Facebook gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe chúng ta? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Facebook gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe chúng ta?

Bạn có nghiện Facebook

  • Bình chọn: 2 66.7%
  • Không

    Bình chọn: 1 33.3%

  • Tổng số lượt bình chọn
    3

Business

Rìu Bạc Đôi
Có thể bạn đã biết, và các nhà nghiên cứu cũng đã xác nhận, đó chắc chắc không phải là thói quen tốt đối với tâm lý đám đông của chúng ta. Viện Nhi khoa Mỹ đã từng cảnh báo về những tác động tiêu cực của mạng xã hội lên trẻ nhỏ và lứa tuổi teen, bao gồm các hành vi cyber-bully (bắt nạt qua mạng) và "trầm cảm Facebook". Nhưng nhiều thế hệ người trưởng thành có lẽ cũng gặp phải những nguy cơ như vậy.

nghien-facebook.jpg

Các nghiên cứu đã cho thấy mạng xã hội thực ra không tốt cho sức khoẻ tâm thần của chúng ta, và đôi lúc nó còn gây khá nhiều tác hại nữa.

Facebook và mạng xã hội gây nghiện mạnh
Các chuyên gia vẫn chưa hoàn toàn đồng tình về việc liệu chứng nghiện Internet có phải là một thứ có thật hay không, chứ chưa nói đến chứng nghiện mạng xã hội. Nhưng có một vài chứng cứ cho thấy cả hai thứ trên đều tồn tại. Một nghiên cứu đánh giá thực hiện bởi Đại học Nottingham Trent đã nhìn lại một nghiên cứu trước đây về các đặc tính tâm lý học, nhân cách và việc sử dụng mạng xã hội.

Các tác giả kết luận rằng "nếu nói rằng có hội chứng 'Rối loạn nghiện Facebook' thì cũng hợp lý... bởi những người sử dụng mạng xã hội quá nhiều thường có các biểu hiện phù hợp với các tiêu chí định nghĩa việc 'nghiện', như lơ là cuộc sống cá nhân, lo lắng về mặt tâm thần, muốn trốn thoát, có những trải nghiệm thay đổi tâm trạng, tỏ ra khoan dung và muốn che giấu các hành vi nghiện" (Họ còn phát hiện ra động lực khiến người ta dùng mạng xã hội quá nhiều còn khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm tính cách - người hướng nội và người hướng ngoại sử dụng mạng xã hội vì những lý do khác nhau, người có xu hướng tự yêu bản thân cũng vậy).

Và các nghiên cứu đã xác nhận người ta thường có xu hướng trải qua một quá trình gọi là "rút lui": một nghiên cứu vài năm trước của Đại học Swansea cho thấy nhiều người đã gặp phải những triệu chứng tâm lý của việc "rút lui" khi họ ngừng sử dụng mạng xã hội (và cả ngừng sử dụng Internet nữa). Nghiên cứu tiếp theo tiếp tục cho thấy khi người ta ngừng sử dụng, họ còn gặp phải những hiệu ứng sinh lý nhỏ như dễ nhận thấy.

Tác giả nghiên cứu, Phil Reed, cho biết: "Chúng tôi đã biết từ lâu rằng những người quá lệ thuộc vào các thiết bị kỹ thuật số sẽ rơi vào tình trạng lo lắng khi ngừng sử dụng chúng, nhưng nay chúng tôi có thể thấy rằng những hiệu ứng tâm lý kia còn đi kèm với những thay đổi sinh lý thực sự". Liệu điều này có đúng với việc sử dụng mạng xã hội hay không vẫn chưa rõ ràng, nhưng nhiều bằng chứng riêng rẽ cho thấy có lẽ là đúng.

Mạng xã hội làm gia tăng buồn bã, giảm hạnh phúc
Chúng ta càng dùng mạng xã hội nhiều, chúng ta càng ít hạnh phúc. Một nghiên cứu được thực hiện vài năm trước phát hiện ra rằng sử dụng Facebook có mối liên hệ với việc con người có ít khoảnh khắc hạnh phúc và ít hài lòng với cuộc sống hơn - trong một ngày, bạn sử dụng Facebook càng nhiều, hai yếu tố vừa nêu sẽ càng giảm đi.

