Ảnh độc xây đập Tam Hiệp Trung Quốc | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Ảnh độc xây đập Tam Hiệp Trung Quốc

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm


Minh Nhật | 19/07/2020 12:59 báo điện tử soha

Ảnh độc thời dốc cạn sức xây đập Tam Hiệp Trung Quốc muốn giấu cả thế giới


Đập Tam Hiệp - dự án thủy điện lớn nhất thế giới gần đây thu hút sự chú ý của dư luận thế giới vì nguy cơ vỡ đập giữa bối cảnh mưa lũ dữ dội, triền miên ở Trung Quốc.



Ảnh độc thời dốc cạn sức xây đập Tam Hiệp Trung Quốc muốn giấu cả thế giới - Ảnh 1.
Trong ảnh, một công nhân đứng trước đập chính của Dự án đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử ở Yichang, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 29/8/2002. Tôn Trung Sơn - lãnh đạo đầu tiên của Quốc dân đảng Trung Quốc chính là người đầu tiên đưa ra ý tưởng xây dựng đập Tam Hiệp từ những năm 1919. Tuy nhiên, vì có quá nhiều vấn đề, dự án xây dựng đập Tam Hiệp đã bị trì hoãn gần 40 năm.
Ảnh độc thời dốc cạn sức xây đập Tam Hiệp Trung Quốc muốn giấu cả thế giới - Ảnh 2.
Mãi đến năm 1992, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng mới thuyết phục được Quốc hội Trung Quốc thông qua dự án, nhưng cũng có đến gần 1/3 đại biểu phản đối hoặc không bỏ phiếu - điều ít thấy trên chính trường Trung Quốc. Trong ảnh, một tòa nhà bị phá hủy để nhường chỗ cho dự án đập Tam Hiệp ở quận Kaixian phía tây nam thành phố Trùng Khánh của Trung Quốc ngày 14/11/2007.
Ảnh độc thời dốc cạn sức xây đập Tam Hiệp Trung Quốc muốn giấu cả thế giới - Ảnh 3.
Trong suốt quá trình xây dựng, đập Tam Hiệp liên tiếp dính thêm nhiều bê bối về chi phí tăng vọt, tham nhũng chính trị và các vấn đề tái định cư khiến tiến độ dự án bị chậm lại và đôi khi bị đình trệ. Trong ảnh, một tòa nhà cao tầng ở thành phố Fengjie cũ của Trung Quốc bị giật sập bằng thuốc nổ ngày 4/11/2002. Tất cả các tòa nhà trong thành phố hơn 1.000 năm tuổi này đều bị phá hủy trước khi TP bị nhấn chìm trong hồ chứa của dự án đập Tam Hiệp.
Ảnh độc thời dốc cạn sức xây đập Tam Hiệp Trung Quốc muốn giấu cả thế giới - Ảnh 4.
Đập Tam Hiệp dài khoảng 2,3km và cao 185m, lớn gấp 5 lần so với đập Hoover của Mỹ. Để xây dựng con đập, người ta phải sử dụng khoảng 27,2 triệu m3 bêtông (chủ yếu cho thành đập), 463.000 tấn thép (đủ xây 63 tháp Eiffel), đào 102,6 triệu m3 đất.
Ảnh độc thời dốc cạn sức xây đập Tam Hiệp Trung Quốc muốn giấu cả thế giới - Ảnh 5.
Các chuyên gia cũng phải sử dụng khoảng 200 tấn thuốc nổ để phá hủy đê ngăn nước Tam Hiệp cuối cùng - một cấu trúc tạm để công nhân hoàn thành bức tường chính khổng lồ của đập Tam Hiệp. Vụ nổ này tạo ra khoảng 186.000 mét khối gạch vụn, theo National Geographic. Trong ảnh, người dân địa phương ngồi và đứng trên đống gạch vụn từng là nhà của họ nhưng giờ đây đã bị phá hủy để nhường đất cho hồ chứa đập Tam Hiệp ngày 12/6/2003.
Ảnh độc thời dốc cạn sức xây đập Tam Hiệp Trung Quốc muốn giấu cả thế giới - Ảnh 6.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, hơn 100 công nhân đã thiệt mạng trong suốt quá trình xây dựng con đập khổng lồ.
