Hỏi/ Thắc mắc - Cài Win mà giờ ổ cứng biến mất tiêu - Help! | Page 5 | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Hỏi/ Thắc mắc Cài Win mà giờ ổ cứng biến mất tiêu - Help!

Trở qua đề tài đang được bàn luận thêm, mình có một vài ý kiến cá nhân dựa trên kinh nghiệm thực tế với ước mong làm cho bức tranh được sáng tỏ hơn, các bạn có cái nhìn khách quan hơn chứ ko phải có ý nói ai đúng - ai sai.

Hầu hết các bạn đều thừa nhận rằng lỗi ko nhận ổ nvme chỉ xảy ra ở Intel thế hệ 11th và rơi vào loại ổ Intel Opane nvme. Nay xin bổ sung thêm, mà tôi cũng đã nói một lần rồi, là nó xảy ra cả ở Intel 10th Gen và với ổ nvme ko phải Intel Opane.
Tôi xách về một cái laptop HP Envy về mổ bụng. Mà kỳ này là Intel 10th Gen với ổ nvme thường với mã hiệu là HP Envy 15.6" X360 15-dr1070wm. Trong đó có con Intel Core i5-10210U, 8GB DDR4, 256GB nvme Kioxia, màu Silver, Windows 10 Home.

2021449d6441-41bc-487d-90f5-89d252c8c1f7.jpg


20212384b04e-6439-4120-b41e-598e2d053259.jpg


20211d98eb1d-a319-47f7-bb72-0df08f4ff538.jpg


202134dfd0b2-9eb7-4ac2-b9cc-3a03eb8c7483.jpg


Mổ bụng em nó bên trong như này

202117cec64f-0516-4a4c-a95c-7bea62e3b032.jpg


Móc cái ổ zin theo máy ra để thay cái ổ nvme Adata 1TB thì thấy nó hiệu Kioxia chứ ko phải Intel Opane.

202175e7002f-fcdc-41bf-b3ef-e2fb799943a4.jpg


Tiến hành update bios version mới nhất cho chắc ăn.

20214024480f-83ec-49b4-9d88-8e49f67203c1.jpg


Và khi tôi tiến hành cài Win 10 Pro 2004, vẫn thấy cái hình cửa sổ trống trơn khi nó đòi mình muốn cài vào ổ cứng nào.

202112c3ca22-6b05-4930-a7c5-a360ca707888.jpg


Vậy thì có phải thủ phạm là Intel VMD ko? Intel VMD là công nghệ mới được tích hợp chỉ trên CPU 11th gen và một vài dòng CPU Server Intel XEON thế hệ mới thôi mà? Không dừng lại ở đây, tôi lại tiếp mày mò tìm hiểu tiếp. Xem post kế chứ ko đọc rối mắt lắm.
 
Hiệp tiếp theo là tôi cho test cùng một bộ cài Win 10 Pro 2004 vào tuần tự ổ nvme Adata 1TB rồi đến thử đến ổ nvme WD Blue trên máy HP envy Intel 11th gen và trên máy HP envy AMD Ryzen 5.

202181578399-2f2b-4455-8c10-966da6411ad8.jpg


2021daf60e1c-924c-4789-882c-5a60ff6155f8.jpg


20213a8c6b6f-dfba-4679-a7be-9f9f4f843616.jpg


Nhưng trước khi nói tiếp về hiệp đấu này, tôi xin nói sơ tại sao tôi phải dùng CPU Intel. Tôi đồng ý với 1 bạn ở đây rằng dạo sau này con AMD Ryzen mạnh mãnh liệt. Tôi test tốc độ con AMD Ryzen 5 mà gần ngang ngửa con Intel i7. Nhưng ngặt nỗi tôi lại thích cái laptop màu Silver trong khi thằng HP chơi ác máy Envy muốn có AMD Ryzen thì có màu đen thôi mới chết.

Bỏ Adata nvme vào test.

