Chia sẻ nhạc Xuân tổng hợp | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Chia sẻ nhạc Xuân tổng hợp

secpol

Rìu Chiến Bạc
Topic này mình chia sẻ với các bạn một số CD nhạc Xuân chất lượng lossless mà mình đã kiếm ở nhiều nguồn khác nhau. Bạn chỉ cần tải về, xả nén và thưởng thức. Các file nhạc đều ở định dạng .wav.flac.

hoa-dao-hoa-mai.jpg

Content:


Hai Ngoai Xuan Hi-Res Collection.png

Nhac Xuan.png

PBN Xuan Collection 1080p Blurray REMUX.jpg

Thuy Nga Xuan Chon Loc 2011.png


Link tải


Note: Có phần mềm foobar2000 đi kèm bên trong folder share
 
Sửa lần cuối:

secpol

Rìu Chiến Bạc
Update định dạng tổng hợp 1 file.

DVD trên ô tô nó không đọc được định dạng .flac mới đau, về toàn phải hạ chất lượng xuống mp3 128bit
Nếu nén xuống thì bạn nên để ở 320kbps.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm

Một giờ với tác giả ca khúc Gái Xuân​

Hoàng Hữu Quyết

Cứ mỗi độ xuân về, mọi nhà ai cũng chuẩn bị ngoài thức ăn, uống ... Trong nhà luôn có một vài chậu hoa ,nhất là hoa Mai, Đào, Cúc...Và không bao giờ thiêú một vài CD. VCD nhạc xuân( thay pháo), để lòng mình thấy hân hoan khi gió xuân về, những phút giao mùa đến.

Tuy nhiên, nhạc xuân từ sau năm 1975 rất nhiều ca khúc của các nhạc sĩ viết về xuân. Nhưng lại rất ít bài khi nghe mà lòng mình thấy nôn nao xuân về, mặc dù trong ca từ nhắc đến từ xuân rất nhiều, nhưng vẫn không thấy xuân ...Đó là điều đáng buồn...

Và ngược lại hầu hết những ca khúc xuân đi vào lòng người yêu nhạc lại nằm ở thời điểm sáng tác trước năm 1975 rất bất hủ, mỗi khi nghe, lòng người thấy rộn ràng, tươi trẻ...mọi điều phiền muộn đều được cởi bỏ ra khỏi tâm hồn mình và có cảm giác như mùa xuân đang đến bên lưng....

Nhạc: Từ Vũ
Lời thơ: Nguyễn Bính


Em như cô gái hãy còn Xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở
Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân

Xuân đi, Xuân đến, hãy còn Xuân
Cô gái trông Xuân đến bao lần
Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở
Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân

Lòng Xuân lơ đãng, má Xuân hồng
Cô gái Xuân mơ chuyện vợ chồng
Đôi tám Xuân đi trên mái tóc
Đêm Xuân cô ngủ có buồn không?

Em như cô gái hãy còn Xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở
Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân


Đó là những giai điệu quen thuộc của ca khúc Gái Xuân lại vang lên: "Em như cô gái hãy còn xuân. Trong trắng thân chưa lấm bụi trần...". Ai cũng biết đó là một ca khúc phổ từ thơ Nguyễn Bính, nhưng tên người phổ nhạc thì rất ít người biết đến. Trong một chuyến công tác tại Sài Gòn chúng tôi đã gặp một vài nhạc sĩ "cổ lai hy" để tìm hiểu nhưng chính họ cũng hụt trí nhớ. Cũng chính vì thế mà chúng tôi quyết tâm đi tìm tác giả ca khúc " Gái Xuân" và cuối cùng đã xác định được tác giả ca khúc này là nhạc sĩ Từ Vũ, hiện ở số 19/14 Nguyễn Cửu Đàm (Q.Tân Bình, Saigon).

Sau đây là cuộc trao đổi nhanh với người nhạc sĩ tài hoa của ca khúc "Gái Xuân".

Nhạc Sĩ Từ Vũ có vẻ bất ngờ và miễn cưỡng khi tiếp nhà báo. Nhưng ông cũng cho chúng tôi xem một chồng bản nhạc cũ, trong đó có vài tác phẩm của ông (kể cả bản gốc bài Gái Xuân).

