Bí kíp tạo ấn tượng đầu tiên tuyệt vời | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Bí kíp tạo ấn tượng đầu tiên tuyệt vời

Manila1996

Búa Đá
Bạn chỉ có một cơ hội để tạo ấn tượng đầu tiên - điều này đúng trong nhiều tình huống, từ phỏng vấn xin việc cho đến tiếp thị sản phẩm với khách hàng. Làm thế nào để bạn tạo được ấn tượng tốt đẹp khó quên với mọi người?

Nhận thức cảm tính là nhận thức thấp nhất, nhưng xuất hiện đầu tiên khi chúng ta đánh giá điều gì đó. Vì thế, chúng ta có thói quen phán đoán về người khác chỉ trong 1 nano giây - dù không cố ý, hay dù đã nhắc nhở bản thân phải lý trí và khách quan. Và một khi ấn tượng đó được hình thành, thì rất khó để thay đổi nó.
bi-kip-tao-an-tuong-dau-tien-tuyet-voi-careerbuilder.jpg

Tình bạn nơi công sở có thể đến từ ấn tượng đầu tiên tuyệt vời

Vì vậy, các mối quan hệ công việc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu biết cách tạo ấn tượng ban đầu một cách tích cực và ấn tượng.​

Chuẩn bị về bối cảnh​

Trước lần đầu gặp ai đó - cho dù đó là nhà tuyển dụng tiềm năng hay khách hàng mới - hãy chuẩn bị kiến thức trước: họ là ai, họ quan tâm đến điều gì và họ có thể cần gì ở bạn. Mục tiêu là trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, bạn thể hiện rằng bạn hiểu vấn đề mà người khác đang cố gắng giải quyết và bạn có cách để giúp họ. Để đảm bảo hiệu quả, bạn nên chuẩn bị 2 hoặc 3 vấn đề mấu chốt mà bạn muốn trình bày. Thứ tự của chúng có thể tùy thuộc vào tình huống, nhưng nhìn chung, chúng phải thể hiện kiến thức, khả năng hoạch định chiến lược và sự hiểu biết của bạn về lĩnh vực đang nói tới. Lý tưởng nhất là bạn đề cập đến chúng “một cách tự nhiên” nhưng chủ động. Ít nhất, hãy khiến đối phương thấy được các lý do cho thấy họ cần bạn.​

Lưu ý đến ngôn ngữ cơ thể của bạn​

Lo lắng khi gặp một ai đó mới là bình thường, nhưng sự tự tin và thoải mái lại luôn cuốn hút người khác. Vì thế, luyện tập không bao giờ là thừa: ngồi thẳng lưng, bước đi với tư thế ngẩng cao đầu. Đối với các cuộc gặp gỡ đặc biệt quan trọng, bạn cũng có thể tự quay video chính mình để biết người khác sẽ nhìn thấy mình như thế nào. Quan sát bản thân theo cách này sẽ giúp bạn xác định cách để cải thiện hình ảnh. Nhờ ai đó nhiều năm trong nghề đóng vai phỏng vấn cũng có hiệu quả rất tốt vì họ có thể mang lại đánh giá khách quan.​

Thể hiện thế mạnh của bạn​

Thật tuyệt nếu có những người có thể giúp bạn biết ấn tượng của người khác về bạn. Hãy hỏi họ xem điểm mạnh, điểm nổi bật của bạn và những điều đáng yêu nhất ở bạn là gì - rồi thể hiện những điều đó khi bạn gặp một người mới. Thử nghĩ về những lời khen ngợi mà bạn đã nhận được từ đồng nghiệp và sếp. Nhiệm vụ tiếp theo là “lượng hóa” những lời khen ngợi đó thành những thông tin dễ hình dung khi bạn giới thiệu về bản thân. Ví dụ: nếu sếp nói rằng bạn là một nhà quản lý tốt, hãy tìm kiếm các chỉ số để chứng minh. Ví dụ: các báo cáo cho thấy nhóm của bạn có thành tích tốt hơn so với trước khi bạn làm quản lý. Số đông mọi người thường thích những người thành công. Vì thế, trong trường hợp này, khiêm tốn quá không hẳn là tốt.
the-hien-the-manh-cua-ban-careerbuilder.jpg

Sự quan tâm chân thành ý nghĩa hơn mọi lời khen có cánh

Tìm điểm chung​

Một cách khác để xây dựng mối quan hệ là “tìm mối liên kết hoặc điểm chung. Mối quan hệ không cần phải “sâu sắc” - có thể đơn giản là học cùng trường đại học, có con bằng tuổi hoặc gần đây đã đọc cùng một cuốn sách... Mục đích là tạo ra một kết nối đời thường giữa người với người. Điều này đòi hỏi bạn phải tìm hiểu trước một chút về họ: họ yêu thích đội bóng - danh nhân - điểm du lịch nào… chẳng han. Vấn đề là, bạn hãy đề cập đến nếu bạn thực sự có chung sở thích, bởi nếu họ phát hiện ra bạn “fake”, thì điều đó không khác gì sự lừa dối.​

Tương tác và hấp dẫn​

Sai lầm phổ biến nhất mà mọi người mắc phải khi cố gắng tạo ấn tượng tốt là họ nghĩ rằng họ phải gây ấn tượng với người đối diện bằng kiến thức hoành tráng. Nhưng một cuộc trò chuyện hấp dẫn không phải là khiến người khác “chói mắt”, mà khiến người ta ghi nhớ và hài lòng khi nghĩ về nó. Vì vậy, hãy lắng nghe những gì họ nói. Bạn càng khiến người khác cảm thấy được quan tâm, thì họ càng có xu hướng có ấn tượng tích cực về bạn. Những câu hỏi gợi mở, chu đáo mang lại nhiều sức mạnh cũng như giúp mối quan hệ phát triển một cách tự nhiên.​

Nuôi dưỡng lâu dài​

Khi cuộc gặp mặt đầu tiên kết thúc, bạn cần có các tương tác tiếp theo nếu muốn xây dựng một mối quan hệ lâu bền. Ví dụ: hãy add facebook, instagram hoặc một tài khoản mạng xã hội quen thuộc nào đó với họ để hai bên có thể tương tác qua lại. Thể hiện rằng bạn muốn kết nối qua việc bình luận những điều họ chia sẻ sẽ cho thấy bạn thực lòng quan tâm tới họ như một người bạn, chứ không phải một đầu mối có lợi cho công việc.

Tất nhiên, mối quan hệ lâu bền nhất là mối quan hệ dựa trên sự quan tâm thực lòng, tôn trọng, lịch sự và hướng tới mục tiêu tích cực. Và không có mối quan hệ tốt nào mà không cần thời gian nuôi dưỡng. Cũng lưu ý rằng: nếu bạn quá cố gắng để thể hiện sự nhiệt tình với ai đó, khả năng cao là họ sẽ nhìn ra sự thiếu tự nhiên của bạn, và nghĩ rằng bạn không chân thành. Vì thế, một lần nữa, mọi thứ nên diễn ra một cách thoải mái như con người bạn vốn là. CareerBuilder chúc bạn có những người bạn tốt trên đường đời, đồng nghiệp chân thành trong sự nghiệp.​
 

pepePE

Rìu Chiến Vàng
VIP User
bài viết tốt, cảm ơn vì sự đóng góp của bạn{hug}
 


Top