159 tập truyện Dũng sĩ HESMAN (tự hào là fan cứng) | Page 5 | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

159 tập truyện Dũng sĩ HESMAN (tự hào là fan cứng)

copcoi

Búa Gỗ Đôi
hixhix 1 thời xa vắng
xin 1 viên vạch bác quăng vào box với ạ
 

lamdainhan10

Búa Gỗ
Thông qua sự kiện họa sĩ Hùng Lân tái bản lại bộ truyện tranh Dũng Sĩ Hesman, chúng ta hãy cùng nhìn lại chặng đường phát triển cùng những giá trị mà bộ truyện tranh Việt này đã để lại cho độc giả nước nhà.

5-1409385260438.jpg

Là một trong những bộ truyện tranh đầu tiên trong lịch sử của Việt Nam

Nhắc đến truyện tranh Việt Nam thì có lẽ đa phần độc giả nước nhà đều có thể kể ngay ra một vài cái tên nổi tiếng và tất nhiên trong số đó không bao giờ có thể thiếu được Dũng Sĩ Hesman. Truyện được cho ra đời vào đầu những năm 90 khi mà thị trường truyện tranh dành cho thiếu nhi tại Việt Nam vẫn còn đang có khá ít tác phẩm.
Thời kì huy hoàng của Dũng Sĩ Hesman cứ thế kéo dài suốt những năm đầu ra mắt và chỉ bị ảnh hưởng khi mà truyện tranh ngoại nhập, đặc biệt là manga Nhật bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam với bộ truyện tranh tiên phong là Doraemon.

Nét vẽ riêng biệt, không bị ảnh hưởng nhiều của Manga

Được sáng tác trong quãng thời gian khi mà truyện tranh Nhật Bản chưa tràn ngập trên thị trường Việt Nam nên Dũng Sĩ Hesman có lợi thế hơn khá nhiều so với các bộ truyện tranh của các họa sĩ trẻ hiện nay khi mà truyện không bị ảnh hưởng nhiều từ phong cách vẽ của Manga Nhật.
Có thể thấy rằng hình ảnh các nhân vật, khung cảnh được vẽ với phong cách riêng biệt chứ không mang tính cách điệu nhiều như trong một số tác phẩm truyện tranh Việt Nam hiện nay. Tất nhiên, do được sáng tác vào thời kì khi mà kĩ thuật chưa phát triển và cũng như họa sĩ Hùng Lân đã chia sẻ là do thực hiện gấp rút nên các nét vẽ vẫn còn khá thô sơ và chưa hoàn thiện như những tác phẩm ngày nay.

4-1409385260434.jpg

Cốt truyện phong phú, đa dạng

Nhiều khán giả cho rằng không thể coi Dũng Sĩ Hesman là một bộ truyện tranh Thuần Việt bởi lẽ tác giả đã phóng tác nên truyện từ bộ phim hoạt hình Voltron - Defender of the Universe. Tuy nhiên, ý kiến này hoàn toàn sai lầm bởi lẽ tuy được phóng tác theo bộ phim hoạt hình này nhưng họa sĩ Hùng Lân đã đưa đến cho người xem thêm những câu chuyện hoàn toàn mới cùng dàn nhân vật thêm lên tới hàng chục người.
Nhờ sự sáng tạo của mình mà chỉ từ 4 tập phim hoạt hình ban đầu của Voltron - Defender of the Universe, họa sĩ Hùng Lân đã sáng tác thêm tới 155 tập truyện tranh khác, đưa độ dài của bộ Dũng Sĩ Hesman lên tới 159 tập. Vì vậy, dù cho truyện được phóng tác từ một bộ phim hoạt hình Nhật Bản, chúng ta vẫn có thể coi đây là một tác phẩm mang đậm chất Việt Nam.

Lượng xuất bản cực cao

Khi nhắc đến Dũng Sĩ Hesman, chắc chắn những độc giả thuộc thế hệ 8x và 9x đời đầu sẽ phải thốt lên rằng: "Ôi, ngày xưa mình đọc truyện này suốt". Tất nhiên, độ phổ biến của Dũng Sĩ Hesman vào thời kì đầu những năm 90 là không thể phủ nhận khi mà lượng xuất bản của truyện có lúc đã đạt tới 160,000 bản cho một tập.
Con số này thực sự quá lớn và là một niềm mơ ước của tất cả những họa sĩ trẻ hiện nay. Theo chí sẻ của một họa sĩ trẻ trong nghề thì lượng xuất bản lên tới vài chục nghìn đã là một sự thành công đối với người họa sĩ rồi, vậy mà Dũng Sĩ Hesman còn đạt tới 160,000 bản vào thời kì đó thì quả thực là quá sức thành công.

2-1409385260428.jpg



No quote
gui cho mình với
 

phuchau372

Gà con
hồi xưa mình chuyên gia mượn xem ké, vừa đọc vừa ăn cơm , sau này có thêm phim hoạt hình
 
Cho mình xin link với: [email protected]
Thanks!
 

vteen2005

Gà con
Ngày bé mình được mẹ mua cho con robot dũng sĩ hesman này, tay chân có thể tháo rời thành mấy con thú, nhớ đâu tầm khoản năm 1998.
 


Top