Các tác giả nhận định nguyên nhân của điều này có lẽ là do Facebook làm khơi gợi nhận thức biệt lập xã hội theo một cách không giống với những hoạt động cũng được chúng ta thực hiện một mình khác. "Nhìn qua thì, Facebook mang lại một nguồn tài nguyên vô giá để thoả mãn những nhu cầu bằng cách cho phép mọi người kết nối tức thì. Thay vì làm tăng hạnh phúc, như việc thường xuyên tương tác với các mạng xã hội thiên về "ngoại tuyến" vẫn làm, thì tương tác với Facebook lại mang đến kết quả ngược lại cho những người trưởng thành trẻ tuổi - nói không ngoa, Facebook có thể phá hoại hạnh phúc".

Trên thực tế, một nghiên cứu khác phát hiện ra rằng sử dụng mạng xã hội có mối liên hệ đến việc con người cảm thấy càng cô lập với xã hội hơn. Nhóm nghiên cứu đã xét mức độ sử dụng 11 trang mạng xã hội của mọi người, bao gồm Facebook, Twitter, Google+, YouTube, LinkedIn, Instagram, Pinterest, Tumblr, Vine, Snapchat và Reddit, và từ đó tìm mối tương quan với cảm giác bị cô lập với xã hội của họ. Không hề ngạc nhiên, hóa ra con người càng dành nhiều thời gian vào các trang đó, họ càng cảm thấy bản thân bị cô lập với xã hội. Và cảm giác bị cô lập với xã hội là một trong những điều tệ nhất đối với chúng ta, cả về tinh thần lẫn thể chất.

So sánh cuộc sống của chúng ta với người khác là hành vi không tốt cho sức khỏe tâm thần
Một phần trong số các lý do Facebook khiến người ta cảm thấy bị cô lập về mặt xã hội (dù có lẽ họ không thực sự như vậy) là bởi yếu tố "so sánh". Chúng ta rơi vào cái bẫy tự so sánh bản thân mình với người khác khi lướt Facebook, và đưa ra những đánh giá chúng ta so với họ như thế nào. Một nghiên cứu về việc chúng ta so sánh mình với các bài đăng khác, theo hướng "lên" hoặc "xuống" - tức cảm giác chúng ta tốt hơn hay tệ hơn bạn bè mình - cho thấy cả hai loại so sánh đều khiến người ta cảm thấy tệ hơn, một kết quả rất ngạc nhiên khi mà ngoài đời thực, chỉ có so sánh theo hướng "lên" (cảm thấy người khác có gì đó tốt hơn bạn) mới khiến người ta cảm thấy tệ. Nhưng trong thế giới của mạng xã hội, có vẻ như bất kỳ loại so sánh nào cũng có liên hệ với các triệu chứng trầm cảm.

Điều đó có thể dẫn đến sự ganh tị - dẫn chúng ta vào một vòng luẩn quẩn
Không hề lạ khi yếu tố "so sánh" nói trên dẫn đến sự ganh tỵ. Hầu hết mọi người sẽ thừa nhận rằng việc xem hình ảnh về những chuyến đi chơi đầy thú vị hay những đứa nhóc ngoan ngoãn của người khác là rất dễ gây đố kỵ. Các nghiên cứu đã cho thấy sử dụng mạng xã hội có thể kích thích cảm giác ganh tỵ. Cụ thể, "những việc gây đố kỵ diễn ra rất nhiều trên Facebook, cho thấy bằng chứng Facebook là nơi sinh sôi nảy nở của những cảm giác không mấy tốt đẹp". Các nhà nghiên cứu nói thêm rằng cảm giác đó có thể trở thành một vòng luẩn quẩn: cảm giác ganh tỵ có thể khiến một người muốn biến cuộc đời của chính họ tốt hơn, và đăng tải các bài viết gây đố kỵ của chính họ, vô tình tạo ra vòng lặp vô tận của việc đăng bài - cảm thấy ganh tỵ.

