Các đặc trưng của kỹ thuật đo lường | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Các đặc trưng của kỹ thuật đo lường

  • Thread starter chuviet1991
  • Ngày gửi
C

chuviet1991

Trong kỹ thuật đo lường có các đặc trưng sau đây:

  • Đại lượng cần đo
  • Điều kiện đo
  • Đơn vị đo
  • Phương pháp đo, thiết bị đo
  • Người quan sát hoặc các thiết bị thu nhận kết quả đo
  • Kết quả đo



kyoritsu-4105.jpg




I. Đại lượng đo (tín hiệu đo)


1. Theo tính chất thay đổi của đại lượng đo


Có thể chia thành

a. Đại lượng đo tiền định: Là đại lượng đo đã biết trước quy luật thay đổi theo thời gian của chúng, nhưng một (hoặc nhiều) thông số của chúng chưa biết cần phải đo.

b. Đại lượng đo ngẫu nhiên: Là đại lượng đo mà sự thay đổi theo thời gian không theo 1 quy luật nào cả.

Nếu ta lấy bất cứ giá trị nào của tín hiệu thì ta đều nhận được đại lượng ngẫu nhiên

Ta thấy rằng trong thực tế đa số các đại lượng đo đều là ngẫu nhiên.

Vì thế nếu đại lượng đo ngẫu nhiên có tần số thay đổi nhanh sẽ không thể đo được bằng các phép đo thông thường. Trong trường hợp này ta phải sử dụng 1 phương pháp đo đặc biệt đó là đo lường thống kê.


kyoritsu-8031.jpg




2. Theo cách biến đổi tín hiệu đo

Có thể chia thành

a. Tín hiệu đo tương tự (analog): Tín hiệu đo liên tục là biến đổi nó thành 1 tín hiệu đo khác tương tự nó.

Ứng với tín hiệu đo này người ta chế tạo các dụng cụ đo tương tự

Ví dụ: Một ampe mét có kim chỉ tương ứng với cường độ dòng điện

b. Tín hiệu đo số(digital): Tín hiệu đo rời rạc tức là biến đổi từ tín hiệu tương tự thành tín hiệu số

Ứng với tín hiệu đo này người ta chế tạo các dụng cụ đo số.


3. Theo bản chất của đại lượng đo


Có thể chia thành

a. Đại lượng đo năng lượng: Tức là đại lượng đo mà bản thân nó mang năng lượng

Ví dụ: Sức điện động, điện áp, dòng điện, công suất, năng lượng, từ thông, cường độ từ trường…

b. Các đại lượng đo thông số: Đó là các thông số của mạch điện như điện trở, điện cảm, điện dung, hệ số từ trường

c. Các đại lượng đo phụ thuộc thời gian: Như chu kỳ, tần số góc, góc pha

d. Các đại lượng đo không điện: Để đo được bằng phương pháp điện, nhất thiết phải biến đổi chúng thành điện nhờ các bộ chuyển đổi đo lường sơ cấp

Nhờ các bộ chuyển đổi này mà ta nhận được tín hiệu điện Y tỷ lệ với đại lượng cần đo X, tức là Y = f(X)
 


Top