Chuyện lạ - BĂNG CHÁY là gì ? sao băng lại cháy ? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Chuyện lạ BĂNG CHÁY là gì ? sao băng lại cháy ?

minh8280

Búa Đá Đôi
TÌM HIỂU VỀ BĂNG CHÁY
📍
Các nhà khoa học năng lượng tính toán năng lượng hoá thạch trên Trái đất chỉ có thể khai thác khoảng 60 năm nữa là cạn kiệt. Trong nỗ lực phát triển, con người đang đi tìm những nguồn năng lượng mới để thay thế. May mắn thay Trái Đất này còn một nguồn năng lượng khác đó là băng cháy, có thể cung cấp cấp cho con người nguồn năng lượng khổng lồ đủ cho người sử dụng trong vòng 2.000 năm nữa. Vậy băng cháy là gì?


136963509_230803765157424_5806526546422568786_n.jpg_nc_cat108ccb2_nc_sid825194_nc_ohcu5duvmD1ue4AX__g1Qw_nc_htscontent.fhan2-3.jpg


📍
Băng cháy ( còn gọi là đá cháy ), có tên khoa học là natural hydrate hoặc gas hydrate, hình thành từ các loại khí thiên nhiên như methane, ethane, propan nước trong điều kiện áp suất cao ( trên 30 atm ) và nhiệt độ thấp thấp dưới 0 độ C. Băng cháy thường tồn tại ổn định trong điều kiện thềm biển sâu ít nhất từ 300 m trở lên, các đảo ngầm đại dương và ở các vùng băng vĩnh cửu, dưới dạng thẻ rắn giống như những trái banh tuyểt nhỏ. Hiện nay có hơn 90 quốc gia có trữ lượng băng cháy. Các nước có trữ lượng băng cháy lớn nhất là Canada, Nga, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc. Tuy nhiên chưa có quốc gia nào khai thác băng cháy theo quy mô công nghiệp. Nga khai thác mỏ băng cháy ở Siberi từ năm 1965 với công nghệ truyền thống nên hiệu quả thấp.
📍
Vì sao băng cháy lại cháy được ? Tại vì, rất nhiều núi băng trôi nổi trên đại dương, dưới đáy của chúng chứa một lượng lớn metan ở thể rắn. Loại metan thể rắn này gặp lửa là lập tức bốc cháy, nó chứa nhiệt lượng tương đương với nhiệt lượng chứa trong những nhiên liệu khoáng vật đã từng biết đến trên thế giới. Nó còn là một loại nhiên liệu rất sạch nữ

Mêtan hyđrat hay còn gọi là nước đá cháy hay băng cháy là một dạng mê tan bị giam hãm trong một cấu trúc tinh thể nước, tạo thành một chất rắn tựa như băng đá.[1]

Băng cháy ổn định ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao, phần lớn được tìm thấy bên dưới lớp băng vĩnh cửu và những tầng địa chất sâu bên dưới lòng đại dương. Ban đầu khoa học cho rằng băng cháy chỉ có mặt ở khu vực ngoài Hệ mặt trời nơi có nhiệt độ thấp và nước đá là phổ biến, nhưng mêtan hyđrat sau đó lại được phát hiện trong trầm tích ở đáy đại dương của Trái Đất.[2] Trữ lượng mêtan dạng này theo ước tính dè dặt vào khoảng gấp hai lần trữ lượng cacbon được tìm thấy trong tất cả các nhiên liệu hóa thạch được biết đến trên Trái Đất.[3] Nó cũng có thể được hình thành khi khai thác khí thiên nhiên và được xem là thủ phạm gây tắc đường ống dẫn khí và làm kẹt thiết bị.

Mêtan hyđrat là thành phần phổ biến của đại quyển biển nông, và chúng hiện diện cả trong các cấu trúc trầm tích sâu, và lộ ra trên đáy đại dương. Hydrat mêtan được cho là hình thức của di cư của khí từ dưới sâu dọc theo các đứt gãy địa chất, tiếp theo là sự kết tủa hay kết tinh khi các dòng khí trồi lên tiếp xúc với nước biển lạnh. Mêtan hyđrat cũng có mặt trong lõi băng sâu ở Nam Cực, và ghi lại một lịch sử về nồng độ khí mêtan trong khí quyển, có niên đại 800.000 năm trước.[4] Mêtan hydrat trong băng là một nguồn dữ liệu sơ cấp cho việc nghiên cứu ấm lên toàn cầu, cùng với ôxycacbon điôxít.

Wiki
 

thuyanbui

Rìu Chiến Vàng Chấm
Nghe nói trữ lượng của băng cháy này ở các đại dương đủ cho con người sử dụng tới 2.000 năm lận đó, chỉ có điều khai thác nó thì nhiêu khê và phức tạp lắm. Các nhà khoa học Nga nói nếu không may khi khai thác mà làm bùng phát lên khí mêtan thì có thể xảy ra hiện tượng sóng thần.
 

Handrf

Kiếm đá
khai thác băng thì hết băng trái đất lại nóng lên. chưa ổn lắm
 


Top