Cuộc đời binh nghiệp đầy kỳ lạ của gấu Wojtek | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Cuộc đời binh nghiệp đầy kỳ lạ của gấu Wojtek

VNZ-ROAD

NEXTVNZ
Năm 1942, một cậu bé tìm thấy một con gấu con Syria mất mẹ gần Hamadan - Iran và bán lại cho trung úy Anatol Tarnowiecki thuộc quân đội Ba Lan, viên trung úy này tặng con gấu lại cho cô Irena Bokiewicz - một người tị nạn Ba Lan, cô này tặng nó cho đại đội hậu cần pháo binh 22 thuộc sư đoàn 2 quân đội Ba Lan.
Con gấu rất dễ nuôi và đặc biệt gần gũi với thành viên đại đội 22, nó có thể uống sữa trong chai, ăn bánh quy, trái cây thậm chí là lương khô. Những người lính Ba Lan dạy nó chào kiểu nhà binh, đấu vật và ngồi trong ca bin hoặc thùng xe tải khi di chuyển, họ không coi nó là vật nuôi mà đối xử như chiến hữu, cho nó hút thuốc và thưởng bằng bia. Nó được đặt tên là Wojtek - đọc trại từ Wojciech trong tiếng Ba Lan cổ nghĩa là "chiến binh vui vẻ". Con gấu theo chân đại đội 22 trên khắp vùng Trung Đôn, từ Irag, Syria, Palestine và Ai Cập chiến đấu chống phát xít Đức.
Khi sư đoàn 2 được lịnh di chuyển sang Ý để hội quân cùng sư đoàn 8 Anh Các Lợi, đám quý tộc không cho Wojtek lên tàu vì tàu chỉ chở cán binh không chở thú hoang. Đại đội 22 chính thức cho chú gấu nhập ngũ với hàm hạ sỹ, có sổ bộ, lương bổng và chế độ như hạ sỹ quan bình thường. Không chỉ là linh thú biểu tượng cho đơn vị, Wojtek còn được dạy tải đạn - một công việc khó khăn và nặng nhọc với binh lính thông thường. Trong trận ác chiến Monte Cassino, đám sỹ quan Ăng-lê mắt tròn mắt dẹt khi chứng kiến con gấu cao gần 2m, nặng hàng trăm kí lô bê thùng đạn pháo tiếp đạn cho các khẩu đội một cách thuần thục, xung quanh súng nổ vang rền. Chỉ huy ghi nhận công lao của Wojtek nên lấy hình ảnh nó đang bê đạn pháo làm huy hiệu chánh thức của đại đội 22.
Chiến tranh kết thúc, đại đội 22 sang Tô Cách Lan làm nhiệm vụ, sau khi hoàn thành thì phía Ba Lan đề nghị đón Wojtek về nước nhưng hầu hết các thành viên đại đội phản đối vì không muốn xa người đồng đội đặc biệt. Wojyek được tái định cư ởkhu an dưỡng sở thú Edinburgh và sống an nhàn đến cuối đời trong tình yêu của các chiến hữu và người dân địa phương, nó vẫn giữ thói quen uống bia và cắn thuốc cho đến khi đoàn tụ ông bà vào năm 1963, thọ 21 tuổi - tương đương 90 tuổi ở người. Hạ sỹ gấu được tạc tượng nhiều nơi, được lấy làm biểu tượng trên huy hiệu của lực lượng pháo binh Ba Lan đến bây giờ. Có 1 thành phố nhỏ mang tên chú gấu và thậm chí được làm phim tài liệu phát trong chương trình kỷ niệm 75 năm chiến thắng phát xít.

427px-The_badge_of_the_22nd_Artillery_Support_Company_of_the_2nd_Polish_Corps.jpg

Theo Wiki

Tiểu sử
Năm 1942, một cậu bé người địa phương đã tìm thấy một con gấu nhỏ gần Hamadan, Iran, gấu mẹ đã bị bắn chết. Cậu bé bán nó cho trung úy Anatol Tarnowiecki. Tarnowiecki sau đó tặng con gấu cho Irena (Inka) Bokiewicz, một người tị nạn Ba Lan đang băng qua dãy núi Elbrus để trốn khỏi Liên Xô. Khi con gấu trở nên quá lớn, người phụ nữ liền gửi tặng nó cho quân đội Ba Lan.

