làm theo và báo kết quả.
 

Attachments

  • IMG_20200803_145816-compressed.jpg
    IMG_20200803_145816-compressed.jpg
    95.9 KB · Lượt xem: 8,377
Sửa lần cuối:

Giaolang

Búa Gỗ Đôi
Máy mình cũng bị vậy : Mình có 2 máy y hệt về cấu hình, cài Win8.1 trên HDD (cổng Sata1), Win 10 trên SSD (cổng Sata2) ở cả 2 máy luôn. Khi boot thì máy tự động boot vào Win8.1, còn nếu muốn chạy Win10 thì nhấn phím F12 khi khởi động rồi chọn. Máy chạy ổn định được 2 tuần thì xảy ra lỗi màn hình xanh trên Win10. Thật là khó hiểu.
P/S : 2 máy mình cài đặt HĐH chứ kg có Ghost và cả 2 máy đều dùng UEFI
 

Keegan

Gà con
Máy mình cũng bị vậy : Mình có 2 máy y hệt về cấu hình, cài Win8.1 trên HDD (cổng Sata1), Win 10 trên SSD (cổng Sata2) ở cả 2 máy luôn. Khi boot thì máy tự động boot vào Win8.1, còn nếu muốn chạy Win10 thì nhấn phím F12 khi khởi động rồi chọn. Máy chạy ổn định được 2 tuần thì xảy ra lỗi màn hình xanh trên Win10. Thật là khó hiểu.
P/S : 2 máy mình cài đặt HĐH chứ kg có Ghost và cả 2 máy đều dùng UEFI
Mình cũng đang nghĩ ra ý gì test đó để coi khi nào thì được
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ

Hình từ bootice cho thấy nó có hiện các ổ riêng biệt cho từng Win rồi vậy còn cái hình từ Disk Management nữa bạn, bạn cho xem luôn nhé. Bạn nói thay chổ DVD với ổ SSD này, có khi nào cái chổ DVD đó giờ là ổ SSD của bạn không? Tôi thấy ở cái hình từ BIOS, nó là 3rd Boot Priority, có phải vì tự mình thay đổi cấu trúc của máy nên nó không hiển thị đúng?
 

Keegan

Gà con
Hình từ bootice cho thấy nó có hiện các ổ riêng biệt cho từng Win rồi vậy còn cái hình từ Disk Management nữa bạn, bạn cho xem luôn nhé. Bạn nói thay chổ DVD với ổ SSD này, có khi nào cái chổ DVD đó giờ là ổ SSD của bạn không? Tôi thấy ở cái hình từ BIOS, nó là 3rd Boot Priority, có phải vì tự mình thay đổi cấu trúc của máy nên nó không hiển thị đúng?
Dạ đây bác
diskmanagement.png


Cháu có lần lượt thử về lại default thứ tự boot, cũng như chuyển eSATA/ CD-DVD drive lên đầu nhưng đều lỗi như thế. Có thể Legacy ko hỗ trợ priority cho hard disk nên xảy ra lỗi này. Hỏi nhà sx thì máy này không chuyển qua UEFI được.
Máy cháu muốn tháo ổ HDD ra chỉ có nước tháo bung máy. Nếu ko còn cách nào khác giờ nghỉ trưa cháu sẽ thử đổi chỗ 2 ổ HDD và SSD xem sao.
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Từ chiều hôm qua đến giờ bác đang thử cài trên máy ảo với hai ổ cứng và 2 bản Win LTSC thì rõ ràng gặp lỗi y như cái hình từ 1 của cháu, máy thật của bác chỉ có một ổ, cài thêm cả chục bản Win khác thì không có lỗi gì, còn bây giờ nếu mình có 2 ổ, mỗi ổ cài một Win thì boot vào lúc nào cái màn hình xanh cũng hiện ra trước, phải nhấn F9 hay nhấn ESC để vào Bios rồi chọn boot từ đó, rồi nó trở lại giao diện menu từ Bootice ( Từ bootice cũng đã setup đầy đủ cho từng ổ: Hd0, Hd1 với từng Win tương ứng nhưng vẫn bị lỗi ), phải nhấn tới nhấn lui một hồi mới boot vào được bản Win cài sau đó. Hôm qua thì bác cài thêm bản Win sau với cách mount ISO từ WinPE và chạy file Setup.exe. Giờ bác đang làm lại theo cách cài từ WinNTSetup xem nó có khá hơn không?