Ông kể: "Xuân Quý Tỵ (1953), tôi đang học lớp điện tử trong khuôn viên trường Petrus Ký. Lúc ấy tôi 21 tuổi sống xa gia đình, không bạn bè giữa Sài Gòn phồn hoa, đô hội. Buồn, chỉ biết lục sách báo ra đọc. Tình cờ mớ sách gối đầu giường có tập thơ Mây Tần của nhà thơ Nguyễn Bính. Tôi đọc thấy bài Gái Xuân, một bài thơ ngắn (chỉ hai khổ thơ) nhưng lại có hấp lực dẫn dắt tâm trí tôi quay về với cố hương ở Thường Tín (Hà Đông). Hà Đông là quê lụa nên câu "Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân " như đưa tôi về trong hoài niệm... Rồi những câu "Lòng Xuân lơ đãng, ý xuân nồng. Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng. Đôi tám xuân đi trên mái tóc. Đêm xuân cô ngủ có buồn không? ". Tài tình và nét thơ Nguyễn Bính diễn tả tâm trạng cô gái mới lớn. Tôi cũng là thằng thanh niên mới 21 tuổi. Thấm nhau lắm anh ạ. Tôi đọc bài thơ dăm lần là đã ngấm, cầm bút giấy viết luôn một mạch".

Chúng tôi hỏi: Với cây đàn guitar?

Ông lắc đầu và nói:” Ồ không, giấy bút và solfé cho đến lúc bản nhạc hoàn tất, sau đó mới dùng guitar để thẩm âm lại.”

- Theo tôi được biết lúc đầu ca khúc Gái xuân ra đời với điệu Tango rất quý phái nhưng sau này...có nhiều điệu?

Đúng vậy! đầu tiên ca khúc Gái Xuân ra đời với điệu Tango, nhưng dàn dà với lối hoà âm mới ở hải ngoại rồi chuyển qua Rumba, cha cha....Và tôi thấy cũng hay , rộn ràng, trẻ trung...Thể hiện đúng tình cảm của ca khúc .”

Khi chúng tôi nói: "Thưa nhạc sĩ, chúng ta trở về với bài Gái Xuân", thì ông nói ngay: : “ “ Xin đừng gọi tôi là nhạc sĩ. Cho đến bây giờ tôi cũng tự thấy mình là kẻ ngoại đạo trong lĩnh vực sáng tác và ca nhạc, nhưng tôi vẫn còn đó một niềm đam mê. Số là năm 1950 tôi theo gia đình vào Sài Gòn, một lần ghé vô tiệm nhạc trên đường Catinat tôi mua được cuốn L'art de Composition Musicale. Cuốn sách đã cho tôi những căn bản về sáng tác. Tôi viết Gái Xuân trong giai đoạn này.”

- Khi viết ca khúc Gái Xuân ông có gặp khó khăn gì về ca từ không?

“ Viết, nhưng bài thơ quá ngắn, tôi đành mạn phép tác giả (đến nay tôi vẫn chưa từng gặp nhà thơ Nguyễn Bính lần nào),và đã thêm vô hai câu của tôi: "Xuân đi, xuân đến hãy còn xuân. Cô gái trông Xuân biết bao lần" để đủ độ dài thích hợp. Viết xong, cũng không nghĩ bài hát sẽ được phổ biến và đã đi vào trong tâm cảm người yêu nhạc. "

- Khi thêm hai câu của nhạc sĩ vào , ông có nghĩ thi sĩ Nguyễn Bính sẽ buồn không... ? Vì không còn nguyên thuỷ Gái Xuân ?

“Thực ra mà nói, khi đó trong lòng tôi trào dâng và cứ muốn viết sao cho đúng ý mình là tôi tự thêm để hoàn thành ca khúc mà thôi , không nghĩ đến điều đó.”

Nhạc sĩ Từ Vũ kể tiếp:

Dạo đó, tôi quen với ca sĩ Linh Sơn bèn nhờ cô ấy hát nhưng do cô ấy quá bận rộn, chúng tôi không có dịp trao đổi nên ngày ra mắt Gái Xuân, thú thật tôi vẫn chưa ưng ý lắm. Sau đó, tình cờ tôi gặp nữ ca sĩ Tâm Vấn ở Đài phát thanh Sài Gòn, Tâm Vấn trách: "Sao anh không tặng tôi bài hát của anh". Tôi đã chép tặng Tâm Vấn trên một tờ giấy. Sau đó tôi phải theo bố ra Phan Thiết nên cũng chẳng biết Tâm Vấn "xử lý" như thế nào với bài hát của tôi, chỉ thấy bạn bè viết thư ra cho biết Tâm Vấn hát ca khúc Gái Xuân rất hay và hát thường xuyên ở Đài phát thanh Sài Gòn.