Một nghiên cứu khác tập trung vào sự kết nối giữa đố kỵ và trầm cảm trong khi dùng Facebook, và phát hiện ra rằng sự đố kỵ là cầu nối giữa Facebook và tình trạng trầm cảm. Khi sự đố kỵ được kiểm soát, Facebook ít gây trầm cảm hơn. Do đó có lẽ sự đố kỵ chính là nguyên nhân chính trong mối quan hệ Facebook - tình trạng trầm cảm.

Chúng ta chìm trong ảo tưởng nghĩ rằng mạng xã hội giúp được mình
Một phần trong vòng lặp không lành mạnh kia là chúng ta luôn tìm về với mạng xã hội, dù nó khiến chúng ta cảm thấy không tốt. Nguyên nhân có lẽ là bởi một khái niệm gọi là "lỗi dự báo": như thuốc phiện, chúng ta nghĩ tìm cách giải quyết vấn đề sẽ có ích, nhưng nó thực ra khiến chúng ta cảm thấy tệ hơn, xuất phát từ một lỗi trong khả năng dự báo phản ứng của chính chúng ta.

Một nghiên cứu tập trung việc người ta cảm thấy thế nào sau khi dùng Facebook và họ nghĩ mình sẽ cảm thấy thế nào nếu dùng Facebook. Như các nghiên cứu khác, những người tham gia hầu hết luôn cảm thấy tệ hơn sau khi dùng mạng xã hội này, so với những người tham gia các hoạt động khác. Nhưng một thử nghiệm tiếp sau cho thấy người ta nhìn chung tin rằng họ cảm thấy tốt hơn sau khi dùng Facebook, không phải tệ hơn. Tất nhiên, đây không phải là một trường hợp điển hình, mà có vẻ giống như một mô hình trong các loại nghiện khác.

Nhiều bạn trên mạng xã hội không có nghĩa bạn có quan hệ xã hội tốt
Vài năm trước, một nghiên cứu phát hiện ra rằng có nhiều bạn hơn trên mạng xã hội không nhất thiết có nghĩa bạn có một cuộc sống xã hội tốt hơn - có một lượng bạn bè nhất định mà bộ não của chúng ta có thể xử lý được, và nó đòi hỏi tương tác xã hội thực thụ (không phải ảo) để có thể duy trì những tình bạn đó. Do đó, không có chuyện bạn giao thiệp nhiều trên Facebook tức bạn có quan hệ xã hội tốt ngoài đời thực.

Bởi sự cô đơn có liên quan đến vô số các vấn đề sức khỏe và sức khỏe tâm thần (bao gồm cả...chết sớm), quan trọng là bạn phải có được sự hỗ trợ của bạn bè từ thế giới bên ngoài. Thời gian dành cho bạn bè ảo không mang lại hiệu ứng trị liệu như thời gian dành cho bạn bè thật.

Tất cả những điều trên không có ý nói mạng xã hội không có lợi ích gì - hiển nhiên, nó giúp chúng ta kết nối cùng nhau từ những khoảng cách rất xa, và giúp chúng ta tìm kiếm những người đã "mất dấu" nhiều năm. Nhưng lướt mạng xã hội khi bạn có chút thời gian rảnh, hay tệ hơn là cần điều gì đó để khích lệ tinh thần, là một ý tưởng rất tệ. Và các nghiên cứu đã cho thấy tạm ngừng dùng Facebook có thể giúp tăng cường sức khỏe tâm thần. Nếu bạn dũng cảm, hãy thử ngừng một thời gian và xem tình hình ra sao. Và nếu bạn quyết định tiếp tục dùng Facebook, thì ít nhất cũng nên dùng có giờ giấc.
Triệu chứng nghiện Facebook như thế nào?

Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Dũng, Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu về các mạng xã hội ảnh hưởng vào cuộc sống nhưng ở Thái Lan họ nghiên cứu nhiều. Tại Thái Lan việc sử dụng điện thoại di động tràn ngập, phổ cập hơn.

Ứng dụng họ dùng nhiều là Line, một trong những ứng dụng mạng xã hội, và việc này nó như ảnh hưởng của các mạng khác vì các thông tin mở. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng mạng với các thông tin mở tác hại như truyền thông Internet, không có định hướng lâu dần nó sẽ có những lệch lạc vì một cái ảnh hay một tin đồn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cộng đồng. Với sự lan truyền của cộng đồng mạng đủ sức gây hệ lụy về tinh thần, ảnh hưởng âm lý cho đối tượng cả trong cuộc và ngoài cuộc.