2021ca9de2f5-2f04-48ce-8338-25a1812896bc.jpg


Bỏ ổ nvme WD Blue vào test.

20218b3b59a1-89f9-48ec-8f04-dc4e5de6a9fd.jpg


20219d54a3fc-71fb-408f-984c-f817ab3324f9.jpg


Với thằng laptop đen AMD Ryzen không cần biết là ổ nvme Adata hay ổ WD Blue, boot vô cái là chời ơi hai đứa tụi nó tay bắt mặt mừng ngay từ bãi gửi xe.
Còn đối với thằng Intel 11th Gen, làm kiểu gì cũng ko thể thấy được thằng nvme Adata (mặc dù tôi đem nó qua máy bàn đang chạy nhận bình thường). Còn ổ WD Blue 1TB kia bằng đầu ko nhận, nhưng nếu nhẫn nại load cho em nó cái driver IRST thì nó mới cuối cùng ỏng ẹo chường cái bản mặt ra cho Windows thấy.

Vậy tôi có câu hỏi ở đây. Đều cùng là một bản cài Win 10 Pro 2004, tại sao trên 2 máy HP envy Intel 11th gen và HP envy AMD Ryzen lại có khác biệt như vậy? Cái gì làm nên sự khác biệt này? Hay nói khác đi, cái gì làm cho con AMD Ryzen nhận ra các ổ nvme ngay từ đầu trong khi tôi đâu có cài thêm driver mém nào đâu? Đừng nói là trong chipset của AMD có embeded sẵn driver của các nvme nha. Tới đây hy vọng đã hé hé cho các bạn câu trả lời.

Nhân tiện tôi cũng test xem có phải Intel VMD là thủ phạm như một bạn nói ko. Tôi đã download zip file của bạn ấy trên đây bỏ vào bộ cài Win 10.

Load VMD

20218955902d-a073-415c-9126-909eac195e05.jpg


Cài driver VMD

20217cfc236a-0ba3-4d18-88cf-f079da176855.jpg


Và cuối cùng là ... vũ như cẩn.

2021e2affd32-12bf-4dc8-b8d9-2beb9a078d1d.jpg
 
Sửa lần cuối:

dungltcd

Lạt Ma
Hiệp tiếp theo là tôi cho test cùng một bộ cài Win 10 Pro 2004 vào tuần tự ổ nvme Adata 1TB rồi đến thử đến ổ nvme WD Blue trên máy HP envy Intel 11th gen và trên máy HP envy AMD Ryzen 5.







Nhưng trước khi nói tiếp về hiệp đấu này, tôi xin nói sơ tại sao tôi phải dùng CPU Intel. Tôi đồng ý với 1 bạn ở đây rằng dạo sau này con AMD Ryzen mạnh mãnh liệt. Tôi test tốc độ con AMD Ryzen 5 mà gần ngang ngửa con Intel i7. Nhưng ngặt nỗi tôi lại thích cái laptop màu Silver trong khi thằng HP chơi ác máy Envy muốn có AMD Ryzen thì có màu đen thôi mới chết.

Bỏ Adata nvme vào test.



Bỏ ổ nvme WD Blue vào test.





Với thằng laptop đen AMD Ryzen không cần biết là ổ nvme Adata hay ổ WD Blue, boot vô cái là chời ơi hai đứa tụi nó tay bắt mặt mừng ngay từ bãi gửi xe.
Còn đối với thằng Intel 11th Gen, làm kiểu gì cũng ko thể thấy được thằng nvme Adata (mặc dù tôi đem nó qua máy bàn đang chạy nhận bình thường). Còn ổ WD Blue 1TB kia bằng đầu ko nhận, nhưng nếu nhẫn nại load cho em nó cái driver IRST thì nó mới cuối cùng ỏng ẹo chường cái bản mặt ra cho Windows thấy.

