Facebook là của riêng Zuckerberg

Administrator
Các cổ đông đã từng yêu cầu Zuckerberg phải từ chức chủ tịch Facebook? Không có cửa đó đâu. Không ai có thể lay chuyển quyền kiểm soát Facebook của Zuckerberg, trừ khi bị áp lực bởi các nhà quản lý.

fe43-iufmpmn3374471.jpg


Vào cuộc họp cổ đông thường niên năm 2020 của Facebook. Zuckerberg dẫn đầu một hội đồng quản trị gồm chín thành viên để đối mặt với các cổ đông trực tuyến, trả lời các câu hỏi của các nhà đầu tư về công việc quản trị của công ty, và thảo luận về các đề xuất của họ.

Có một số đề xuất khiến Zuckerberg bối rối, một trong số đó là yêu cầu ông từ chức chủ tịch. Yêu cầu này được đưa ra bởi một số nhà đầu tư và tổ chức có ảnh hưởng, bao gồm Quỹ đầu tư Trillium Asset Management với 2,8 tỷ đô la , Quỹ hưu trí thành phố New York, Illinois, Pennsylvania và bốn quan chức tài chính khác.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà đầu tư và tổ chức yêu cầu Zuckerberg từ chức. Trong những cuộc họp cổ đông suốt bốn năm qua, một số nhà đầu tư tổ chức đã không cho Zuckerberg gặp mặt trực tiếp, họ yêu cầu Zuckerberg từ chức và tổ chức lại hội đồng quản trị với lý do nhiều vụ bê bối quản trị doanh nghiệp. Trillium Asset Management là một trong những tổ chức tích cực nhất.

Facebook trong những năm gần đây có rất nhiều bê bối. Bảo vệ quyền riêng tư của người dùng không thuận lợi, bê bối liên quan đến các cuộc bầu cử chính trị Hoa Kỳ, thuê mướn đối thủ cạnh tranh, điều tra chống độc quyền, v.v. Mỗi khi Facebook có các bê bối tiêu cực, các nhà đầu tư và tổ chức lại buộc tội Zuckerberg. Tháng 4 /2020 , Facebook đạt được thỏa thuận với các cơ quan quản lý của nhà nước Hoa Kỳ. Họ phải trả tới 5 tỷ đô la tiền phạt với các yêu cầu về giải pháp quản lý vi phạm dữ liệu người dùng.

Ngoài việc kêu gọi Zuckerberg từ chức chủ tịch, các nhà đầu tư cũng yêu cầu Facebook tổ chức lại hội đồng quản trị và thông qua cơ cấu chủ tịch độc lập. Trillium nhấn mạnh vấn đề trong tài liệu đệ trình lên Ủy ban Chứng khoán Giao dịch Hoa Kỳ, thay vì yêu cầu Zuckerberg từ chức CEO, họ chỉ không muốn Zuckerberg tiếp tục là chủ tịch hội động quản trị, họ cũng không yêu cầu ông rời khỏi hội đồng quản trị.

Nếu Zuckerberg từ chức CEO, chắc chắn sẽ khiến giá cổ phiếu của Facebook giảm mạnh, điều đó cũng có nghĩa là giá trị cổ phần của các nhà đầu tư này sẽ bị giảm theo. Vậy tại sao họ chỉ muốn Zuckerberg từ chức chủ tịch? Điều họ thực sự muốn ở đây là tổ chức lại ban giám đốc, từ đó có thể giám sát, gây áp lực lên Zuckerberg nhằm Facebook tránh phải chịu những rắc rối với các quy định trong tương lai vì những vụ bê bối kinh doanh.

Việc bầu ra chủ tịch độc lập có thể làm giảm xung đột về lợi ích, giám sát hiệu quả Zuckerberg cũng như gây áp lực lên chiến lược quản trị doanh nghiệp của Facebook. Tại Mỹ năm nay là năm của cuộc tổng tuyển cử, Facebook gần như chắc chắn sẽ trở thành phương tiện cốt lõi trong cuộc đấu tranh chính trị và cuộc chiến dư luận, nhưng Zuckerberg không sẵn sàng từ bỏ quảng cáo chính trị.

Cựu giám đốc an ninh của Facebook Alex Stamos cho biết rằng Zuckerberg có quá nhiều quyền lực trong công ty , anh ta cần phải bị hạn chế. "Anh ấy nên thuê một CEO để xuất hiện đại diện trong và ngoài Facebook , văn hóa công ty phải thay đổi."

