Danh sách 11 thần đồng nhỏ tuổi trên thế giới | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Danh sách 11 thần đồng nhỏ tuổi trên thế giới

vanchinhdn215

Búa Gỗ
Có thể nói chương trình học phổ thông càng ngày càng khó hơn. Nhưng một số trẻ em lại là ngoại lệ, nhiều lúc có cảm tưởng như kỹ năng, kiến thức có thể được truyền từ kiếp trước, chứ không lẽ nào một cô cậu trẻ thế mà…. Chương trình cơ bản không làm chúng hứng thú, bởi họ thông minh hơn bạn bè và thậm chí hơn người lớn rất nhiều! Chúng là những thần đồng, chúng là nhân vật của các sách và bài báo, các cuộc phỏng vấn. Chúng có thể sẽ thay đổi cả thề giới! Trong bài này liệt kê 11 thần đồng nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay, chúng không chỉ khiến cả thế giới ngạc nhiên, mà còn đạt những THÀNH CÔNG nhất định trong nhiều lĩnh vực. Hãy tiếp tục theo dõi bước đường đời của các thần đồng nhé!
1. Mikaela Fudolig

Fudolig-4-1000x600.png


Mikaela Irene Fudolig lúc 11 tuổi đã trở thành sinh viên của Đại học Philippines. Năm 16 tuổi cô gái đã tốt nghiệp bằng xuất sắc và trở thành cử nhận khoa học vật lý. Vì những thành công trong học tập đặc biệt, lãnh đạo trường đại học đã chọn Mikaela để phát biểu lời chia tay của sinh viên tốt nghiệp. Hiện tại cô gái là giáo sư tại trường đại học đó. Lĩnh vực của cô là vật lý kinh tế, tức là mô hình toán học của hành vi trong các hệ thống và hệ thống sinh học.

2. Akrit Jaswal thần đồng y học nhỏ tuổi nhất
1_Custom.jpg




Akrit Jaswal là cậu bé từ Ấn Độ, được coi là thần đồng thông minh nhất Ấn Độ. Lần đầu cậu gây sự chú ý vào năm 2000 (lúc đó cậu mới 7 tuổi). Hàng xóm 8 tuổi của cậu bị bỏng tay đến mức không thể xòe bàn tay ra. Akrit chưa qua trường lớp y tế nào nhưng đã làm «phẫu thuật» và sau đó tay của cô hàng xóm đã trở lại bình thường. Sự việc này không phải ngẫu nhiên, vì cậu bé từ lúc nhỏ đã đặc biệt quan tâm đến y tế. 12 tuổi Akrit đã đỗ trường đại học y, và 17 tuổi đã trở thành thạc sĩ Hóa học ứng dụng.
Trong các cuộc phỏng vấn, cậu bé kể về niềm đam mê với ý học của mình. Từ 4 tuổi Akrit đã bắt đầu đọc sách về giải phẫu và hóa học. Niềm đam mê lúc nhỏ đã trở thành nghề nghiệp chính thức và giờ Akrit đang nghiên cứu về thuốc chống ung thư.


3. Taylor Wilson


6-1-2006-13.jpg


Taylor Ramon Wilson (Mỹ, 1994) đã nổi tiếng sau khi lúc 14 tuổi phát minh ra thiết bị phản ứng nhiệt hạch - fusor. 4 năm trước đó thì cậu ta thiết kế được quả bom nguyên tử. Năm 2011 nhà khoa học trẻ nhận được giải vì phát minh máy dò bức xạ chuyển tiếp từ công ty Intel tại Hội chợ khoa học và công nghệ quốc tế. Năm 2013 Taylor tham gia diễn đàn TED-2013 và trong bài phát biểu cậu nói về ý tưởng về lò phản ứng phân hạch hạt nhân tự trị. Từ khi còn nhỏ Taylor đã phát minh lò phản ứng hạt nhân nhỏ gọn có khả năng tạo ra 50 MW điện. Và chỉ cần tiếp nhiên liệu cho lò phản ứng kỳ diệu này 30 năm một lần.