Vậy tôi có câu hỏi ở đây. Đều cùng là một bản cài Win 10 Pro 2004, tại sao trên 2 máy HP envy Intel 11th gen và HP envy AMD Ryzen lại có khác biệt như vậy? Cái gì làm nên sự khác biệt này? Hay nói khác đi, cái gì làm cho con AMD Ryzen nhận ra các ổ nvme ngay từ đầu trong khi tôi đâu có cài thêm driver mém nào đâu? Đừng nói là trong chipset của AMD có embeded sẵn driver của các nvme nha. Tới đây hy vọng đã hé hé cho các bạn câu trả lời.

Nhân tiện tôi cũng test xem có phải Intel VMD là thủ phạm như một bạn nói ko. Tôi đã download zip file của bạn ấy trên đây bỏ vào bộ cài Win 10.

Load VMD



Cài driver VMD



Và cuối cùng là ... vũ như cẩn.
Như vậy ổ ADATA 1T của bạn cắm trên lap Intel Gen 10th hay Gen 11th thì đều không nhận cho dù dùng Anhdv 2.05, dùng bộ Pro for Workstation tích hợp sẵn Intel VMD cũng không nhận, load drivers VMD lúc cài cũng không nhận====> theo tôi bạn đem ra bảo nó đổi cho con khác, chắc thằng Intel nó có thù hằn gì với Adata. :D

Trường hợp Ryzen thì khỏi nói rồi, Ryzen không dùng VMD và BIOS vẫn để ổ cứng chạy ở AHCI chứ không phải Raid như máy Intel, nếu máy bạn mà chuyển được về ahci như máy Dell của bác @guest11 thì vấn đề trở nên đơn giản.

Intel Gen 10th không hoặc chưa thấy ai kêu vấn đề không thấy ổ cứng, chỉ có trường hợp máy bạn do đó không đủ để kết luận Intel Gen10th có vấn đề và lại trường hợp xảy ra lại trên cùng một ổ ADATA nên bạn nên xem lại ổ của bạn, và bạn cũng nói thay ổ WD Blue vào rồi dùng bộ Pro Workstation tích hợp VMD của anhdv vào cái là cài được luôn đấy thôi.
 

anhdv

Rìu Chiến
Có mấy cái cần phân biệt để tránh nhầm lẫn.
Intel VMD: Là công nghệ mới được tích hợp chỉ trên CPU 11th gen và một vài dòng CPU Server Intel XEON thế hệ mới.
Intel RST( Rapid Storage technology): là công nghệ lưu trữ nhanh được tích hợp trên hầu hết các Chipset Intel (không phải trên CPU), hầu như bất kỳ máy nào dùng chipset Intel từ cổ lô sỹ đến hiện tại đều có cái này.
Cho nên nếu nói Việc không nhận ổ NVME trên chip Intel 11th là do thiếu Drivers Intel RST là không đúng vì công nghệ này có từ lâu rồi không phải chỉ có trên 11th, chuẩn phải là thiếu Intel VMD drivers. Việc nhầm lẫn này là do Intel để bộ drivers của Intel VMD nằm chung với Intel RST nhưng về bản chất 2 thằng này khác nhau.

Intel VROC( Virtua raid on CPU): Raid ảo trên CPU, đây là một giải pháp mới về Raid cho phép ổ SSD nvme có thể truy cập trực tiếp vào CPU mà không cần thông qua HBA.
Intel VROC được dựa trên các CPU có hỗ trợ Intel VMD, cái này tóm lại phù hợp với máy chủ thôi, laptop khỏi quan tâm.
Intel VROC được bán riêng, nó như này.


Trường hợp máy bác về lý thuyết có thể chuyển từ AHCI thành RAID sau đó bị lỗi boot (chắc chắn) thì bác dùng bộ cài Windows để Repair thì sẽ boot lại được nhưng hiện tại MS chưa có tích hợp Intel VMD drivers vào W10 nên bác chỉ có 2 lựa chọn.- một là chuyển thành raid rồi cài lại Wndows hoặc là để nguyên AHCI.