Khi con gấu chưa đầy 1 tuổi, nó đã gặp vấn đề về khả năng nhai và được cho ăn sữa đặc từ chai vodka rỗng. Sau đó Wojtek được cho nuôi bằng hoa quả, mứt cam, mật ong và xi rô, và bia, loại đồ uống yêu thích của nó. Nó cũng thích hút và ăn thuốc lá. Wojtek ưa thích đấu vật và được dạy đáp lễ khi được chào. Chú gấu đã khiến cả binh sĩ cũng như người dân thích thú và nhanh chóng trở thành một biểu tượng may mắn không chính thức của tất cả các đơn vị đóng gần đó. Wojtek đã theo đại đội pháo binh số 22 đến Iraq và sau đó là Syria, Palestine và Ai Cập.

Binh nghiệp
Năm 1943, để đưa Wojtek lên tàu vận tải của Anh khi đơn vị vượt biển từ Ai Cập đến Ý tác chiến với sư đoàn 8 của Anh chiến đấu chống Phát xít Ý, quân đội có quy định nghiêm ngặt không cho phép vật nuôi ở khu vực chiến sự. Các chỉ huy đơn vị 22 đã cho phép chú gấu Wojtek nhập ngũ với chức danh binh nhì. Henryk Zacharewicz và Dymitr Szawlugo đảm trách nhiệm vụ chăm sóc chú.

Chính thức là một "người lính" của đại đội, Wojtek sống cùng những binh sĩ khác trong lều hoặc trong một thùng gỗ đặc biệt, được vận chuyển bằng xe tải. Theo nhiều ghi chép, Wojtek đã giúp đồng đội của mình vận chuyển đạn dược trong trận Monte Cassino, chưa từng làm rơi bất kì thùng đạn nào. Nhờ công sức trong trận chiến này, Wojtek đã được thăng lên quân hàm hạ sĩ. Để công nhận vai trò của chú gấu này, cấp chỉ huy đã chấp thuận lấy hình vẽ một con gấu đang vác một vỏ đạn pháo làm huy hiệu chính thức cho đại đội pháo binh số 22 (sau này được đổi tên thành đại đội vận tải số 22).

Vinh danh

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ngày 15 tháng 11 năm 1947, Wojtek xuất ngũ và được chuyển đến sống ở Sở thú Edinburgh, Scotland. Các đồng đội cũ thường đến thăm Wojtek và ném cho nó những điếu thuốc lá. Wojtek chết vào tháng 12 năm 1963 ở tuổi 21. Khi chết, nó nặng gần 230 kg và cao hơn 1,8 m.Người ta đã đúc một bức tượng tại vườn thú để tưởng nhớ lính gấu đặc biệt trong Thế chiến II.

Câu chuyện về Wojtek đã được tái hiện lại trong một phim hoạt hình của Iain Harvey. Dự án "A Bear Named Wojtek" (“Chú gấu tên Wojtek”), đã nhận được sự hỗ trợ thông tin từ phía Ba Lan, nhưng ông vẫn đang tìm kiếm một đối tác Anh, có thể Channel 4 và BBC cũng như các công ty như Netflix. Dự án của ông Harvey được thực hiện với mong muốn sẽ kịp phát hành vào ngày kỷ niệm 75 năm Chiến thắng của quân Đồng minh tại Châu Âu vào ngày 8 tháng 5 năm 2020

Wojtek_the_bear.jpg

Polish_Soldier_in_Iran_wojtek.jpg
 

xdtuangiao

Rìu Bạc Đôi
Đã thấm từ cứu vật, vật trả ơn!
Mọi thứ đều phải xuất phát từ chân tình thì mới bền lâu, keo sơn gắn bó không rời.
Xin cảm ơn bài viết hay và rất ý nghĩa!
 

cyberat


Junior Moderator
Thành viên BQT
mấy vụ này có thật mà, ai từng đi lính sẽ hiểu đây là chuyện bình thường, cứu vật vật trả ơn
 


Top