Ảnh độc thời dốc cạn sức xây đập Tam Hiệp Trung Quốc muốn giấu cả thế giới - Ảnh 7.
Những người di dân cuối cùng từ các khu vực gần hồ chứa đập Tam Hiệp ở tỉnh An Huy, Trung Quốc ngày 27/8/2004. Ước tính, khoảng 1,3 triệu người đã phải tái định cư vì dự án đập Tam Hiệp khổng lồ.
Ảnh độc thời dốc cạn sức xây đập Tam Hiệp Trung Quốc muốn giấu cả thế giới - Ảnh 8.
Hàng chục địa điểm kiến trúc và văn hóa cũng bị ngập sâu trong hồ chứa nước đập Tam Hiệp. Trong số các di tích này, đáng chú ý nhất là di tích của nhóm người cổ sống trong khu vực này khoảng 4.000 năm trước.
Ảnh độc thời dốc cạn sức xây đập Tam Hiệp Trung Quốc muốn giấu cả thế giới - Ảnh 9.
Nhóm công nhân nhìn qua một đường ống nước khổng lồ tại công trường xây dựng Dự án đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử ở Yichang, tỉnh Hồ Bắc ngày 29/8/2002. Các báo cáo chính thức cho biết, ngân sách xây dựng đập Tam Hiệp ở mức 25 tỷ USD. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng, chi phí thực tế có thể cao hơn nhiều so với con số công bố. Con số ước tính được cho là rơi vào khoảng 75 tỷ USD (không kể các khoản tham nhũng, các tổn thất trong hủy diệt đất trồng trọt, tái định cư và tổn thất môi trường...).
Ảnh độc thời dốc cạn sức xây đập Tam Hiệp Trung Quốc muốn giấu cả thế giới - Ảnh 10.
Lính Trung Quốc tuần tra khu vực đập Tam Hiệp ngày 26/4/2005.
Ảnh độc thời dốc cạn sức xây đập Tam Hiệp Trung Quốc muốn giấu cả thế giới - Ảnh 11.
Các trụ bê tông nhô ra khỏi mặt nước tại đập Tam Hiệp nằm ở phía tây bắc thành phố Yichang thuộc tỉnh Hồ Bắc miền trung Trung Quốc ngày 6 /11/2007. Xói mòn hồ chứa đã gây ra lở đất và thậm chí đe dọa một trong những ngành ngư nghiệp lớn nhất thế giới. Con đập quá lớn đến nỗi nó đã tạo ra một vi khí hậu đe dọa hệ sinh thái của khu vực.
Ảnh độc thời dốc cạn sức xây đập Tam Hiệp Trung Quốc muốn giấu cả thế giới - Ảnh 12.
Một cặp vợ chồng già đứng ở ngưỡng cửa ngôi nhà cũ nát của họ ở làng Qianjiangping nằm dọc theo một nhánh của sông Dương Tử ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc ngày 5/11/2007. Ngôi nhà đã xuất hiện những vết nứt lớn trên các bức tường do bị ảnh hưởng bởi quá trình xây dựng đập Tam Hiệp.
Ảnh độc thời dốc cạn sức xây đập Tam Hiệp Trung Quốc muốn giấu cả thế giới - Ảnh 13.
Một cụ ông kéo xe chở đồ đạc rời nhà ra đi sau khi ngôi nhà của ông ở quận Kaixian thuộc Trùng Khánh phía tây nam của Trung Quốc bị phá hủy để nhường chỗ cho dự án đập Tam Hiệp ngày 14/11/2007.
Ảnh độc thời dốc cạn sức xây đập Tam Hiệp Trung Quốc muốn giấu cả thế giới - Ảnh 14.
Các kỹ sư và du khách nhìn ngắm cánh quạt khổng lồ của máy phát điện đầu tiên của đập Tam Hiệp ngày 18/5/2006. Đập Tam Hiệp được thiết kế để phục vụ ba mục đích chính là kiểm soát lũ ở Trung Quốc, sản xuất thủy điện và cải thiện giao thông đường thủy. Tuy nhiên, trong bối cảnh mưa lũ ngày càng nghiêm trọng hiện nay ở Trung Quốc, nhiều người dân nghi ngờ lũ lụt là kết quả việc con đập lớn nhất thế giới bí mật xả lũ để giảm áp lực cho cấu trúc đập và cuối cùng dân là người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.
 

