Cách tương tác hiệu quả khi học trực tuyến | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Cách tương tác hiệu quả khi học trực tuyến

Poly Trinh

Gà con
Giáo viên có thể cải tiến và cá nhân hóa việc học tập, hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức, thay đổi phương pháp phù hợp môi trường số...

Thông tin chia sẻ bởi ông Đặng Quang Hùng - Phó tổng giám đốc Hệ thống giáo dục HOCMAI. Với gần 15 năm kinh nghiệm phát triển hệ thống học trực tuyến và phục vụ cho hơn 5 triệu người dùng, ông Hùng phân tích bức tranh giảng dạy online tại Việt Nam có thể chia thành ba cấp độ.

Cấp độ một - số hóa một phần học liệu: Nhà trường và giáo viên chuyển một số học liệu sang dạng tài liệu online và gửi cho học sinh thông qua một số công cụ giao tiếp như email, chat. Cấp độ này hầu như không tạo ra sự thay đổi trong việc giảng dạy mà chỉ là sự gia tăng tiện ích.

Cấp độ hai - có hỗ trợ của công cụ quản lý nội dung, giao tiếp: Cấp độ này nâng cao hơn về khả năng vận dụng môi trường số; bắt đầu tạo ra sự thay đổi khi có thể tổ chức những buổi giảng trực tuyến, việc giao bài tập, chia sẻ học liệu tổ chức chặt chẽ hơn dưới sự hỗ trợ của các công cụ.

Tại cấp độ này, nhà trường và giáo viên áp dụng các hệ thống quản lý nội dung LMS, nền tảng giảng dạy (Zoom, Google meets, Microsoft Team). Một số trường có năng lực, nguồn lực, có thể tổ chức toàn bộ hoạt động trên nền tảng công nghệ thành một hệ sinh thái khép kín.

Tuy nhiên cấp độ này vẫn chỉ là số hóa học liệu và hoạt động chứ chưa hoàn toàn chuyển đổi số trong giáo dục, bởi việc tổ chức quản lý hay giảng dạy vẫn theo phương pháp truyền thống.

Cấp độ 3 - chuyển đổi số trong dạy và học: Cấp độ cao nhất của dạy trực tuyến với cách tư duy và tổ chức của nhà trường được tái cấu trúc, quy trình tác nghiệp thay đổi để phù hợp hình thức này. Giáo viên cũng thay đổi phương pháp luận, phương pháp tiếp cận trong từng bài giảng để thực sự tạo ra một bài giảng online, vượt qua tư duy online hóa việc dạy offline.

Cấp độ này phổ biến tại các đơn vị giáo dục trực tuyến chuyên nghiệp, đơn cử như HOCMAI. Chương trình học xây dựng chủ động, có mục tiêu và lộ trình rõ ràng, được kiểm chứng trong một thời gian dài. Hệ sinh thái đa dạng, tối ưu cho việc thu thập kiến thức của từng cá nhân nhờ kênh trao đổi bài với giáo viên và bạn bè, ngân hàng bài kiểm tra, thi thử, ôn tập kiến thức, luyện thi.
Ông Đặng Quang Hùng. Ảnh: NVCC

Ông Đặng Quang Hùng. Ảnh: NVCC

Tăng hiệu quả giảng dạy trực tuyến

Để đạt hiệu quả trong việc học trực tuyến, ông Hùng cho rằng các trường cần tận dụng công nghệ nhằm cải tiến giáo dục và cá nhân hóa trong học tập. Mục tiêu hướng đến thúc đẩy việc tự học, tự tìm hiểu của học sinh, giảm thời lượng cho các lớp trực tuyến đồng thời tăng tính tương tác để giúp buổi học hiệu quả và thu hút hơn. Ngoài ra, việc xây dựng các học liệu chung sẽ gia tăng chất lượng trên cơ sở tận dụng tối đa hàm lượng chuyên môn. Nhà trường có thể tham khảo các phương pháp học trực tuyến để tối ưu hóa việc giảng dạy.

Với quá trình trang bị kiến thức: Giáo viên có thể hệ thống các yêu cầu cần đạt và đưa trước bộ câu hỏi kiểm tra kiến thức (ở mức độ nhận biết, thông hiểu), dựa vào đó học sinh có định hướng trong việc tự tìm hiểu kiến thức. Học sinh được hướng dẫn cách tiếp cận bài giảng như tự học qua sách giáo khoa, tự tìm tài liệu liên quan để nắm kiến thức, trả lời bộ câu hỏi.

Xây dựng sẵn các bài giảng: Tổ chuyên môn có thể soạn slides hoặc video thu sẵn trang bị kiến thức căn bản một cách tuần tự cho cả khối. Cách này tận dụng sức mạnh tập thể, tạo ra nội dung đồng bộ các cấp như bài giảng tiêu chuẩn. Một cách khác là liên hệ với các đơn vị như HOCMAI, chọn lọc các bài giảng phù hợp với nhà trường. Cách này có thể tiết kiệm thời gian và giảm áp lực cho giáo viên.

Học tương tác: Buổi học trực tuyến có thể tập trung hỏi đáp và minh họa các phương pháp, ví dụ điển hình dựa trên kiến thức mà học sinh đã tự tìm hiểu trước đó. Trong buổi học này, giáo viên có thể giải đáp, minh họa, phân tích các ví dụ hay thí nghiệm, mô phỏng giúp học sinh đào sâu, hiểu thêm kiến thức.

Đối với việc nâng cao khả năng vận dụng kiến thức, giáo viên nên giao bài tập từ cơ bản đến nâng cao hoặc giao dự án, yêu cầu học sinh tự làm bài theo kế hoạch, khuyến khích tự tìm hiểu đối với các bài tập nâng cao. Để dễ dàng tổng hợp, phân tích làm dữ kiện cho các buổi giảng sau, giáo viên cố gắng sử dụng các nền tảng công nghệ và các phần mềm cho phép giao bài trực tuyến, chấm tự động (với dạng bài trắc nghiệm).

Thầy cô nên tổ chức các buổi sửa bài trực tuyến trên cơ sở thống kê kết quả nhằm tìm ra những thường gặp, có thể chia theo từng nhóm vấn đề để hỗ trợ học sinh tốt nhất. Với những học sinh chưa vững kiến thức (dựa trên dữ liệu làm bài), giáo viên có thể giao thêm bài giảng, bài tập hoặc tạo nhóm phụ đạo.

Kiểm tra, đánh giá: Google Form hoặc các công cụ thi trực tuyến khác cho phép tổng hợp kết quả và phân tích điểm mạnh, khuyết điểm của học sinh để có hướng bổ trợ thêm.

Ông Hùng nhấn mạnh, việc kiểm tra nhằm đánh giá, phân tích mức độ thu nhận kiến thức của học sinh, qua đó có biện pháp bổ trợ thêm hoặc điều chỉnh nội dung giảng dạy. Nhà trường nên tận dụng các công cụ trực tuyến có khả năng hỗ trợ chấm, tổng hợp dữ liệu để tăng hiệu quả thực hiện quá trình này.
Nguồn: vnexpress.net
 


Bài Viết Mới

Top