Vào những thập niên năm 1953 ở Phan Thiết, trong một đêm lang thang ngoài phố, tình cờ tôi nghe qua sóng của Đài Phát thanh Huế phát ca khúc này qua tiếng hát của cô Diệu Hương. Tôi không biết Diệu Hương là ai nhưng tiếng hát ấy đã làm tôi đứng tựa cột đèn, ngây ngất, đến bây giờ cảm giác ấy vẫn còn.”


-Sau khi ca khúc Gái Xuân chào đời và được người yêu tânnhạc thời bấy giờ đón nhận một cách nhiệt tình. Vậy ông còn viết ca khúc Xuân nào nữa không?

- Viết ca khúc nói chung, Xuân nói riêng phải tuỳ vào thần hứng anh ạ! Nhiều lúc muốn viết mà viết không ra câu nào? anh cũng thấy rồi như nhạc sĩ La Hối chỉ viết một bài " Xuân và tuổi trẻ",Nhạc sĩ Ngọc Bích viết bài " Mộng chiều Xuân", nhạc sĩ Phạm Duy cũng chỉ hai bài" Hoa Xuân" và " xuân ca", nhạc sĩ Lê Trạch Lựu chỉ viết bài "Em Tôi", Nhị Hà chỉ viết bài "Trở về thôn cũ"...Sau đó có viết nữa đâu và những bài ấy vẫn đi vào lòng người yêu nhạc và ca khúc ấy vẫn vượt thời đó sao?

- Ngoài Gái xuân, tôi viết khoảng 20 ca khúc nữa và những ca khúc này đều do tôi tự thể hiện. Ngoài ra, tôi thích đặt lời Việt cho một số ca khúc nước ngoài, trong đó có những ca khúc đã trở nên phổ biến tại Việt Nam từ năm 1957 như : Cánh bướm vườn xuân (Le Carisier et le pomier), Cánh buồm xa xưa (La Paloma...). Con gái tôi vừa đầu tư thực hiện đĩa CD Gái xuân gồm 10 ca khúc trong đó có các bài Mưa cao nguyên (thơ Hoàng Hương Sơn), Mưa tháng 6 (thơ Thường Đoan) và Mưa đời lãng du (thơ Trần Hữu Ngự).


Hy vọng CD mang chủ đề " Gái Xuân" sẽ được bạn yêu nhạc đón nhận một cách nhiệt tình - Chúc ông một năm mới an khang- và hạnh phúc.



Về ca khúc Gái Xuân
(Không rõ tác giả)

Em như cô gái hãy còn xuân. Trong trắng thân chưa lấm bụi trần...”.

“Gái xuân” nay đã 69 tuổi. Nhưng sức hút của ca khúc này như cô gái tuổi “teen”, vẫn trẻ mãi không già, cho dù người thi sĩ sinh ra “cô” đã hóa thành người thiên cổ từ lâu, và người nhạc sĩ nuôi nấng/tô điểm cho “nàng” giờ đây đã bước sang tuổi 90. Có thể nói, trong danh mục bài hát Việt, nói về mùa xuân, ngày càng dài thêm, thì “Gái Xuân” vẫn là một trong những nhạc phẩm đặc sắc nhất.

Hát thì cứ hát, nghe thì cứ nghe, nhưng có mấy người biết “Gái Xuân” đã ra đời như thế nào? Phần lớn, người ta chỉ biết “Gái xuân” là một trong những bài thơ hay của thi sĩ Nguyễn Bính, được phổ nhạc một cách xuất thần. Nhưng ít ai biết, người đã thổi âm điệu cho hồn thơ đó bay cao chính là Từ Vũ.

Tên khai sinh của Từ Vũ là Trần Đỗ Lộc. Ông sinh năm 1932 tại Thường Tín, Hà Đông (nay là Hà Tây, Hà Nội). Năm 1950, ông theo gia đình vào Nam sinh sống.

Mùa xuân năm 1953, chàng trai Từ Vũ tròn 21 tuổi, sống kiếp tha phương giữa đất Sài Gòn hoa lệ, không có gia đình, người thân, bạn bè bên cạnh. Ông nằm trên gác trọ tìm quên nỗi buồn bằng sách báo cho vơi nỗi nhớ nhà. Bất chợt ông tìm thấy trong đống sách báo lộn xộn đó tập thơ “Mây Tần” của thi sĩ Nguyễn Bính. Khi đọc đến bài “Gái xuân”, một bài thơ rất ngắn, chỉ vỏn vẹn 2 khổ, 8 câu, ông đã rung động tận đáy lòng. Nhạc sĩ Từ Vũ nói: “Tôi không thể nén được cảm xúc khi đọc câu “Gái xuân giũ lụa trên sông Vân”.