4. Cameron Thompson

toan2.jpg



Cameron Thompson đến từ Bắc Wales đã cho thấy khả năng toán học từ khi còn nhỏ. Cậu là một trong những thiên tài toán học giỏi nhất trên thế giới. Lúc 4 tuổi cậu đã sửa lại thầy giáo khi thầy giáo nói số 0 là số nhỏ nhất. Cậu bé nhắc thầy giáo là còn có số âm! Lúc 11 tuổi Cameron đã tốt nghiệp Đại học Mở của Anh. Cùng năm đó, khi hoàn thành kì thi tốt nghiệp về toán học, kênh truyền hình nổi tiếng ВВС đã làm phóng sự về cậu ta. Đặc biệt, Cameron mắc bệnh Asperger (một dạng tự kỷ, kỹ năng giao tiếp rất yếu) nhưng điều đó không ảnh hưởng đến khả năng toán học của cậu ta.



5. Jacob Barnett
photo-1-1490671304831.jpg


Một nhà toán học thiên tài khác là Jacob Barnett – cậu bé đến từ Mỹ. Đặc biệt lúc 2 tuổi cậu bị chẩn đoán là bị tự kỉ nặng. Theo các bác sĩ, với bệnh như thế thì chắc cậu bé sẽ không thể nào nói, đọc hay làm những hành động như người bình thường. Nhưng chỉ sau 1 năm, Jacob không chỉ biết nói mà còn có thể đọc thuộc bảng chữ cái cả xuôi cả ngược. Lúc 3 tuổi Jacob đi tham quan cung thiên văn – và đã trả lời được câu hỏi của người dẫn tại sao các vệ tinh của Sao Hỏa có hình dáng kì lạ như vậy. Ai muốn thử tài với cậu bé, xin mời:



Lúc 10 tuổi Jacon đã đỗ Đại học Indiana. Trong quá trình làm luận án tiến sĩ, cậu bé nói rằng mình sẽ sớm có thể bác bỏ thuyết tương đối của Einstein. Cậu thậm chí còn tạo ra một phiên bản mở rộng của lý thuyết này, điều này đã gây ra sự quan tâm lớn của các nhà khoa học tại Đại học Princeton. Jacob hiện đang chuẩn bị một luận văn về vật lý lượng tử. Trong bài phát biểu tại TED, Jacob đã đề xuất công thức của riêng mình để thành công: «Hãy ngừng học, hãy bắt đầu NGHĨ! Để trở nên thành công, bạn cần nhìn nhận thế giới bằng một cách không giống ai, có suy nghĩ độc lập, phê phán các kiến thức mà người khác đang cố nhồi vào đầu bạn».

(Vì sao các trẻ tự kỷ sau này lớn lên có một số sẽ có khả năng đặc biệt, nhất là trong khoa học tự nhiên sẽ xin trình bày ở status khác – nhưng phụ huynh của các bé tự kỷ nên biết và hy vọng ở điều thân kỳ đó. Nhiều nhà khoa học từng bị tự kỷ coi họ là “ở một mức độ tiến hóa cao hơn” so với người bình thường chúng ta…)


6. March Tian Boedihardjo
tgersfgf-1486523497817.jpg


Cậu bé Trung Quốc sinh ra ở Hồng Kông năm 1998 là sinh viên trẻ tuổi nhất đỗ Đại học Hồng Kông – lúc đó cậu ta mới 9 tuổi. March học theo chương trình đặc biệt, chú trọng vào toán học và thống kê.
Hiện tại, Mark có bằng tốt nghiệp cử nhân khoa học toán học và bằng tốt nghiệp thạc sĩ triết học toán học (đặc biệt là cậu ta tốt nghiệp sớm hơn 1 năm so với chương trình). Hiện cậu ta cũng đang chuẩn bị nhận bằng tiến sĩ toán học tại Mỹ.

Người ta hay so sánh cậu với Terence Tao – nhà toán học xuất sắc nhất đương thời và là người có IQ cao nhất.