2020aadbf15a-2390-41a8-a8ae-5da3ec74478d.jpg


Sẽ báo kết quả sau nhe cháu.
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Đây là hình ảnh khi cài thêm một bản Win khác vào một ổ cứng khác, hiện tại tôi đang test với mode UEFI, máy ảo này đầu tiên tôi cài bản LTSC của một bạn, boot vào bình thường, chỉ đến khi tạo thêm một ổ cứng nữa và cài thêm một bản Win LTSC khác vào nữa thì nó mới hiện Blue screen error như sau:

Sau khi cài xong thì WinNTSetup, restart máy lại thì nó hiện như hình:

20201ac05cba-c630-4dcf-80b6-46f5cc8add9e.jpg


Lúc này tôi phải nhấn vào Esc để vào firmware và chọn như hình để có thể hoàn tất cài đặt bản Win:

2020b04b7bf7-6aa0-4595-b55c-2030d4350901.jpg


Chọn tiếp:

202018cefc26-dc7a-4ce7-9fc5-7317a8d26c44.jpg


2020c87c7769-a474-4fad-ae43-4a452f061aef.jpg


Cài đặt xong:

20203c67d1da-9a63-468c-8dfa-fe3ac3480c4c.jpg



Restart lai máy và lại gặp lỗi:

2020f904cf4b-1e6e-4d5e-8ada-d2b9796796e5.jpg



Nhấn Esc vào firmware và chọn từ đây:

20205549ade1-970f-4107-b5c9-6b14bec6a6dd.jpg


Lại hiện ra menu từ bootice:

2020d333a8fd-4461-4770-8b14-f40e5d7c3220.jpg



Chọn bản trên cùng tức là bản vừa mới cài thì tôi boot vào lại được:


20208db6b227-5129-4d8c-9f4f-4c7dd6ea60f8.jpg



2020cd203d56-6e6f-4574-bbb5-8b9b64a06170.jpg



Với bản cài đầu tiên, khi boot vào thì tôi cũng gặp blue screen, lúc này nhấn F9, chọn đúng bản đó là boot lên ngay, không phải như cái bản cài sau, phải đi vào firmware, bởi vì part EFI nằm ngay trên ổ dĩa này:


202020ac4dd8-b0fb-4eb6-902f-3af6917f5daf.jpg



20203be312bb-336f-4b4b-ab6b-2bd40260d1bb.jpg



20203be312bb-336f-4b4b-ab6b-2bd40260d1bb.jpg



Hình chi tiết từ Bootice và Disk Management :


2020efa25f0f-4ced-4539-926e-dc02119f5555.jpg




2020bc09825d-7cd9-4290-a3fb-80895678dcd6.jpg



20207d89b07f-0834-40e1-82c1-420324461f04.jpg



Từ cái hình ở Disk Management, tôi để một part unallocated cho Hd1, phòng hờ nếu có cần tạo thêm part EFI cho ổ dĩa này, nhưng giờ tôi thấy không cần vì nó vẫn boot lên được với điều kiện phải chọn nó từ Firmware hay BIOS của máy.

Nếu máy có 2 ổ, một ổ cài Win, một ổ chứa dữ liệu thì không bị error đâu các bạn, hôm qua tôi đã dùng 2 ổ, chỉ cài Win một ổ, ổ kia tôi chứa dữ liệu backup, không có vấn đề gì cả. Tôi cũng chờ xem kết quả từ cháu chủ topic, cháu nói sẽ hoán chuyển vị trí của cả 2 ổ xem sao.
 

Keegan

Gà con
Tình hình là cháu/mình lúc lắp vô bị sai cái gì í nên máy ko lên màn hình nữa nhưng vẫn sáng đèn keyboard và nghe tiếng quạt. Để sáng mai tháo ra lắp lại lần nữa :confused:
Giờ cháu/mình delete hết rồi lên win10 cũng được, nhưng không phải lúc nào cũng có cơ hội vọc vạch như thế này nên cứ thử nghiệm tiếp xem sao.
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Tình hình là cháu/mình lúc lắp vô bị sai cái gì í nên máy ko lên màn hình nữa nhưng vẫn sáng đèn keyboard và nghe tiếng quạt. Để sáng mai tháo ra lắp lại lần nữa :confused:
Giờ cháu/mình delete hết rồi lên win10 cũng được, nhưng không phải lúc nào cũng có cơ hội vọc vạch như thế này nên cứ thử nghiệm tiếp xem sao.


Báo tin buồn với cháu là bác mới thử lại trên máy laptop Legacy, kết quả lại khác cháu ơi! Bác cũng dùng máy ảo với 2 bản Win LTSC y như trên máy UEFI, bản đầu tiên là bản Ghost, chạy từ tools ghost của Win PE. Bản thứ hai cài với WinNTSetup từ WinPE, ý bác muốn làm như vậy cho nó dùng chung part boot của bản Win trước đó.