Đích thị đây phải là một cô gái Hà Đông, quê tôi. Bởi lẽ, không chỉ lụa Hà Đông đã nổi tiếng từ ngàn xưa trên đất Bắc, mà gái Hà Đông cũng nổi tiếng đẹp đẽ, ngoan hiền, dịu dàng như lụa. Chẳng kém cạnh gì những cô gái quan họ Bắc Ninh. Rồi thì “…Đôi tám xuân đi trên mái tóc/ Đêm xuân cô ngủ có buồn không?”. Thi sĩ Nguyễn Bính đã diễn tả tâm trạng cô gái quá tài tình. Tôi đọc đi, đọc lại bài thơ dăm ba lần là “ngấm” ngay vào máu, vào tim. Trong giây phút xuất thần, tôi viết ngay một mạch, không chỉnh sửa gì cả. Thế là thành nhạc phẩm “Gái xuân”. Ông quả quyết: “Mọi lãnh vực sáng tác, kể cả âm nhạc đều tùy vào “thần hứng”. Không phải lúc nào cái giây phút thăng hoa, khiến tâm hồn mình bay bổng cũng đến. Một đời, đôi khi “thần hứng” chỉ đến một đôi lần, nếu không kịp ghi lại cảm xúc tuyệt vời đó là coi như chẳng có được gì”.

Nhạc sĩ tiết lộ: “Có một điều, nguyên tác ‘Gái xuân’ của Nguyễn Bính ngắn quá”:

Khi phổ nhạc, chẳng lẽ cứ lặp đi, lặp lại bấy nhiêu lời. Thành thử Ông mạn phép tác giả, thêm 2 câu trong khổ thơ này:

Xuân đi. Xuân đến hãy còn xuân,
Cô gái trông xuân đến bao lần.


Sau khi hoàn thành “Gái xuân” cho đến khi bài hát được thịnh hành rồi đi vào lòng công chúng, mãi mãi tôi không một lần được gặp Nguyễn Bính để nói với ông một vài lời. Lòng tôi áy náy lắm! Không biết thi sĩ có gì trách móc hay không?

Không ai có thể nói thay Nguyễn Bính, 2 câu mà ông thêm vào nghe cũng rất … Nguyễn Bính, và cũng chẳng kém phần tài hoa, đã nhập với toàn bộ bài thơ một cách hài hòa. Do đó, chắc Nguyễn Bính cũng vui lòng, bởi sự thêm thắt không làm mất đi giá trị của nguyên bản.

Từ Vũ có đến 20 ca khúc, và một số bài hát ngoại quốc do ông đặt lời Việt. Tuy nhiên, nhắc đến ông, người ta chỉ nghĩ đến “Gái xuân”. Ca khúc này đã đưa ông lên hàng “chiếu trên” của làng âm nhạc VN.

“Gái xuân giũ lụa trên sông Vân”

Chúng ta chắc đều thắc mắc không biết Sông Vân ở đâu? - Trả lời khi được phỏng vấn Nhạc sĩ cho đó là một dòng sông rộng lớn và rất đẹp chảy qua làng Vân Tử, phủ Thường Tín, Hà Đông, nơi các cô gái thường đến giũ lụa (Hà Đông). Nhưng theo thời gian vật đổi sao dời, hiện nay chỉ còn là một làn nước chảy.

Vân cũng là tên người con gái ông yêu (Thanh Vân), mặc dù chỉ trong một niên học, mà ông muốn viết bài hát này để tặng cô ấy, nhưng sau đó cô ta đã xuất ngoại.

Một ca khúc được nhiều ca sĩ thuộc nhiều thế hệ nối tiếp hát, mỗi người một chất giọng, một phong cách khác nhau, nhưng hầu hết họ đều thể hiện thành công. Đó chính là điểm đặc sắc của Từ Vũ. Nói như giọng hát vượt thời gian Thái Thanh: “Bởi vì tự thân “Gái Xuân” quá hay, khó mà hát dở cho được”. Khởi thủy, Từ Vũ viết “Gái Xuân” bằng điệu Tango dồn dập, lôi cuốn một cách sang trọng. Nhưng về sau, nhiều ca sĩ lại chuyển sang điệu Rumba, rồi Chachacha, với tiết tấu trẻ trung, phần phối âm, phối khí hiện đại, đã khoác cho ca khúc này một chiếc áo mới. Từ Vũ nhận xét: “Sự chuyển thể này tôi nghe cũng thấy hay, rộn ràng và tươi trẻ hơn. Vấn đề là vẫn giữ được cái hồn và tình cảm của ca khúc”.