Mình xin đính chính 1 điểm là VMD tên đầy đủ là: VMD Intel(R) Rapid Storage Technology.
 

anhdv

Rìu Chiến
Hiệp tiếp theo là tôi cho test cùng một bộ cài Win 10 Pro 2004 vào tuần tự ổ nvme Adata 1TB rồi đến thử đến ổ nvme WD Blue trên máy HP envy Intel 11th gen và trên máy HP envy AMD Ryzen 5.







Nhưng trước khi nói tiếp về hiệp đấu này, tôi xin nói sơ tại sao tôi phải dùng CPU Intel. Tôi đồng ý với 1 bạn ở đây rằng dạo sau này con AMD Ryzen mạnh mãnh liệt. Tôi test tốc độ con AMD Ryzen 5 mà gần ngang ngửa con Intel i7. Nhưng ngặt nỗi tôi lại thích cái laptop màu Silver trong khi thằng HP chơi ác máy Envy muốn có AMD Ryzen thì có màu đen thôi mới chết.

Bỏ Adata nvme vào test.



Bỏ ổ nvme WD Blue vào test.





Với thằng laptop đen AMD Ryzen không cần biết là ổ nvme Adata hay ổ WD Blue, boot vô cái là chời ơi hai đứa tụi nó tay bắt mặt mừng ngay từ bãi gửi xe.
Còn đối với thằng Intel 11th Gen, làm kiểu gì cũng ko thể thấy được thằng nvme Adata (mặc dù tôi đem nó qua máy bàn đang chạy nhận bình thường). Còn ổ WD Blue 1TB kia bằng đầu ko nhận, nhưng nếu nhẫn nại load cho em nó cái driver IRST thì nó mới cuối cùng ỏng ẹo chường cái bản mặt ra cho Windows thấy.

Vậy tôi có câu hỏi ở đây. Đều cùng là một bản cài Win 10 Pro 2004, tại sao trên 2 máy HP envy Intel 11th gen và HP envy AMD Ryzen lại có khác biệt như vậy? Cái gì làm nên sự khác biệt này? Hay nói khác đi, cái gì làm cho con AMD Ryzen nhận ra các ổ nvme ngay từ đầu trong khi tôi đâu có cài thêm driver mém nào đâu? Đừng nói là trong chipset của AMD có embeded sẵn driver của các nvme nha. Tới đây hy vọng đã hé hé cho các bạn câu trả lời.

Nhân tiện tôi cũng test xem có phải Intel VMD là thủ phạm như một bạn nói ko. Tôi đã download zip file của bạn ấy trên đây bỏ vào bộ cài Win 10.

Load VMD



Cài driver VMD



Và cuối cùng là ... vũ như cẩn.
Mình rất tò mò về con máy kia của bạn, đã inbox hỏi bạn để xin được temviewer trên winpe. Và cũng đã nhắn bạn ở đây 2 lần nhưng chưa thấy bạn trả lời. Nếu có thể bạn inbox mình qua Zalo hay Fanpage đã gửi trong tin nhắn riêng để mình tìm hiểu nguyên nhân thật sự. Cám ơn bạn!
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Như vậy ổ ADATA 1T của bạn cắm trên lap Intel Gen 10th hay Gen 11th thì đều không nhận cho dù dùng Anhdv 2.05, dùng bộ Pro for Workstation tích hợp sẵn Intel VMD cũng không nhận, load drivers VMD lúc cài cũng không nhận====> theo tôi bạn đem ra bảo nó đổi cho con khác, chắc thằng Intel nó có thù hằn gì với Adata.

Trường hợp Ryzen thì khỏi nói rồi, Ryzen không dùng VMD và BIOS vẫn để ổ cứng chạy ở AHCI chứ không phải Raid như máy Intel, nếu máy bạn mà chuyển được về ahci như máy Dell của bác @guest11 thì vấn đề trở nên đơn giản.

