Thảo luận - [AV-Test] Kết quả thử nghiệm Phần mềm diệt virus trên Windows 10 | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Thảo luận [AV-Test] Kết quả thử nghiệm Phần mềm diệt virus trên Windows 10

GloryVNz

Rìu Sắt Đôi
LwHa96S.jpg


Bài viết kiểm thử phần mềm diệt virus dưới đây do AV-Test Institut thực hiện được đăng vào 28/09/2020 bởi cây bút Frank Ziemann viết cho tờ PCwelt - Đức.
Mình xin lược dịch lại:



AV-Test Institut đã thử nghiệm 22 phần mềm diệt virus cho người dùng cá nhân trên Windows 10. Tám sản phẩm đạt đủ số điểm, không sản phẩm nào xảy ra lỗi.


AV-Test Institute đã thử nghiệm 22 phần mềm diệt virus mà các nhà sản xuất của họ đã đệ trình lên. Các bài kiểm tra chi tiết diễn ra vào tháng 7 và tháng 8 trên Windows 10 Pro (64 bit).


Kết luận: Các phần mềm AV tốt nhất

Trong 22 sản phẩm dự thi, có tám “thí sinh” đạt tổng điểm là 18 điểm:
  • AhnLab V3 Internet Security 9.0
  • Avira Antivirus Pro 15.0
  • F-Secure SAFE 17.8
  • G Data Internet Security 25,5
  • Kaspersky Internet Security 20.0
  • McAfee Total Security 23.0
  • Microsoft Windows Defender 4.18
  • NortonLifeLock Norton Security 22.20

Phương pháp kiểm tra
__________________________________________________________________________________________
Như thường lệ, các bài kiểm tra được thực hiện ở ba hạng mục:
  • Bảo vệ (protection)
  • Tốc độ (speed)
  • Khả năng sử dụng (usability)
Các phần mềm bảo vệ phải phát hiện và đẩy lùi hơn 13.500 mối đe dọa từ phần mềm độc hại trong không quá 4 tuần. Chúng cũng phải đối mặt với 370 mã độc, còn được gọi với cái tên “kiểm thử thực tế” (Mã độc Zero-day)

Tester sẽ kiểm tra thử với mức độ nào thì các phần mềm diệt virus làm chậm các tác vụ phổ biến hàng ngày, chẳng hạn như: lướt web, tải về, sao chép file hoặc cài đặt và sử dụng phần mềm hợp pháp.

Kết quả đánh giá đến từ các cảnh báo giả (false positives) xảy ra trong suốt tiến trình. Phần mềm được kiểm tra với tùy chỉnh mặc định và tất cả tùy chỉnh nâng cao có thể, bao gồm bảo vệ đám mây (cloud function)

Mỗi hạng mục tối đa 6 điểm, tổng tối đa là 18. Sản phẩm đạt tổng điểm từ 10 điểm trở lên và mỗi loại đạt ít nhất 1 điểm sẽ nhận được giấy chứng nhận. Ngoài ra, AV-Test trao tặng xếp hạng “Sản phẩm hàng đầu (Top Product)” cho các giải pháp đạt điểm cực kỳ tốt (extremely well) trong tất cả các tiêu chí kiểm tra, và đạt được tổng số điểm từ 17,5 trở lên.
__________________________________________________________________________________________

PtQL30E.jpg



Kết quả kiểm tra

Tất cả các ứng viên đều dễ dàng đáp ứng các yêu cầu tối thiểu cho chứng chỉ AV-Test. Tám sản phẩm đạt 18 điểm lần này – chiếm hơn 1/3.

Gồm: Microsoft Defender Antivirus (trước đây là Windows Defender), được cài đặt sẵn dưới dạng mặc định trong Windows 10. Tám sản phẩm khác xếp sau và chỉ thấp hơn 0.5 điểm. 16 giải pháp bảo vệ nhận được xếp hạng AV-Test “Sản phẩm hàng đầu” - tức là hơn 2/3 trường thử nghiệm. Vì vậy, kết quả vẫn đáng tin cậy. Chỉ cuối bảng kết quả thì hiệu suất mới giảm đi đáng kể.

Trong thử nghiệm, 14 giải pháp chống virus đạt được 6 điểm đầy đủ về “Khả năng bảo vệ”. Phần lớn các sản phẩm cung cấp khả năng phát hiện phần mềm độc hại từ "Tốt" đến "Rất tốt". Chỉ có Cylance, Heimdal Security Thor, PC Matic, Microworld eScan và K7 TotalSecurity là không theo kịp.


Làm chậm máy tính?

AV-Test đã kiểm tra tác động của phầm mềm diệt virus (lên hiệu suất) trên PC có cấu hình tiêu chuẩn và PC cấu hình cao cấp. Thông thường, sự khác biệt giữa hai loại cấu hình có thể so sánh được, nhưng hầu như không đáng kể trong thực tế.