Nhưng tất cả những điều này là không thể làm gì Zuckerberg , chỉ đơn giản là anh ta không đồng ý. Hội đồng quản trị của Facebook, có chín ghế, năm thành viên đã được thay thế trong năm qua và hiện có bốn nữ giám đốc. Chính phủ California đã đưa ra một đạo luật vào năm ngoái yêu cầu hội đồng quản trị của các công ty đại chúng ở California phải có hai nữ giám đốc vào năm 2020. Với việc bổ sung ba nữ giám đốc trong năm qua, Facebook đã đáp ứng chuẩn chính trị của California.

Thành viên hội đồng gồm chín thành viên, trong đó Zuckerberg và COO Sandberg là giám đốc điều hành của công ty. Marc Andreessen và Peter Thiel là những nhà đầu tư , bốn người này là thành viên của hội đồng quản trị. Năm người khác chỉ mới tham gia trong năm qua.

Phó chủ tịch cấp cao của PayPal, ông Peggy Alford tham gia hội đồng quản trị của Facebook vào năm ngoái. Giám đốc điều hành Dropbox Andrew Houston, cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Robert Kimmit, cựu giám đốc McKinsey, bà Nancy Killefer, và Giám đốc tài chính của Estee Lauder Tracey Travis cũng mới đến tham gia Facebook vào tháng 3 .

75d2-iufmpmn3375091.jpg

Nhưng vào tháng 3 năm 2020, Kenneth Chenault, cựu chủ tịch American Express, thành viên hội đồng quản trị Facebook năm 2018, đột nhiên rời Facebook. Người ta nói rằng ông và một số giám đốc độc lập khác với Zuckerberg có sự khác biệt về quan điểm mang nội dung chính trị trên nền tảng Facebook. Ông sẽ chọn ra đi.

Các nhà đầu tư và tổ chức lo lắng rằng sau khi một số giám đốc độc lập rời đi, hội đồng quản trị của Facebook sẽ trở nên ít hữu ích hơn với họ . Hội động này sẽ trở thành nhóm bạn của Zuckerberg, hoặc là những nhà đầu tư mà anh ta có rất nhiều mối quan hệ cá nhân, thân thiết. Trong số đó có Alfonder trước đây là CEO của Zuckerberg và là vợ của ông.

Google, Microsoft, Apple, Oracle, Intel, Qualcomm và các đại gia công nghệ khác họ không có CEO kiêm đồng thời vị trí chủ tịch. Hiện giới đại gia công nghệ ở Mỹ chỉ có Amazon và Facebook, sáng lập Bezos cũng đóng vai trò CEO và chủ tịch.

Bất chấp các yêu cầu liên tục từ các nhà đầu tư và tổ chức, Facebook đã trực tiếp từ chối đề xuất này ( Họ trực tiếp nói rằng Zuckerberg không đồng ý). Facebook cho biết: "Hội đồng quản trị của chúng tôi tin rằng người sáng lập và kiểm soát cổ đông của công ty , Zuckerberg làm giám đốc điều hành và chủ tịch là mô hình lãnh đạo hiệu quả nhất. Hiện tại hội đồng quản trị của công ty hoạt động hiệu quả theo cấu trúc và cơ cấu hội đồng cung cấp sự giám sát và bảo vệ phù hợp . "

Năm ngoái, đề xuất của Trillium thậm chí còn được 68% cổ đông hạng A của Facebook ủng hộ, nhưng nó vẫn không xảy ra. Bởi vì Zuckerberg không đồng ý và không ai có thể ép buộc anh ta. Có tới 68% cổ đông loại A nhưng chỉ tương đương thậm chí ít hơn 20% quyền biểu quyết , nhưng riêng Zuckerberg có 60% quyền biểu quyết và có thể từ chối bỏ phiếu.

Người sáng lập, chủ tịch và giám đốc điều hành của Facebook , mạng xã hội khổng lồ này hoàn toàn gắn liền với cá nhân Zuckerberg và nắm chắc trong tay anh ta. Bất kỳ ý tưởng nào để thách thức sự kiểm soát của Zuckerberg, đều vô ích, bởi vì anh ta có quyền bỏ phiếu siêu hạng. Ngay cả khi ban giám đốc của Facebook phản đối ông, điều đó cũng không có ý nghĩa gì. Hơn nữa, hầu hết ban giám đốc là những người ủng hộ trung thành của ông.

