Hỏi/ Thắc mắc - Cài 2 win trên 2 ổ cứng cùng 1 máy. | Page 2 | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Hỏi/ Thắc mắc Cài 2 win trên 2 ổ cứng cùng 1 máy.

Nhanchu

Rìu Chiến Bạc Chấm
Tôi đã dùng PM WintoHDD để cài win rất nhiều lần cho máy khác -> khỏi bàn luận.
Giá mà bác sĩ hướng dẫn cách bác đã sử dụng thành công thì hay quá.
Chứ bác chích kiểu này thì . . . !
Nếu có thể, sửa lại đi bác!
 

ansos123

Rìu Bạc
usb rẻ lắm, có mấy chục làm 1 cái để cài hoặc mua thẻ nhớ cũng đc mà cài hơi lâu tẹo
 

Nhan Nguyen

Búa Gỗ Đôi
Mình cũng mới nâng cấp ổ cứng SSD nè.
Mất 2 ngày để copy hệ điều hành từ HDD sang SSD.
Mình dùng phần mềm ở trên.
Lúc đầu làm lỗi.
Lần sau chỉ cần 1h là xong hết.
Nguyên cái hệ điều hành trên HDD.
Giờ mình xóa hệ điều hành trên HDD dùng nó làm ổ cứng chứa dữ liệu.
 

bachikho

Rìu Sắt
đang chạy w10 trên 1 ssd, h gắn thêm 1 ssd nữa để cài w11 mà cài xong boot ko thấy ssd mới đâu để khởi động w11 là sao các bác nhỉ (cả 2 đều đang để gpt)
 

malemkhoang

Rìu Chiến
@bachikho
Diến tả của bạn chưa đầy đủ.
Cách thực hiện cài đặt Windows của bạn gọi là "Dual Boot".
Bạn còn thiếu một bước là "map" phân vùng Windows 11 ở SSD thứ hai vào menu khởi động Windows (Khi Windows được cài đặt lên một phân vùng duy nhất, bình thường menu khởi động không xuất hiện, menu khởi động chỉ xuất hiện khi có yêu cầu [chẳng hạn để sửa lỗi], Dual Boot phát sinh yêu cầu lựa chọn khởi động).
Cách tạo Dual Boot đã có nhiều hướng dẫn trên Internet, tôi không hướng dẫn lại.
Nếu cài xong mà BIOS không nhận SSD thứ hai của bạn thì tôi chịu.​
 

Uchiha Duy

Búa Đá
2 ổ có sẵn win khác chuẩn mbr và gpt. có dual boot được không?
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
dual boot không chạy khác chuẩn phải không bác? em có hỏi thử chat AI nó bảo dual boot khác chuẩn được. chắc con AI dốt hay s?
BIOS được thiết lập UEFI thì ko thể boot LEGACY và ngược lại
Vì cụm từ dual boot là 2 win trên cùng 1 hệ thống
mà system của UEFI thì nó trú ngụ tại part EFI với dạng FAT32 do vậy nó ko thể boot chuẩn legacy
Nếu như 2 ổ cứng ở 2 dạng MBR và UEFI thì mỗi lần muốn boot dạng nào phải vào bios để thay đổi thì rất là phiền phức , cho nên ko thể gọi là dual boot
 

Uchiha Duy

Búa Đá
BIOS được thiết lập UEFI thì ko thể boot LEGACY và ngược lại
Vì cụm từ dual boot là 2 win trên cùng 1 hệ thống
mà system của UEFI thì nó trú ngụ tại part EFI với dạng FAT32 do vậy nó ko thể boot chuẩn legacy
Nếu như 2 ổ cứng ở 2 dạng MBR và UEFI thì mỗi lần muốn boot dạng nào phải vào bios để thay đổi thì rất là phiền phức , cho nên ko thể gọi là dual boot
ra vậy, chỉ chạy cùng chuẩn có thể chạy nhiều hdh trên 1 ổ cứng.
còn những phân vùng như recovery nó hiện chung hay riêng kiểu 1,2,3 khi dual boot? mình chưa dual boot nên chưa biết rõ chính xác để thực hiện
 

Uchiha Duy

Búa Đá
Mình thấy dùng WinNTSetup cho vụ này là ổn vì phần mềm này nó cho phép lựa chọn phân vùng chứa các tập tin BOOT.
@PhiTieu
1. Bạn giải nén bộ cài win dạng ISO ra (có thể dùng winrar) và đặt toàn bộ trong 1 thức mục.
2. tải WinNTSetup về và chạy.
3. chọn như ví dụ bên dưới.
Xem phần đính kèm 21858
Chúc bạn thành công
em mở winnt 4.6.3 chỗ dòng giữa boot drive chỉ hiện EFI PART. muốn dùng song song chuẩn gpt thì chỗ boot drive đó chọn ổ c đang dùng hay phân vùng khác rỗng?
còn chỗ installation drive chọn phân vùng có sẵn hay rỗng{sweat}
 

