Báo Ấn Độ: Quên Trung Quốc đi, kinh tế Việt Nam đang qua mặt rồi | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Báo Ấn Độ: Quên Trung Quốc đi, kinh tế Việt Nam đang qua mặt rồi

gialang3x

Búa Gỗ Đôi
Hầu hết các chỉ số thương mại của Việt Nam đều đang ở mức cao hơn của Ấn Độ. Và hiện tại, quốc gia Đông Nam Á đang là điểm đến của nhiều doanh nghiệp muốn rời bỏ Trung Quốc, nhật báo The Hindu Business Line (Ấn Độ) nhận định trong bài xã luận đăng tải ngày 2/9.



“Trong khi loay hoay tìm cách đuổi kịp kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ liên tục bỏ lỡ cơ hội phát triển kinh tế như Việt Nam… Hiện nay Mỹ lấy nhiều hàng may mặt từ Trung Quốc, Bangladesh và Việt Nam hơn từ Ấn Độ”, tờ The Hindu Business Line mở đầu bài xã luận.
Đại dịch Covid-19 khiến Trung Quốc phải đối mặt với làn sóng tháo chạy với quy mô chưa từng có tiền lệ của các nhà đầu tư thế giới, đe dọa vị thế “công xưởng thế giới” của nước này, nhật báo Ấn bình luận.
“Trong bối cảnh đó, Việt Nam nổi lên như một lựa chọn được ưa chuộng hơn trong mắt các công ty điện tử và điện thoại di động, vốn đang tìm cách dời khỏi Trung Quốc”, theo The Hindu Business Line.
Nhật báo Ấn đưa ra số liệu thống kê cho thấy tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã tăng bình quân ở mức 18%/ năm trong 10 năm qua (tính đến 2019), cao hơn so với 5% của Ấn Độ.

“Trong cùng quãng thời gian kể trên, Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại 47 tỉ USD, một thành tựu đáng kể nếu so với mức 13 tỉ USD hồi năm 2010. Trong khi Việt Nam bắt đầu tăng trưởng mạnh, thặng dư thương mại của Ấn Độ chỉ tăng từ 130 tỉ USD trong năm 2010 lên 156 tỉ USD trong năm 2019”, The Hindu Business Line so sánh.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2019 bao gồm máy móc và trang thiết bị điện tử (chiếm 41%), may mặt (11%), giày dép (8%) và máy móc cơ khí (5%).

Mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng tốt nhất của Việt Nam tính từ 2010 đến 2019 chính là máy móc và thiết bị điện tử, với tỉ lệ tính trên tổng sản lượng xuất khẩu tăng vọt từ 10% trong năm 2010 lên 42% trong năm 2019. Trong mảng xuất khẩu máy móc thiết bị điện tử, tăng mạnh nhất là điện thoại di động (chiếm 13%), kế đến là vi mạch điện tử (7%) và linh kiện điện thoại di động (6%).

Tại Việt Nam, lượng điện thoại di động xuất bán cho thị trường Mỹ, UAE và Áo chiếm đến 40% tổng sản lượng xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2019, nhật báo Ấn Độ dẫn các số liệu thống kê cho hay.

“So sánh với sản lượng xuất khẩu các mặt hàng liên quan đến ngành sản xuất và công nghệ của Việt Nam, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Ấn Độ phần lớn là các sản phẩm có giá trị công nghệ thấp như nhiên liệu khoáng (chiếm 14%), ngọc trai (11%), máy móc (6%), hóa chất hữu cơ (5%) và xe cộ (5%).

“Ấn Độ lẽ ra phải là điểm đến lý tưởng cho ngành sản xuất công nghệ cao, nhưng Việt Nam lại là nước dẫn đầu,” The Hindu Business Line nuối tiếc bình luận.

Hồi tháng 6, Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do với liên minh châu Âu (EU), cho phép doanh nghiệp khối này đầu tư vào Việt Nam và từ đó họ có thể xuất hàng sang các thị trường khác ở châu Á – Thái Bình Dương.

“Thật đáng tiếc khi điều này diễn ra ngay trong giai đoạn các nhà xuất khẩu Ấn Độ đang mất thị phần ở EU vào tay Việt Nam… Tính từ 2009 đến 2018, xuất khẩu của Ấn Độ vào thị trường EU tăng 1,6 lần, thấp hơn nhiều so với mức tăng 4,4 lần của Việt Nam”, tờ báo Ấn Độ chỉ ra.

“Với xu hướng hiện tại trên toàn cầu, nếu dây chuyền sản xuất tiếp tục bị di dời khỏi Trung Quốc thời hậu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, việc các doanh nghiệp đổ sang Việt Nam là điều hoàn toàn hợp lý.

“Một khi đã ổn định sản xuất tại Việt Nam, họ có thể cân nhắc xuất ngược lại Trung Quốc, hoặc mở rộng hoạt động ra các nền kinh tế khác trong khối ASEAN và EU. Ấn Độ, thật đáng tiếc, sẽ tiếp tục hụt đi những lợi ích này”, The Hindu Business Line lặp lại từ “đáng tiếc” (unfortunately).

Minh Đức

Theo vbiz.vn
 
Sửa lần cuối:

Windows XPE

Búa Đá Đôi
Nó tâng bốc lên đấy chứ ngay cả ấn độ đất nước tỷ dân như tq nhưng so với tq về kinh tế và trình độ khoa học còn kém xa bởi vì trình độ dân trí vẫn còn thấp, phong tục cổ hủ lạc hậu phân hóa giai cấp vô cùng rõ rệt. TQ bảo nó copy nhưng cũng phải có trình độ mới copy được chứ giờ mà bảo vn copy được hàng iphone hay samsung, lg như tq chắc còn nằm mơ
 

gialang3x

Búa Gỗ Đôi
Nó tâng bốc lên đấy chứ ngay cả ấn độ đất nước tỷ dân như tq nhưng so với tq về kinh tế và trình độ khoa học còn kém xa bởi vì trình độ dân trí vẫn còn thấp, phong tục cổ hủ lạc hậu phân hóa giai cấp vô cùng rõ rệt. TQ bảo nó copy nhưng cũng phải có trình độ mới copy được chứ giờ mà bảo vn copy được hàng iphone hay samsung, lg như tq chắc còn nằm mơ
Chắc vụ biên giới làm Ấn Độ cay cú lắm =)) nó vuốt trụ Đại Việt là để bọn tư sản Ấn Độ sang đây đầu tư á bác.
 

Meo Map

Rìu Vàng Đôi
Bọn Đức mà chịu đem công nghiệp chính xác tụi nó qua đây thì Đại Việt đã là con đại bàng Châu Á bác nhỉ
Á, bác nói đúng, nhưng khi đó phạm vi châu Á đã là gì ạ bác!
Đại bàng ngạo nghễ khắp 5 châu mới oách xà lách chứ bác! Tự hào 5 châu quá ngạo nghễ ơi !!!

Nhân tiện, tôi khuyên bác cũng chú ý ăn rau xà lách, rất tốt cho sức khỏe :D
 


Top