CHA ĐẺ CỦA LOTTE khởi nghiệp như thế nào? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

CHA ĐẺ CỦA LOTTE khởi nghiệp như thế nào?

Thaomyks0701

Rìu Vàng

cha-d-lotte---Tim-vi-Google.png

Năm 1941, một chàng trai trẻ người Hàn Quốc tên Shin Kyuk-ho đã quyết định bỏ lại trang trại lợn của gia đình và thực hiện khát vọng lớn lao của mình. Sau khi tốt nghiệp trung học, Shin Kyuk-ho đã lên một con tàu từ Busan đến Nhật Bản với ước mơ trở thành tiểu thuyết gia.

Tuy nhiên, dòng đời đưa đẩy khiến chàng trai trẻ từ một người với hai bàn tay trắng đã tạo dựng nên một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc - Lotte và được biết đến như “ông trùm kẹo cao su” Châu Á. Ngày nay, Lotte có một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh, khách sạn và công viên giải trí trên toàn cầu.
Có thể nói Lotte được xem là biểu tượng đáng tự hào của người Hàn Quốc nhưng lịch sử của thương hiệu lại là một câu chuyện đặc biệt có liên quan đến Nhật Bản.
.
Tất cả bắt đầu với kẹo cao su
“Kẹo cao su là sản phẩm chủ chốt trong dòng sản phẩm bánh kẹo của Lotte”, một người phát ngôn của Lotte Confectionery cho biết. Và trong số đó keo cao su Xylitol của Lotte được xem là “kẹo quốc dân” của Hàn Quốc.
Shin Kyuk-ho, sinh năm 1921, là con út trong một gia đình có 10 anh chị em tại Ulsan, một thị trấn cảng nhỏ ở phía đông nam Hàn Quốc. Sau khi đến Nhật Bản, Shin theo học tại trường Cao đẳng kỹ thuật và làm công việc giao báo. Thời điểm đó, Shin tự đặt tên tiếng Nhật là Shigemitsu để có thể dễ dàng hòa nhập với sinh viên ở nước này.
Có lần nhìn thấy quân lính trao bong bóng cho trẻ em, Shin đã được truyền cảm hứng để thành lập công ty riêng ở Tokyo chuyên sản xuất kẹo cao su cho thị trường Nhật Bản.
Công ty của Shin mở cửa kinh doanh vào năm 1948, sản xuất kẹo cao su với tên thương hiệu là Cowboy và Mable Gum. Giấc mơ trở thành tiểu thuyết gia của Shin chỉ còn lại dấu vết trong cái tên Lotte. Lotte lấy cảm hứng từ tên Charlotte, nhân vật chính trong tiểu thuyết Thế kỷ 18 của nhà văn Johann Wolfgang von Goethe có tên là “The Sorrows of Young Werther”.
Shin sớm mở rộng sản xuất các sản phẩm thực phẩm khác như bánh kẹo và chocolate bao gồm dòng chocolate Ghana, phổ biến nhất vẫn là thanh chocolate sữa. Công ty của Shin đã từng tài trợ cho các chương trình truyền hình và đội bóng chày Nhật Bản, Lotte Orions.
Sự tài giỏi của Shin và sự thành công của Lotte tại thị trường Nhật Bản là không thể bàn cãi. Điều này có thể chứng minh bằng tham vọng của Shin khi xây dựng sự nghiệp lừng lẫy tại một đất nước khác.
Năm 1965, quan hệ ngoại giao của Nhật Bản và Hàn Quốc đã được bình thường hóa. Điều này được xem là món quà tinh thần tuyệt vời đối với Shin và Lotte, cho phép Shin có thể mở rộng thị trường ở quê hương vào năm 1967. Đúng như nguồn gốc của nó, sản phẩm đầu tiên của Lotte tại Hàn Quốc cũng là kẹo cao su.
Từ giai đoạn này trở đi, Lotte đã sớm phát triển và trở thành tập đoàn lớn đứng thứ 5 tại Hàn Quốc bên cạnh những tập đoàn lớn khác sau thời kỳ chiến tranh. Các tập đoàn này đã giúp Hàn Quốc từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành cường quốc xuất khẩu và có nền kinh tế đứng thứ 12 trên thế giới.
Vào khoảng những năm 1970, 1980, Lotte bắt đầu tập trung vào việc mở rộng thị trường nước ngoài, xây dựng một nhà máy ở bang Michigan, Mỹ và mở văn phòng bán hàng ở Chicago để giúp bán kẹo cao su và bánh quy cho thị trường Mỹ.
Sau đó, Lotte bắt đầu mở rộng thị trường trên khắp Châu Á và ra mắt các công ty con tại các thị trường đang phát triển như Thái Lan vào năm 1988, Indonesia vào năm 1993. Một năm sau, Lotte tấn công sang Trung Quốc và ngay sau đó triển khai mở rộng quy mô tương tự sang thị trường Philippines và Việt Nam.
Tại quê nhà, nền kinh tế bùng nổ giúp người Hàn Quốc có thêm thu nhập để chi tiêu cho một số đồ ăn nhẹ, dẫn đến việc tạo ra các sản phẩm như Pepero - một loại bánh quy nhúng chocolate được đóng gói trong hộp nhỏ.
Ngày trước sản phẩm này từng vấp phải tranh cãi dữ dội khi được cho là đạo nhái ý tưởng từ bánh Pocky của Nhật Bản được sản xuất từ năm 1966. Lúc này, Pocky đã đệ đơn kiện và Pepero chỉ có thể bán được ở Hàn Quốc.
_______________
Theo Jia You | Tổ Quốc
 


Top