Intel Gen 10th không hoặc chưa thấy ai kêu vấn đề không thấy ổ cứng, chỉ có trường hợp máy bạn do đó không đủ để kết luận Intel Gen10th có vấn đề và lại trường hợp xảy ra lại trên cùng một ổ ADATA nên bạn nên xem lại ổ của bạn, và bạn cũng nói thay ổ WD Blue vào rồi dùng bộ Pro Workstation tích hợp VMD của anhdv vào cái là cài được luôn đấy thôi.
Tôi đoán máy của chủ topic được đặt RAID, nhưng chủ topic không vào BIOS để đổi qua AHCI được nên không clean install Windows được.

Tình cờ tôi tìm được trang web này.
Cách thức đổi RAID qua AHCI và ngược lại từ AHCI qua RAID. Theo tác giả, cách này đã được thử nghiệm trên máy
Dell XPS 15 (9560), và cũng theo lời tác giả, cách này rất có thể thành công trên nhiều máy khác. Tôi chưa thử vì tôi đã mãn nguyện với AHCI rồi.


Cách đổi AHCI qua RAID dưới đây không cần phải cài đặt lại Windows

Tôi nghĩ trong thế giới chúng ta đang sống, đã có ổ khóa thì phải có chìa khóa. Vấn đề là tìm keys bằng cách nào. Trong thế giới digital, các nhà sản xuất softwares, hardwares giấu chìa khóa. Người tiêu thụ muốn có chìa khóa phải trả tiền, ngoại trừ crackers.
 
Sửa lần cuối:

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Mình rất tò mò về con máy kia của bạn, đã inbox hỏi bạn để xin được temviewer trên winpe. Và cũng đã nhắn bạn ở đây 2 lần nhưng chưa thấy bạn trả lời. Nếu có thể bạn inbox mình qua Zalo hay Fanpage đã gửi trong tin nhắn riêng để mình tìm hiểu nguyên nhân thật sự. Cám ơn bạn!

Chắc có lẽ bạn chủ topic chưa biết về uy tín của cháu nên còn ngần ngại việc cho phép teamview vào máy. Bạn chủ topic nên để cho @anhdv vào rồi phân rõ trắng đen, tôi cũng muốn biết nguyên nhân thực sự từ đâu? Còn chỉnh Bios thì chắc mình thua phải không cháu @anhdv, làm sao mình chỉnh từ BIOS được?
 
Như vậy ổ ADATA 1T của bạn cắm trên lap Intel Gen 10th hay Gen 11th thì đều không nhận cho dù dùng Anhdv 2.05, dùng bộ Pro for Workstation tích hợp sẵn Intel VMD cũng không nhận, load drivers VMD lúc cài cũng không nhận====> theo tôi bạn đem ra bảo nó đổi cho con khác, chắc thằng Intel nó có thù hằn gì với Adata.

Trường hợp Ryzen thì khỏi nói rồi, Ryzen không dùng VMD và BIOS vẫn để ổ cứng chạy ở AHCI chứ không phải Raid như máy Intel, nếu máy bạn mà chuyển được về ahci như máy Dell của bác @guest11 thì vấn đề trở nên đơn giản.

Intel Gen 10th không hoặc chưa thấy ai kêu vấn đề không thấy ổ cứng, chỉ có trường hợp máy bạn do đó không đủ để kết luận Intel Gen10th có vấn đề và lại trường hợp xảy ra lại trên cùng một ổ ADATA nên bạn nên xem lại ổ của bạn, và bạn cũng nói thay ổ WD Blue vào rồi dùng bộ Pro Workstation tích hợp VMD của anhdv vào cái là cài được luôn đấy thôi.
Bạn nói có thể do ổ ADATA có thể cũng đúng. Tôi đã vào trang Pangoly so sánh giữa 2 ổ WD Blue và ADATA thì thấy 2 thằng này ra đời cách nhau 1 tháng (10 và 11/2019) nên ko thể nói giờ này mà ko có driver hay thằng có thằng ko. Đợt bán hàng giảm giá cuối năm vừa rồi 'giang hồ' rỉ tai nhau đừng mua ổ nvme ADATA nữa vì thằng Đài loan Adata đã âm thầm đổi controller, firmware và NAND trong dòng 8200 Pro bị trang Tomshareware phát hiện.
Tôi nghĩ con ADATA 8100 của tôi cũng ko thoát khỏi số phận. Và đây có thể là nguyên nhân gây ra cớ sự chăng. Bị đã quá hạn trả đổi nên giờ mới ngồi ngậm đắng ôm em nó. Nhưng cái ấn tượng của nó là (khi cùng lắp vào laptop Ryzen) nó boot nhanh gần gấp rưỡi con WD Blue. Mấy loại ổ nvme ngày nay boot nhanh như nào, vậy mà mình còn cảm thấy sự khác biệt là đủ biết.