Mặc dù Zuckerberg chỉ nắm giữ 20% cổ phần của Facebook, nhưng khả năng bỏ phiếu biểu quyết của anh cao tới 60%. Điều này là do anh ta nắm giữ 29,3% cổ phần loại A và 88,1% cổ phần loại B trên Facebook, trong khi số lượng nhỏ cổ phần loại B chỉ có 1 cổ phiếu gồm 10 phiếu. Nếu bạn thêm cổ phiếu do bạn bè của anh ta nắm giữ, toàn lực thực sự của Zuckerberg nắm tới hơn 70% quyền biểu quyết của Facebook.

Zuckerberg chắc chắn sẽ biết ơn bạn bè của anh ta , trong đó có Sean Parker, chủ tịch đầu tiên của Facebook. Parker đã trải qua trải nghiệm đau đớn khi bị công ty do anh đồng sáng lập đuổi . Parker bị buộc phải rời Facebook vì bị nghi ngờ tàng trữ cocain. Trong khi đang đi nghỉ ở Bắc Carolina, cảnh sát đã tìm thấy ma túy trong căn nhà nghỉ mà Parker đã thuê. Anh không bị buộc tội vì thiếu bằng chứng. Nhà đầu tư lớn nhất của Facebook, Jim Breyer của Accel Partners, đã thúc dục trục xuất Parker ra khỏi công ty. Parker đã giúp Zuckerberg nắm chắc quyền kiểm soát của công ty trong tay , Parker nhận được 7% cổ phần của Facebook sau khi công ty tiến hành hợp nhất .Trong hội đồng năm thành viên ban đầu, Zuckerberg và Parker chiếm hai ghế.

Trước khi Facebook công khai vào năm 2012, Zuckerberg đã thiết lập cấu trúc lớp AB và siêu quyền biểu quyết, tự cho mình có 60% quyền biểu quyết. Zuckerberg tuyên bố với các nhà đầu tư rất rõ ràng: cấu trúc công ty này là như thế này. Một mình tôi có tiếng nói cuối cùng, cho dù bạn có mua cổ phiếu hay không, có đầu tư hay không đó là việc riêng của bạn. Tất nhiên, những người đã mua cổ phiếu của Facebook vào thời điểm đó hiện kiếm được số lời ít nhất năm lần. Điều này chứng tỏ rằng họ cần Facebook chứ Facebook chưa chắc đã cần họ.

Kiểu cấu trúc công ty lớp AB và siêu bỏ phiếu này không phải là mới. Mô hình này có lịch sử lâu dài ở Hoa Kỳ. VD như mô hình của gia đình Murdoch, họ thậm chí còn nắm giữ tất cả các quyền biểu quyết của News Corporation. Ngày càng có nhiều công ty công nghệ đang thiết lập cấu trúc này để đảm bảo rằng những người sáng lập có thể kiểm soát công ty trong một thời gian dài và không bị buộc phải từ bỏ hoặc thậm chí bị đuổi vì các cổ đông và tổ chức.

Trên thực tế, cấu trúc cổ phiếu của công ty mẹ Google là Alphabet còn phức tạp hơn, với ba loại cổ phiếu ABC , trong đó cổ phiếu loại C còn không có quyền biểu quyết. Hai nhà sáng lập Google nắm giữ 51,2% quyền biểu quyết của Alphabet, cộng với lời nói của Schmidt, ba người có quyền bỏ phiếu hơn 60%. Điều này có nghĩa là họ có quyền phủ quyết, mọi điều chỉnh và thay đổi trong công ty cần phải được gật đầu đồng ý bởi những người này.

Tương tự, Liu Qiangdong nắm giữ 78,5% quyền biểu quyết của JD.com. Trừ khi anh muốn từ chức, không ai có thể để Liu Qiangdong ra đi. Hiện tại, khoảng 10% các công ty niêm yết của NASDAQ đều có cổ phiếu AB. Nhưng với công ty Tesla, Musk không có quyền biểu quyết siêu hạng. Vị thế của Mush hoàn toàn xuất phát từ ảnh hưởng của anh ta đối với công ty. Nếu một ngày nào đó Mush vướng phải vụ bê bối lớn , với 20% quyền biểu quyết rất khó để Musk giữ được vị trí an toàn tại công ty.

Tất nhiên các nhà đầu tư không hài lòng với cấu trúc AB vì mỗi khi đề xuất tổ chức lại ban giám đốc sẽ bị người sáng lập từ chối. Trong vài năm qua, tại Đại hội đồng cổ đông Alphabet gồm hai nhà đồng sáng lập như Zuckerberg, đã từ chối cách phân loại các cổ đông, đề nghị tái cơ cấu hội đồng quản trị.