Chỉ duy Malwarebytes là xuất hiện sự khác biệt rõ ràng: Khi cài đặt các phần mềm phổ biến trên PC cấu hình tiêu chuẩn thì có thể mất nhiều thời gian cài đặt hơn gấp đôi (+118 %) so với khi chưa cài AV. Trên các PC mạnh, con số này hẳn giảm đi (+ 47 %).
Heimdal và Microsoft Windows Defender tác động đồng đều hơn và thiếu rõ ràng hơn (30 đến 35 %).
ESET lại có một con số đáng chú ý với tác động làm chậm là hơn 33%, đặc biệt với máy cấu hình yếu.
Norton thì làm chậm phần cứng dưới 25%.
Total AV và anh chị em của nó Avast và AVG ảnh hưởng lên hầu hết các website phổ biến nhất, theo sau là Bitdefender và ESET .

Hầu hết các AV đều ẩn dưới nền khi thực hiện việc "Tải xuống" (download). Khi cài đặt các phần mềm thông thường, gần như chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra được sự tác động. Malwarebytes gây tác động mạnh nhất ở hạng mục này, đặc biệt khi khởi chạy phần mềm (hợp pháp).
Copy file cục bộ hoặc trong hệ thống mạng hầu như không làm giảm tốc độ, bao gồm Avira.


Cảnh báo giả

Trong hạng mục “Khả năng sử dụng” (số lần cảnh báo giả), Cylance Smart Antivirus được xác nhận có kết quả kém hơn kết quả của lần thử nghiệm trước đó. Lần này, với 272 chẩn đoán sai thì hầu như tất cả các trường hợp cảnh báo giả đều xảy ra khi quét toàn bộ hệ thống.
Suốt một thời gian dài, PC Matic (trước đây là PC Pitstop) thường bị chú ý bởi các cảnh báo giả, lần chẩn đoán này nhầm 21 trường hợp.
Malwarebytes chạy theo sau với 11 kết quả sai.
Avira, McAfee, Norton, Trend Micro và Vipre cho thấy tất cả các bài kiểm thử có thể hoàn thành mà không đưa ra cảnh báo giả.

Mặc dù không một phần mềm nào đưa ra cảnh báo giả khi lướt web, nhưng nhiều ứng viên đã cảnh báo sai ít nhất một lần trong khi quét tổng thể hệ thống.
Tỷ lệ lỗi của hầu hết các sản phẩm đều ở mức giới hạn có thể chấp nhận được hoặc là thấp hơn (tính toán dựa trên quá trình quét thực tế, các phần mềm đã phải kiểm tra hơn 1.000.000 file sạch)


Kết luận

Không có chiến thắng rõ ràng nhưng đã có ba thua cuộc rõ ràng trong bài kiểm thử, những đại diện cho nhóm “Phần mềm diệt virus tân tiến” (NGAV), những kẻ không thể giữ lời quảng cáo của họ và xếp chót bảng.

Cách tiếp cận trong việc tiêu diệt virus mà không có signature (thường thấy) vẫn chưa thuyết phục. Các nhà phát triển phần mềm diệt virus kinh nghiệm đã kết hợp tất cả các phương pháp phát hiện phần mềm độc hại tinh vi và đem lại hiệu quả cao khi làm vậy.

Thứ tự xếp hạng trong bài kiểm tra này đơn giản chỉ là một snap-shot (về toàn cảnh?).

Bảng kết quả sắp xếp các AV tính theo cột cuối cùng trong bảng.

Trong khi AV-Test đánh giá cả ba loại như nhau (cột áp chót), chúng tôi nhấn mạnh nhiều hơn vào hiệu quả bảo vệ (60 %).

Chỉ những phần mềm diệt virus có khả năng bảo vệ tốt mới có thể tăng hai hạng trong bài kiểm thử này.


u5OTYZ7.png



Theo PCwelt.de
 
Sửa lần cuối:

hishiroo

Búa Gỗ Đôi
Norton lifelock ko thấy test nhĩ :v À đâu. ảnh đầu tiên thì có mà ảnh cuối lại là cái khác . :v
Mình có tìm được 1 bảng xếp hạng khác
ahnlab V3 Internet Security 9.0 là anti mới mà có vẻ mạnh ghê :v
 
Sửa lần cuối:

GloryVNz

Rìu Sắt Đôi
Đã cập nhật lại ảnh kết quả test ở cuối trang. Mở nhiều tab lại tối nên lẫn sang kết quả AV cho doanh nghiệp. Xin cảm ơn. :D
 

moitinhdaukiss

Rìu Chiến Bạc Chấm
AhnLab V3 Internet Security bản 9.0 ai có link download không, lúc trước có dùng bản 8.0 rồi nói chung cũng ok, giờ tìm hoài link bản 9 mà không thấy.
 


Top