Song Ngoc

Rìu Bạc
Chuyện là chiều nay đang dùng chức năng reset this pc để reset lại máy thì đen đủi ăn quả mất điện ạ. Kết quả là lỗi win luôn, bắt buộc phải cài lại. Đen tập 2 là nhà lại không có cái usb nào để tạo usb cài. Chợt nghĩ ra là nhà có 2 máy tính, thế là trong đầu nảy số tháo ổ cứng máy kia ra lắp vào máy này để cài, xong lại tháo ra lắp lại máy kia. Cài đặt bình thường, xong có 2 win trên 2 ổ cứng. Nghĩ là ok rồi, ai ngờ tháo ổ máy kia ra thì máy này lại ko boot vào win được. Google thì mới biết là khi cài kiểu này thì nó chỉ tạo 1 menu boot trên cái ổ của máy kia thôi. Thế là đâm ra giờ cài được win mà ko dùng được. Nhờ anh em trợ giúp xem có cách nào để khắc phục không, ví dụ như tự tạo boot trên ổ này chẳng hạn, hoặc cách nào cài lại win trên ổ này mà ko cần usb hoặc ổ cứng khác cũng được.
Mình xin cám ơn ạ!
Cái gì cũng có thể xảy ra.
1.Máy của bạn dùng mainboard là main gì,đời mới hay cũ. Main có hổ trợ dual boot không( nghĩa là boot legacy hoặc Uefi cái nào dùng cũng được) Hình như main đời mới gần dây không còn hổ trợ boot Legacy nữa.
a)Nếu là main đời cũ có hổ trợ dual boot thì cài hệ diều hành (hai hệ diều hành trên hai ổ cứng khác chuẩn) vẫn duoc. Tuy nhiên phải lưu ý là không nên và không thể đem cái ổ cứng đã cài Hệ diều hành nào đó trên 1 mainboard khác cắm vào 1 main khác( Ngoại lệ: Ổ cứng cài hệ điều hành Ubuntu không cần biết chuẩn gì đem cắm vào 1 main khác nó tự nhận,tự diều chỉnh tương thích và chạy bình thường)
b) Nếu là main đời mới thì chọn hai hệ điều hành cùng chuẩn UEFI nhưng làm ơn cài hai hệ diều hành khác nhau.Ví dụ 1 cái Win 10,1 cái Win 11.
2.Điều chỉnh trong BIOS (chế độ boot cho main đời cũ là Auto ) và lưu lại: thứ tự Ổ cứng( để mặc định khi boot khởi dộng).
3.Khi muốn boot để dùng 1 hệ điều hành không phải mặc định ta phải nhấn phím để vào Harddisk(tùy theo main ,ví dụ F12,F1...).
Đây là kinh nghiệm của mình,đang xài và đang ổn dịnh nên thông tin đến bạn tham khảo.Xin các A/C/E cao nhân vui lòng bỏ qua cho mình những sai sót nhé.( Mình xài song song 2 Hệ điều hành trên hai Ổ cứng độc lập cùng 1 main.Trước mình cài hai hệ ( Win 11 22H2 và Ubuntu 22.04LTS) theo chuẩn GPT.Nhưng khi có bản 23H2 mình cài thì nó tự sửa cho về MBR không cách gì cài theo chuẩn GPT như khi dùng bản 22H2).
 