Còn nói về máy AMD Ryzen, thì tôi đã boot vào Bios để 2 máy (1 Intel 1 AMD) laptop envy kề nhau so sánh từng tab một. Giống y chang nhau. Nói khác đi máy AMD Ryzen cũng ko có option RAID/AHCI gì ráo. HP cố tình cấm cửa người dùng của họ đụng vào.
 
Mình rất tò mò về con máy kia của bạn, đã inbox hỏi bạn để xin được temviewer trên winpe. Và cũng đã nhắn bạn ở đây 2 lần nhưng chưa thấy bạn trả lời. Nếu có thể bạn inbox mình qua Zalo hay Fanpage đã gửi trong tin nhắn riêng để mình tìm hiểu nguyên nhân thật sự. Cám ơn bạn!
Nếu ko có gì tối nay tôi sẽ liên lạc với bạn.
 

dungltcd

Lạt Ma
Bạn nói có thể do ổ ADATA có thể cũng đúng. Tôi đã vào trang Pangoly so sánh giữa 2 ổ WD Blue và ADATA thì thấy 2 thằng này ra đời cách nhau 1 tháng (10 và 11/2019) nên ko thể nói giờ này mà ko có driver hay thằng có thằng ko. Đợt bán hàng giảm giá cuối năm vừa rồi 'giang hồ' rỉ tai nhau đừng mua ổ nvme ADATA nữa vì thằng Đài loan Adata đã âm thầm đổi controller, firmware và NAND trong dòng 8200 Pro bị trang Tomshareware phát hiện.
Tôi nghĩ con ADATA 8100 của tôi cũng ko thoát khỏi số phận. Và đây có thể là nguyên nhân gây ra cớ sự chăng. Bị đã quá hạn trả đổi nên giờ mới ngồi ngậm đắng ôm em nó. Nhưng cái ấn tượng của nó là (khi cùng lắp vào laptop Ryzen) nó boot nhanh gần gấp rưỡi con WD Blue. Mấy loại ổ nvme ngày nay boot nhanh như nào, vậy mà mình còn cảm thấy sự khác biệt là đủ biết.

Còn nói về máy AMD Ryzen, thì tôi đã boot vào Bios để 2 máy (1 Intel 1 AMD) laptop envy kề nhau so sánh từng tab một. Giống y chang nhau. Nói khác đi máy AMD Ryzen cũng ko có option RAID/AHCI gì ráo. HP cố tình cấm cửa người dùng của họ đụng vào.
Không phải do thiếu drivers NVME của ổ Adata đâu bạn, Windows 10 nó đã có đủ hết rồi, W7 thì mới thiếu.
Ổ ADATA của bạn cũng không hỏng, mình nghĩ ở đây chỉ là vấn đề không tương thích thôi, chuyện này thi thoảng vẫn xảy ra.
Ryzen thì nó vẫn để mặc định là AHCI thôi nhưng ông HP không cho config cái này trong BiOS nữa.
 

anhdv

Rìu Chiến
Chắc có lẽ bạn chủ topic chưa biết về uy tín của cháu nên còn ngần ngại việc cho phép teamview vào máy. Bạn chủ topic nên để cho @anhdv vào rồi phân rõ trắng đen, tôi cũng muốn biết nguyên nhân thực sự từ đâu? Còn chỉnh Bios thì chắc mình thua phải không cháu @anhdv, làm sao mình chỉnh từ BIOS được?
Dạ, thực ra là máy mới không có dữ liệu gì nên không lo ngại gì. Còn bios mình cứ xác định là nó khóa không cho chỉnh thôi Bác ạ.
 