Tất cả đều boot lên OK, không bị lỗi như trên máy UEFI, cháu xem một số hình minh hoạ đây:

Cháu xem Disk 0 và Disk 1, đây là ổ MBR, không có part EFI như hình ở cmt phía trên cháu nhé. Vì bác chỉ cài có 1 Win trên Disk 0 nên folder Boot nó nằm luôn trong C:, nếu cài nhiều Win trong một ổ thì nó có part System Reserved như của cháu đó.

Hình từ bản ISO cài sau:

2020b6e0d35a-4778-47a5-9174-fd4158c121a5.png



2020e3cf87ff-de30-4e54-b786-57fc415ae3cf.png



202015772c5f-5ddb-4d2d-b30c-ba0b2c5fe45f.png



Restart máy như sau:

2020ee6d854c-2e34-4e88-a383-6dd931f46a31.png




Nó hiện tiếp giao diện này, không hề thấy blue screen:


20206ce41b76-000a-489b-9590-804cceee7f33.png



Chọn Windows 10 ở dưới là bản cài đầu tiên:


2020af899576-984a-4bd4-a9ad-8df19f9444df.png



Vậy máy của cháu dùng mode Legacy, nếu cháu có cài lại thì làm theo cách của bác, cài với WinNTSetup xem sao. Tools WinNTSetup có bản Portable, cháu có thể chạy nó từ Win 7 hay Win 8.1 rồi tìm tới file ISO và pv trên ổ SSD mà cài cũng được không cần phải vào WinPE.

Bản Portable WinNTSetup cháu có thể nhờ bác @@sec0 gửi cho cháu.

Bác cài trên máy ảo thì kết quả như vậy đó, không biết cài trên máy thật thì như thế nào vì bác không có máy thật với 2 ổ cứng gắn trong đó cháu, biết đâu nó cũng lỗi thì sao?
 

Keegan

Gà con
Cảm ơn mọi người đã chờ đợi, hổm mình tháo ra lắp lại ko kĩ nên làm hư dây nối, phải đặt mua dây khác.
cháu đã test thử.
TH1: SSD 2nd SATA slot (tháo HDD ra, chỉ để lại SSD)
Máy không nhận boot ( Reboot and Select proper Boot device...)
TH2: SSD 1st SATA slot (chuyển ổ SSD vào vị trí ổ HDD cũ)
Ngon lành, tất nhiên chỉ có win 10 vì win 7 và 8 cài trên HDD
TH3: SSD 1st slot, HDD 2nd slot
Khi khởi động vào thẳng win10, vào bootice kiểm tra cũng chỉ có win 10.
TH4: tương tự trường hợp 3, nhưng lần này cài bằng WinNTSetup như bác gợi ý (cảm ơn anh @sec0 gửi link)
Cũng chỉ có win 10
TH5: HDD 1st slot, SSD 2nd slot, cài bằng WinNTSetup
Máy nhận cả 3 OS ( win10,8,7)

Có lẽ máy cháu nó ko ưa việc thay thế DvD drive sang hard disk lắm :p
Lỗi cũng đã được fix xong, máy khởi động mất tầm 12s, nhanh vù vù. Cảm ơn mọi người đã theo dõi và hướng dẫn cho mình. Đặc biệt là bác @Hoang Duch2, cảm ơn bác nhiều lắm ạ ^^
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Cảm ơn mọi người đã chờ đợi, hổm mình tháo ra lắp lại ko kĩ nên làm hư dây nối, phải đặt mua dây khác.
cháu đã test thử.
TH1: SSD 2nd SATA slot (tháo HDD ra, chỉ để lại SSD)
Máy không nhận boot ( Reboot and Select proper Boot device...)
TH2: SSD 1st SATA slot (chuyển ổ SSD vào vị trí ổ HDD cũ)
Ngon lành, tất nhiên chỉ có win 10 vì win 7 và 8 cài trên HDD
TH3: SSD 1st slot, HDD 2nd slot
Khi khởi động vào thẳng win10, vào bootice kiểm tra cũng chỉ có win 10.
TH4: tương tự trường hợp 3, nhưng lần này cài bằng WinNTSetup như bác gợi ý (cảm ơn anh @sec0 gửi link)
Cũng chỉ có win 10
TH5: HDD 1st slot, SSD 2nd slot, cài bằng WinNTSetup
Máy nhận cả 3 OS ( win10,8,7)

Có lẽ máy cháu nó ko ưa việc thay thế DvD drive sang hard disk lắm :p
Lỗi cũng đã được fix xong, máy khởi động mất tầm 12s, nhanh vù vù. Cảm ơn mọi người đã theo dõi và hướng dẫn cho mình. Đặc biệt là bác @Hoang Duch2, cảm ơn bác nhiều lắm ạ ^^

Bác cũng cảm ơn cháu đã cho bác biết kết quả. Rất vui khi cháu đã thành công.:)
 


Top