Ở Việt Nam các nghiên cứu về mạng xã hội mọi người mới chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của nó ở phân độ giáo dục. Với việc sử dụng mạng xã hội thời gian dài nó dẫn đến các hành vi xao lãng học tập, xa lánh bạn bè chứ chưa có nghiên cứu về tác hại đến tâm lý, trầm cảm.

"Tuy nhiên, thực tế hiện nay rõ ràng bên cạnh áp lực học hành thì người ta đang bị áp lực liên quan đến mạng xã hội", bác sĩ Dũng cho biết.

Rất nhiều người đã gọi điện tư vấn các bác sĩ với các triệu chứng đau đầu, mất ngủ kéo dài 3 ngày đến một tuần. Triệu chứng này có thể dẫn đến rối loạn tâm thần, rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần và rất nhiều người họ thừa nhận, mất ngủ và có thể suy sụp chỉ vì một bình luận trên Facebook.

Để khẳng định Facebook có thể gây rối loạn tâm thần hay không cần kiểm tra và chẩn đoán nghiện.

Bác sĩ Dũng cho biết có những người liên tục uup ảnh từ nhà vệ sinh đến vườn hoa công cộng, có những người họ không thể tập trung làm việc và mất cả buổi sáng vào Facebook, họ cảm giác bứt rứt khó chịu khi mất mạng hay để quên điện thoại ở nhà thì đó là chứng nghiện Facebook. Thời gian một ngày họ sử dụng Facebook từ 2 tiếng trở lên điều đó cảnh báo nguy cơ họ bị nghiện rất cao.

Nghiện Facebook trong thời gian dài gây ra các hệ lụy, họ đắm chìm trong mạng xã hội này họ quên đi các mối quan hệ giao tiếp xã hội, mất ăn, mất ngủ nên cơ thể hay bị ốm, hệ miễn dịch không được tốt.

Khi quá đắm chìm trong cái đó họ cảm thấy lo sợ khi một tin của mình không được like, ảnh của mình không được chú ý dẫn đến cảm giác bi quan chán nản hay những câu bình luận ác ý trên mạng có thể khiến họ không muốn ăn uống, làm đẹp, làm việc.

Có những người họ rất quan tâm đến lượt like và bình luận trên mạng nên họ đau đáu làm thế nào để có thể được mọi người chú ý, mọi người like với những triệu chứng đó bác sĩ Dũng cảnh báo họ đã nghiện Facebook.

Theo Forbes và nhiều nguồn tham khảo trên internet
 

BlogExcel

Búa Gỗ
Đúng là bị nghiện, nhưng mà chẳng phải lên Newfeed hằng ngày, mà hay mò vào hội nhóm xem bài viết hoặc giải đáp thắc mắc nhiều hơn...
Nhưng nói gì thì nói chứ đang muốn cai Facebook
 

tampm

Búa Gỗ
Đúng là bị nghiện, nhưng mà chẳng phải lên Newfeed hằng ngày, mà hay mò vào hội nhóm xem bài viết hoặc giải đáp thắc mắc nhiều hơn...
Nhưng nói gì thì nói chứ đang muốn cai Facebook
Bác phải thử cái gì đó nghiện hơn thì mới cai được Facebook {big_smile}
VD: Po..HUB {EMO_024}
 

Cloud

Administrator
Như một thói quen chứ không có nghiện, cũng như việc vào VN-Zoom mỗi ngày! Làm gì nghiện {canny}
 

kingofsunzz

Búa Đá
nghiện thì nghiện, nhưng nghiện 1 cách lành mạnh :)
 

Teplice

Offline
Thành viên BQT
Dạo này ít comment, like hơn, có lúc tạm ngừng hoạt động trong 6 tháng, nhưng vì lý do phải gọi điện qua messenger nên phải bật {burn_joss_stick}
 

Yuushou

Búa Gỗ Đôi
ko nghiệm, nhưng vẫn phải có 1 cái vì cái nọ cái kia cần thôi, thỉnh thoảng lên tìm kiếm thông tin vặt xem xã hội giờ ntn.
 


Top