Cám ơn bạn nhé!
Zalo ko cho tôi gọi cho bạn khi mới Add Friend. Đã nhắn tin cho bạn chưa thấy trả lời.
Thật ra thì anhdv boot rất hay. Nó lợi hại trong những tình huống cấp cứu máy. Tức là khi ổ cứng đó đã và đang làm việc lâu nay trong máy rồi. Còn khi lắp 1 ổ cứng mới toanh đối với máy đó (trong trường hợp của tôi là HP Envy) thì nó nhận ko ra. Đó là lý do tại sao khi bạn đem anhdv boot ra các cửa tiệm test đều thấy ổ là vì những ổ đó đã nằm trong máy sẵn và đang hoạt tốt rồi.
Tôi đã thử dùng anhdv boot vào WinPE để test cả 2 ổ Adata và WD Blue. Cả 2 ổ này ban đầu đều ko nhận được.
Với ổ Adata cũng giống như boot vào ko dùng WinPE, dù có load driver cũng vẫn ko nhận ra nó.
Còn đối với ổ WD Blue, sau khi load driver thì thấy nó hiện ra. Tôi đã thử cài luôn Win 10 Pro ngay trong WinPE. Tất cả đều tốt đẹp. Duy chỉ có cái là khi boot ra trở lại thì máy báo lỗi ko access được boot drive và nó cứ làm cái loop boot liên tục cho tới khi tôi buộc phải tắt nó đi.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Zalo ko cho tôi gọi cho bạn khi mới Add Friend. Đã nhắn tin cho bạn chưa thấy trả lời.
Thật ra thì anhdv boot rất hay. Nó lợi hại trong những tình huống cấp cứu máy. Tức là khi ổ cứng đó đã và đang làm việc lâu nay trong máy rồi. Còn khi lắp 1 ổ cứng mới toanh đối với máy đó (trong trường hợp của tôi là HP Envy) thì nó nhận ko ra. Đó là lý do tại sao khi bạn đem anhdv boot ra các cửa tiệm test đều thấy ổ là vì những ổ đó đã nằm trong máy sẵn và đang hoạt tốt rồi.
Tôi đã thử dùng anhdv boot vào WinPE để test cả 2 ổ Adata và WD Blue. Cả 2 ổ này ban đầu đều ko nhận được.
Với ổ Adata cũng giống như boot vào ko dùng WinPE, dù có load driver cũng vẫn ko nhận ra nó.
Còn đối với ổ WD Blue, sau khi load driver thì thấy nó hiện ra. Tôi đã thử cài luôn Win 10 Pro ngay trong WinPE. Tất cả đều tốt đẹp. Duy chỉ có cái là khi boot ra trở lại thì máy báo lỗi ko access được boot drive và nó cứ làm cái loop boot liên tục cho tới khi tôi buộc phải tắt nó đi.
Máy tôi ban đầu cũng bị 2 lỗi giống máy bạn khi cài Windows
- boot liên tục (loop) cho tới khi tôi phải tắt đi
- Không nhận ra ổ SSD
Sau đó tôi đổi RAID qua AHCI và máy cài Windows tốt đẹp. Điều này cũng có nghĩa là SSD của bạn không bị hư, và không có gì sai trái trong anhdv usb boot.

Qua sự kiện máy tôi, tôi đoán máy bạn cũng ở trong tình trạng RAID. Khác biệt là máy tôi (Dell) vào BIOS sửa dễ dàng, còn máy bạn không chỉnh sửa trong BIOS giống máy tôi.