7. Priyanshi Somani
Article-Body-33_5f5b5d271612c.jpg

Cô bé Priyanshi Somani đến từ Ấn Độ có khả năng tính nhẩm nhanh các bài toán khó. Lúc 11 tuổi, cô bé đã vô địch giải tính nhẩm quốc tế «Mental Calculation World Cup», khi tính được cặn bậc hai từ 10 số có 6 chữ số trong 6 phút 51 giây. Kết quả đó đã vượt qua 36 đối thủ từ 16 quốc gia. Trong khi đó, Priyanshi là người duy nhất trong lịch sử giải đấu tính không bị sai lần nào.

Ngoài ra, năm 2012 cô bé đã đạt kỉ lục thế giới về tính nhẩm căn bậc hai, sau khi trong 2 phút 43 giây đã tính được căn bậc hai từ 10 số có 6 chữ số! Nay cô là assistant professor ở Stanford.

8. Ethan Bortnik
ethan-bortnick-54936.jpg

Nhạc sĩ trẻ Itan Bortnik được đưa vào Kỷ lục Guinness thế giới, với tư cách là là nghệ sĩ độc tấu trẻ nhất thế giới. Cậu ta không chỉ hát mà còn sáng tác và đóng phim. Năm 3 tuổi Itan đã chơi đàn harpsichord, và 5 tuổi bất đầu sáng tác nhạc.
Sự ra mắt của Ethan Bortnik diễn ra vào năm 2007. Hiện tại cậu bé thường xuyên tổ chức các buổi hòa nhạc của riêng mình. Tại Las Vegas, Itan nổi tiếng là người đầu tiên là ca sĩ chính tại buổi ca nhạc (lúc đó cậu 10 tuổi) từng hát tại Las Vegas.
[/URL]


9. Tanishq Mathew Abraham
tanishq-2.jpg


Tanishq Mathew Abraham (Mỹ gốc Ấn Độ) lúc 4 tuổi tham gia Mensa và là một trong những thành viên trẻ tuổi nhất (Mensa là tổ chức nổi tiếng và lớn nhất dành cho những người có IQ cao). Cậu bé đã đạt được điểm cao (99,9%) khi làm bài thi đầu vào. Lúc 4 tháng tuổi cậu bé đã có thể xem sách và trả lời các câu hỏi về nội dung.
Lúc 6 tuổi Tanishq hoàn thành năm khóa học của một chương trình đặc biệt dành cho thanh niên có năng khiếu tại Đại học Stanford chỉ trong 6 tháng (chương trình dành cho 5 năm học). Thiên tài trẻ này thường xuyên viết bài trên trang web của NASA.
(https://www.thebetterindia.com/.../10-things-you-should.../

10. Akim Camara
akim-camara.jpg


Akim Camara – cậu bé da đen ở Berlin (cha Nigeria còn mẹ Đức) làm cả thế giới ngạc nhiên vì khả năng âm nhạc của mình. Cậu bé bắt đầu chơi violin từ năm 2 tuổi rưỡi. Akim có một khả năng đặc biệt là chơi nhạc mà cậu ấy đã từng nghe từ rất lâu (khi còn là trẻ sơ sinh). Giáo viên ngay lập tức để ý đến cậu bé vì khả năng nghe nhạc đáng kinh ngạc và bắt đầu dạy cậu ấy 2 lần một tuần. Nhờ vào khả năng đặc biệt của mình, Akim đã học chơi violin chỉ trong sáu tháng, và khi lên 3, cậu đã biểu diễn violin trong buổi hòa nhạc Giáng sinh. Bạn có thể xem buổi biểu diễn trong video sau:
[/URL]
Nhạc trưởng Andre Rieu đỡ đầu, thậm chí sau đó đã đưa Akim về khu vực riêng của mình, trả tiền cho các bài học âm nhạc của mình trên cả violin và piano và hướng dẫn cho cậu bé (cả âm nhạc lẫn điều khác) để Akim sẽ trở thành “một nhân tài tốt” và không biến em thành “thần đồng không thể chịu đựng nổi” sức ép của báo chí là một khả năng mà không có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của Akim. Cậu chơi khi đã 11 tuổi (năm 2012):
[/URL]
Giới âm nhạc vẫn còn tranh cãi, Andre Rieu sẽ biến cậu thành cây violin số một thế giới hay làm uổng phí mất tài năng thiên bẩm này… Thời gian sẽ trả lời!