Giám đốc Facebook và nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng Mark Anderson cũng là người đề xuất cấu trúc lớp AB. Theo quan điểm của ông, mặc dù không phải tất cả các nhà sáng lập đều có thể trở thành CEO giỏi tại Thung lũng Silicon. Hầu hết các công ty lớn đều được kiểm soát bởi những người sáng lập trong một thời gian dài. Apple trước đây từng phải trải qua thời gian khó khăn liên tục và thậm chí trên bờ vực phá sản, khi Steve Jobs trở về Apple mới lấy lại sức sống và leo lên đỉnh cao.

Thực tế cũng từng có sự ra đi của người sáng lập Uber, Travis Kalanick . Đây được xem như là hồi chuông cảnh báo cho những người sáng lập. Kalanick nắm giữ tới 40% quyền biểu quyết của Uber và từng kiểm soát hội đồng quản trị của Uber, nhưng Uber liên tục gặp phải các vụ bê bối . Các nhà đầu tư đã hợp tác cùng nhau buộc Kalanick phải nhượng bộ từng bước , xuống làm CEO, rồi rời khỏi ban giám đốc, và cuối cùng hoàn toàn bị loại ra ngoài.

Vào cuối năm ngoái, Kalanick đã thanh lý gần như toàn bộ số cổ phần Uber mà ông nắm giữ và rời khỏi ban giám đốc Uber, Trong khi Jobs thất bại trong một cuộc đấu tranh quyền lực với ban giám đốc vào năm 1984, Jobs rút khỏi Apple và sáng lập NeXT, một công ty phát triển nền tảng máy tính chuyên về giáo dục . Sau đó Apple mua lại NeXT vào năm 1996 đã đưa Steve Jobs trở lại công ty mà ông là đồng sáng lập. Jobs làm việc ở Apple trong vai trò tổng giám đốc điều hành từ năm 1997 cho đến năm 2011.

Trở lại câu chuyện về Facebook là của riêng Zuckerberg, với quyền siêu biểu quyết tới 60% thậm chí Zuckerberg có thể huy động tới 70% quyền biểu quyết . Không ai có thể khiến Zuckerberg từ chức chủ tịch hội đồng quản trị và CEO của Facebook cả.
 
Trả lời

meebo

Rìu Vàng Đôi
Nói theo cách chợ búa là: Tôi là Zuck, tôi mở cửa để các anh đầu tư để tôi xây tổ rồi bây giờ các anh muốn chiếm tổ của tôi à? {lmao}
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Zuckerberg gần như có quyền tiếng nói, quyền lực tuyệt đối khi sở hữu rất nhiều cổ phiếu Facebook loại A (1 cổ phiếu, 1 lá phiếu) lẫn loại B (1 cổ phiếu, 10 lá phiếu). Cổ phiếu loại B không được liệt kê mua bán trên thị trường chứng khoán. Hầu như tất cả cổ phiếu loại B đều do người sáng lập và "insiders" (cộng sự viên ban đầu khi công ty bắt đầu gây quĩ, bằng cách rao bán cổ phần trên thị trường chứng khoán.) Cấu trúc 2 loại cổ phần A và B có nhiều ủng hộ cũng như chống đối. Những người chống đối viện lẽ không công bằng khi đại đa số dân đầu tư loại A không có tiếng nói nhiều như người loại B. Phe ủng hộ viện lẽ người sáng lập và insiders cần có tiếng nói nhiều trong việc sở hữu loại B vì lợi ích trường kỳ của công ty nhiều lãnh vực.
Ngoài ra việc một người vừa làm CEO, vừa làm chủ tịch ban quản trị có phần hơi nghịch lý, mặc dầu không hẳn là có hại cho công ty.
CEO là người đứng đầu điều hành công ty. Chủ tịch ban quản trị là người đứng đầu trong ban kiểm soát, để mắt trông chừng CEO. Khi một người vừa làm CEO, vừa làm Chủ Tịch ban quản trị, người đó tự kiểm soát mình. Và khi tự kiểm soát mình thì rất dễ trở thành độc đoán.
Cho tới bây giờ, và có lẽ lâu dài về sau, Zuckerberg không muốn buông bỏ 2 chức vị ấy. Bill Gates cũng đã từng kiêm nhận 2 chức vụ ấy từ ngày thành lập Microsoft cho tới năm 2014, khi ông từ chức chủ tịch ban quản trị, dành thời gian nhiều cho hội từ thiện của vợ chồng ông.
 

royalcruiser2

Búa Đá Đôi
Mất bao công gây dựng, giờ chúng nó muốn đuổi cổ mình ra. Còn lâu nhé, Zuc said