Điều đặc biệt “Gái xuân” là nhạc phẩm mang âm hưởng miền Bắc đã trở thành món ăn tinh thần được yêu quý ở miền Nam. Từ ca sĩ đến người dân miền Nam chưa một lần đặt chân đến đất Bắc nhưng vẫn hào hứng hát: “Xuân đến hoa mơ hoa mận nở/ Gái xuân rũ lụa bên sông Vân”. Chính ca khúc này đưa nhạc sĩ Từ Vũ ngang hàng với các nhạc sĩ nổi tiếng ở thế hệ trước. gần 70 năm sau, ca khúc “Gái Xuân” vẫn sống khỏe qua các thế hệ ca sĩ và trở thành một nhạc phẩm thân thuộc không thể thiếu trong dịp tết đến xuân về từ Nam ra Bắc.

Theo lời kể của nhạc sĩ Từ Vũ khi ra mắt "Gái Xuân", ông đã nhờ nữ ca sĩ Linh Sơn hát đầu tiên, nhưng ông không lấy làm hài lòng cho lắm. Một hôm, tình cờ gặp nữ ca sĩ Tâm Vấn, bà trách ông sao không tặng bà bài "Gái Xuân"? Ông đã viết vội ca khúc này lên một mảnh giấy và trao cho Tâm Vấn. Sau đó, Từ Vũ theo gia đình ra Phan Thiết và chưa được nghe Tâm Vấn hát một lần nào cả. Nhưng theo lời bạn bè kể cho ông thì Đài Phát thanh Sài Gòn đã thường xuyên phát đi, phát lại ca khúc "Gái xuân" với tiếng hát Tâm Vấn, rất được công chúng ưa thích.

Một buổi tối cuối năm 1953. Từ Vũ rảo bước lang thang trên dường phố Phan Thiết, bỗng dưng từ loa phóng thanh công cộng của Ty Thông tin Phan Thiết, tiếp sóng Đài Phát thanh Huế vang lên điệu nhạc Tango của bài “Gái Xuân” qua tiếng hát của nữ ca sĩ Diệu Hương. Từ Vũ đã xúc động đến trào nước mắt. Đó là lần đầu tiên Từ Vũ gặp lại đứa con tinh thần của mình kể từ khi ông cho nó ra đời. Dù ông không biết Diệu Hương là ai, và đó là lần đầu ông mới nghe tên, thế mà cứ thẫn thờ, tiếc nuối! Biết bao giờ mới được nghe lại thêm lần nữa. Tối hôm đó, Từ Vũ không chợp mắt được. Ông nằm thương nhớ "Gái Xuân" vang vọng mãi trong hồn giọng hát từ xứ Huế xa xôi.

Sau Linh Sơn, Tâm Vấn, Diệu Hương, đến lượt Thái Thanh, Sĩ Phú, Lệ Thu, Khánh Ly, Thanh Lan, Hoàng Oanh, Lan Ngọc, Hương Lan, Băng Tâm, Ý Lan, Ánh Tuyết… và nhiều ca sĩ danh tiếng của thế hệ kế tiếp như: Trang Nhung, Quang Linh, Cẩm Ly, Hiền Thục, Hồng Ngọc, ban tam ca Áo Trắng, ban tam ca 3A…cũng hát “Gái Xuân”. Nhất là vào dịp tết, cùng với “Ly Rượu mừng”, “Xuân và Tuổi trẻ”, “Gái Xuân” là 3 ca khúc kinh điển, luôn vang lên trong từng mái ấm gia đình VN ở trong nước cũng như nhiều nơi trên khắp thế giới. Khi nghe ban tam ca Áo Trắng tập bài “Gái Xuân”, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói: “Hồi mới lớn, ‘moa’ đã rất thích bài này. Có thể nói, tết mà thiếu ‘Ly Rượu mừng’, ‘Xuân và tuổi trẻ’, ‘Gái xuân’ là đã mất đi một nửa mùa xuân”.
 
Sửa lần cuối:

phihd

Gà con
Cảm ơn pác chủ Topic vì rất nhiều nhạc đã share + cái soft nghe nhạc phê pha quá! Cảm ơn nhiều!
 

secpol

Rìu Chiến Bạc
Hiện nay link của bộ sưu tập này đã die. Mà cái ổ cứng chứa nó cũng mình cũng vừa đánh rơi nó nên đang bị lỗi. Hiện giờ mình đang sưu tầm lại nó và đang tải về.
 


Top