11. Rajan Hariharan Lyndian Nadhaswaram:
11-11.jpg

Cậu bé Ấn Độ “thần kỳ” (gốc Tamil) này bắt đầu chơi trống từ 2 tuổi, sau đó học chơi rất nhiều nhạc cụ. Với piano cậu thích nhất Chopin, bởi vì nhạc của ông rất có tâm hồn, cậu kể như vậy! Phóng tác:
7 tuổi thì quá “chuyên nghiệp” rồi:
[/URL]
13 tuổi cậu đoạt giải cuộc thi “World best” của đài Mỹ CBS dành cho piano với giá trị 1 triệu USD.
[/URL]
Có lẽ quan trọng hơn 1 triệu đô là việc cậu vẫn giữ được y nguyên nụ cười sáng loáng từ ngày thơ bé, điều rất khó đối với mọi thiên tài!
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Michael Kearney
* Ra trường trung học lúc 6 tuổi
* Ra trường đại học (ngành 2 năm) lúc 8 tuổi
* Ra trường đại học (ngành 4 năm) lúc 10 tuổi
* Đỗ cao học ngành hóa học năm 14 tuổi
* Đỗ cao học ngành Khoa Học Vi Tính (Computer Science) nàm 18 tuổi
* Đỗ tiến sĩ hóa học năm 22 tuổi


Có 2 loại người tài giỏi

- Loại thần đồng: Làm được những gì thật phi thường từ lúc còn nhỏ. Nếu họ học gì, họ học rất nhanh và đốt giai đoạn học hữu hiệu một cách không tưởng. Đáng khâm phục.

- Loại được đào tạo hay tự đào tạo (tự học, tự nghiên cứu): Loại người này không trổi bật thời niên thiếu và được môi trường, trường học đào tạo. Thời gian đào tạo rất dài, có khi cả đời. Einstein đã nói một câu nổi tiếng: “Mảnh bằng của học đường không làm bạn thông thái. Sự thông thái sẽ đạt được nếu bạn nỗ lực tìm kiếm, học hỏi cả đời.”

Loại thần đồng đại đa số phát triển thời thơ ấu, sau đó càng ngày càng chậm. Tới khi đứng tuổi, đặc tính thần đồng ngừng phát triển. Họ nổi tiếng khi còn là thần đồng, được mọi người ngưỡng mộ, cơ quan truyền thông ca ngợi, được ghi tên vào sổ kỷ lục thế giới. Khi đặc tính thần đồng ngừng, họ sống như bao người bình thường khác. Tên của họ cũng từ từ phai nhạt trong đầu mọi người

Loại người được đào tạo hay tự đào tạo thường không có gì xuất sắc nhưng sau đó, sớm hay muộn tủy theo người, sự tài giỏi của họ đóng góp rất nhiều cho nhân loại. Phải kể đến các nhà khoa học gia, triết gia, toán học gia, những nhà phát minh (không phải phát minh nào cũng hữu dụng), những người đã lãnh giải Nobel ngành khoa học…. Họ miệt mài học hỏi hầu như suốt đời và công trình của họ đào tạo thêm được nhiều người tài giỏi khác cho nhân loại. Loại người này thực sự là những người giỏi, đã góp phần phục vụ nhân loại rất nhiều. Còn loại thần đồng đóng góp không đáng kể trong việc phục vụ nhân loại.

Michael Kearney giờ đây 36 tuổi, sống cuộc sống riêng tư như mọi người khác. Tính thần đồng đã ngừng phát triển. Tên tuổi anh cũng từ từ phai nhạt dần, không như tên tuổi những người giỏi nhờ được đào tạo hoặc tự nghiên cứu.

 
Sửa lần cuối:

quanhatinh

Gà con
Lúc bé chỉ ước đầu óc thật thông minh để làm toán nào đâu dám ước thần đồng
 


Top