Tôi có tìm thấy một tập hướng dẫn đổi RAID qua Non-RAID của máy HP
Với máy HP bạn không chỉnh sửa qua phím tắt F2, F10, F12, hoặc bất cứ phím F nào khác mà phải dùng phím tắt Ctrl I. để vào OPTION ROM của máy HP dùng để hoán chuyển RAID qua Non-RAID.

Tập hướng dẫn máy HP tại đây, trang 25

Bạn có thể tham khảo thêm về RAID của HP tại trang này
 

anhdv

Rìu Chiến
Máy tôi ban đầu cũng bị 2 lỗi giống máy bạn khi cài Windows
- boot liên tục (loop) cho tới khi tôi phải tắt đi
- Không nhận ra ổ SSD
Sau đó tôi đổi RAID qua AHCI và máy cài Windows tốt đẹp. Điều này cũng có nghĩa là SSD của bạn không bị hư, và không có gì sai trái trong anhdv usb boot.

Qua sự kiện máy tôi, tôi đoán máy bạn cũng ở trong tình trạng RAID. Khác biệt là máy tôi (Dell) vào BIOS sửa dễ dàng, còn máy bạn không chỉnh sửa trong BIOS giống máy tôi.

Tôi có tìm thấy một tập hướng dẫn đổi RAID qua Non-RAID của máy HP
Với máy HP bạn không chỉnh sửa qua phím tắt F2, F10, F12, hoặc bất cứ phím F nào khác mà phải dùng phím tắt Ctrl I. để vào OPTION ROM của máy HP dùng để hoán chuyển RAID qua Non-RAID.

Tập hướng dẫn máy HP tại đây, trang 25

Bạn có thể tham khảo thêm về RAID của HP tại trang này
Có lẽ d
Zalo ko cho tôi gọi cho bạn khi mới Add Friend. Đã nhắn tin cho bạn chưa thấy trả lời.
Thật ra thì anhdv boot rất hay. Nó lợi hại trong những tình huống cấp cứu máy. Tức là khi ổ cứng đó đã và đang làm việc lâu nay trong máy rồi. Còn khi lắp 1 ổ cứng mới toanh đối với máy đó (trong trường hợp của tôi là HP Envy) thì nó nhận ko ra. Đó là lý do tại sao khi bạn đem anhdv boot ra các cửa tiệm test đều thấy ổ là vì những ổ đó đã nằm trong máy sẵn và đang hoạt tốt rồi.
Tôi đã thử dùng anhdv boot vào WinPE để test cả 2 ổ Adata và WD Blue. Cả 2 ổ này ban đầu đều ko nhận được.
Với ổ Adata cũng giống như boot vào ko dùng WinPE, dù có load driver cũng vẫn ko nhận ra nó.
Còn đối với ổ WD Blue, sau khi load driver thì thấy nó hiện ra. Tôi đã thử cài luôn Win 10 Pro ngay trong WinPE. Tất cả đều tốt đẹp. Duy chỉ có cái là khi boot ra trở lại thì máy báo lỗi ko access được boot drive và nó cứ làm cái loop boot liên tục cho tới khi tôi buộc phải tắt nó đi.
Hôm nay mình đã vào teamviewer máy này.

Xin xác nhận là máy tính bạn chủ Topic ở đây đúng là rất đặc biệt. Thay đổi đủ version driver VHD cái ổ AData cũng không nhận. Kể cả cài đặtwindows bằng cách load driver cũng không ăn thua.

Mình phán đoán do vấn đề Bios và Firmware ổ SSD gây nên vấn đề này.
 

hunglm9986

Búa Gỗ
Vấn đề của chủ thớt ở đây là CPU thế hệ 11. WinPE hoặc Bộ cài windows chưa tích hợp IRST nên chưa thấy ổ cứng . Trên forum có rất nhiều bài hướng dẫn cài đặt Windows trên laptop thế hệ 11 bạn có thể tìm kiếm để thử thôi.
 


Top