GoldChick

Búa Gỗ
đối với mình vĩ đại thì không thấy nhưng ảnh hưởng môi trường thì thấy rất rõ :)
Cái gì cũng có giá của nó thôi bác. Số vốn bỏ ra lớn, rồi ảnh hưởng môi trường nhưng bù lại họ được một nhà máy điện có công suất lớn nhất thế giới, bằng hàng chục nhà máy nhiệt điện than công lại.
Mà điện là cốt lõi của nền kinh tế, công nghiệp muốn phát triển thì ngành điện lực phải cung cấp đủ đã. Như nước ta 10-20 năm nữa cần thêm rất nhiều điện mà sản lượng tăng lên hàng năm còn quá chậm, cứ xây nhiệt điện thì ô nhiễm, mà điện hạt nhân thì không biết phải chờ đến ngày tháng nào!
 

mrdaohai

Búa Gỗ
Cái gì cũng có giá của nó thôi bác. Số vốn bỏ ra lớn, rồi ảnh hưởng môi trường nhưng bù lại họ được một nhà máy điện có công suất lớn nhất thế giới, bằng hàng chục nhà máy nhiệt điện than công lại.
Mà điện là cốt lõi của nền kinh tế, công nghiệp muốn phát triển thì ngành điện lực phải cung cấp đủ đã. Như nước ta 10-20 năm nữa cần thêm rất nhiều điện mà sản lượng tăng lên hàng năm còn quá chậm, cứ xây nhiệt điện thì ô nhiễm, mà điện hạt nhân thì không biết phải chờ đến ngày tháng nào!
Lợi ích mang lại thì tất nhiên là có nhưng hiện tại các quốc gia phát triển (châu âu) đã bắt đầu cho hủy bỏ các thủy điện rồi . thiết nghĩ đã đến lúc nên tìm 1 hướng đi khác thôi bác. còn nước mình thì vẫn đang loay hoay
 

GoldChick

Búa Gỗ
Lợi ích mang lại thì tất nhiên là có nhưng hiện tại các quốc gia phát triển (châu âu) đã bắt đầu cho hủy bỏ các thủy điện rồi . thiết nghĩ đã đến lúc nên tìm 1 hướng đi khác thôi bác. còn nước mình thì vẫn đang loay hoay
Năng lượng tái tạo như gió hay mặt trời đang là xu hướng, cơ mà suất đầu tư rất cao, dùng cái đó thì dân k chịu dc giá điện đâu. Còn chỉ có làm vài cái nhà máy hạt nhân công suất lớn thì có vẻ khả thi nhất, cái chính cuối cùng vẫn làn cần vốn. Xưa có cái Ninh Thuận đang ngon thì các bố dẹp đi, giờ lại có kế hoạch mở lại, nghĩ thấy chán
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Năng lượng tái tạo như gió hay mặt trời đang là xu hướng, cơ mà suất đầu tư rất cao, dùng cái đó thì dân k chịu dc giá điện đâu. Còn chỉ có làm vài cái nhà máy hạt nhân công suất lớn thì có vẻ khả thi nhất, cái chính cuối cùng vẫn làn cần vốn. Xưa có cái Ninh Thuận đang ngon thì các bố dẹp đi, giờ lại có kế hoạch mở lại, nghĩ thấy chán
Ko hiểu sao bạn lại cho là sản xuất điện = hạt nhân là tốt .
Hủy bỏ dự án Ninh Thuận là sự sáng suốt , nếu nói về công nghiệp thì VN ko thể sánh với Trung Quốc .
Vậy mà Trung Quốc đâu có ngu đâm đầu vào chỗ chết
 

tan3n

Búa Gỗ
A trung của thì ghê rồi cái gì cũng muốn top. Mấy a cứ chửi tàu cộng, nhưng với mình trung của chế độ nào thì nó cũng giống nhau thôi. Bởi vì bản chất nó thế rồi. Nhưng k phủ nhận nó rất giỏi + tham vọng vô đáy...nó mà mạnh nữa thì thế giới sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu nhất là với VN.
 

ATOM728

Búa Gỗ
Ko hiểu sao bạn lại cho là sản xuất điện = hạt nhân là tốt .
Hủy bỏ dự án Ninh Thuận là sự sáng suốt , nếu nói về công nghiệp thì VN ko thể sánh với Trung Quốc .
Vậy mà Trung Quốc đâu có ngu đâm đầu vào chỗ chết
E thấy mấy bác bảo muốn rèn được kiếm tốt, ngoài có thợ giỏi, nguyên liệu tốt thì cần có cái "lò rèn" để mà luyện đồ. Giờ đánh nhau người ta toàn mang kiếm với đao sáng choé, áo giáp sắt toàn thân, nhìn mà sợ. Mình mang áo giáp bằng rơm ra khè, gậy gỗ ra đánh e k lại được...
1595930369739.png
 
Sửa lần cuối:


Top