Uchiha Duy

Búa Đá
Cái gì cũng có thể xảy ra.
1.Máy của bạn dùng mainboard là main gì,đời mới hay cũ. Main có hổ trợ dual boot không( nghĩa là boot legacy hoặc Uefi cái nào dùng cũng được) Hình như main đời mới gần dây không còn hổ trợ boot Legacy nữa.
a)Nếu là main đời cũ có hổ trợ dual boot thì cài hệ diều hành (hai hệ diều hành trên hai ổ cứng khác chuẩn) vẫn duoc. Tuy nhiên phải lưu ý là không nên và không thể đem cái ổ cứng đã cài Hệ diều hành nào đó trên 1 mainboard khác cắm vào 1 main khác( Ngoại lệ: Ổ cứng cài hệ điều hành Ubuntu không cần biết chuẩn gì đem cắm vào 1 main khác nó tự nhận,tự diều chỉnh tương thích và chạy bình thường)
b) Nếu là main đời mới thì chọn hai hệ điều hành cùng chuẩn UEFI nhưng làm ơn cài hai hệ diều hành khác nhau.Ví dụ 1 cái Win 10,1 cái Win 11.
2.Điều chỉnh trong BIOS (chế độ boot cho main đời cũ là Auto ) và lưu lại: thứ tự Ổ cứng( để mặc định khi boot khởi dộng).
3.Khi muốn boot để dùng 1 hệ điều hành không phải mặc định ta phải nhấn phím để vào Harddisk(tùy theo main ,ví dụ F12,F1...).
Đây là kinh nghiệm của mình,đang xài và đang ổn dịnh nên thông tin đến bạn tham khảo.Xin các A/C/E cao nhân vui lòng bỏ qua cho mình những sai sót nhé.( Mình xài song song 2 Hệ điều hành trên hai Ổ cứng độc lập cùng 1 main.Trước mình cài hai hệ ( Win 11 22H2 và Ubuntu 22.04LTS) theo chuẩn GPT.Nhưng khi có bản 23H2 mình cài thì nó tự sửa cho về MBR không cách gì cài theo chuẩn GPT như khi dùng bản 22H2).
bác dùng 2 win 2 ổ cùng chuẩn gpt độc lập có phân vùng boot(efi) riêng mỗi ổ hay chung? em vẫn thắc mắc vấn đề phân vùng đó dùng sao cho ổn định.

nghe nói dualboot chạy legacy chuẩn mbr ổn định ít gặp lỗi hơn
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
bác dùng 2 win 2 ổ cùng chuẩn gpt độc lập có phân vùng boot(efi) riêng mỗi ổ hay chung? em vẫn thắc mắc vấn đề phân vùng đó dùng sao cho ổn định.

nghe nói dualboot chạy legacy chuẩn mbr ổn định ít gặp lỗi hơn
Dual boot thì system quản lý chung cho 2 HDH , mỗi HDH có file boot riêng
dual boot legacy hay EFI trong 1 DISK thì ko nói gì , nếu 2 disk thì cái disk ko có chứa system sẽ ko boot được nếu như cái disk chứa system bị tháo khỏi máy
===========
Nguyên HDH WINDOWS khởi động như sau :
BIOS load device => load system , system gọi boot
 

Song Ngoc

Rìu Bạc
Dual boot thì system quản lý chung cho 2 HDH , mỗi HDH có file boot riêng
dual boot legacy hay EFI trong 1 DISK thì ko nói gì , nếu 2 disk thì cái disk ko có chứa system sẽ ko boot được nếu như cái disk chứa system bị tháo khỏi máy
===========
Nguyên HDH WINDOWS khởi động như sau :
BIOS load device => load system , system gọi boot
Bác @sec0 và A/C/E trong dđ cho tôi hỏi có cách nào cài Win 11 23H2 mà nó không tự sửa và quay về chuẩn Legacy không nhỉ?Như tôi đã nói ở trên: Trước tôi cài hai hệ ( Win 11 22H2 và Ubuntu 22.04LTS) theo chuẩn GPTvà xài bình thường.Nhưng khi có bản 23H2tôi cài mới thì nó tự sửa cho về MBR(rất nhiều lần thí nghiệm: bằng Usb,bằng NT setup..) không cách gì cài theo chuẩn GPT như khi dùng bản 22H2).Máy của tôi có chế độ dual boot(chọn auto không được,EFI cũng không được).Mainboard cổ.
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Bác @sec0 và A/C/E trong dđ cho tôi hỏi có cách nào cài Win 11 23H2 mà nó không tự sửa và quay về chuẩn Legacy không nhỉ?Như tôi đã nói ở trên: Trước tôi cài hai hệ ( Win 11 22H2 và Ubuntu 22.04LTS) theo chuẩn GPTvà xài bình thường.Nhưng khi có bản 23H2tôi cài mới thì nó tự sửa cho về MBR(rất nhiều lần thí nghiệm: bằng Usb,bằng NT setup..) không cách gì cài theo chuẩn GPT như khi dùng bản 22H2).Máy của tôi có chế độ dual boot(chọn auto không được,EFI cũng không được).Mainboard cổ.
Main của bác là loại gì , nếu như socket 775 G41 thì nó ko hổ trợ USB boot EFI do vậy khi boot = usb thì nó mặc định là legacy .
Nếu bios boot efi mà nó tự chuyển HDD về MBR là chuyện lạ
 


Top